Những hỏa mù trong canh bạc

Posted on Tháng Bảy 6, 2012 by 

TS Alan Phan – Gần đây tôi từ chối không nhận làm diễn giả cho nhiều hội thảo về tài chánh hay kinh tế vì tôi nghĩ rằng các thân hữu trong đám khán thính giả có lẽ biết nhiều hơn tôi về thực trạng hàng ngày của nền kinh tế xứ này. Họ phải đối diện với sự thật và phải tìm giải pháp cụ thể cho cá nhân, nhân viên và khách hàng; vài lý thuyết hay vài câu khích lệ không giúp họ được gì. Trong khi đó, đám chuyên gia trên tháp ngà như tôi thì lại tùy thuộc vào những số liệu vô cùng mâu thuẫn của nhiều cơ quan công và tư để phân tích và tìm kết luận. Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.

Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6% . Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.

Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.

Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?

Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay.

clip_image002Khi Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve) in tiền để cứu viện qua các gói QE 1, QE 2 hay Twist, họ phải được sự chấp thuận của Quốc hội qua những cuộc điều trần trực tiếp chiếu trên các mạng truyền thông đại chúng. Ngược lại, tôi có cảm giác là các quan chức và chuyên gia VN cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý. Càng nhiều phân tích bình luận, càng dễ làm người quan tâm lạc lối và cuối cùng quay qua đọc các bài hay các hình ảnh về siêu sao hay đại gia, dễ hiểu hơn.

Một cách giữ niềm tin khác cho khách hàng (người dân, nhà đầu tư nội ngoại, cơ quan thẩm định, các mạng truyền thông…) là sự thẳng thắn trả lời những tin đồn và đưa ra bằng chứng về sự sai lầm của những tin đồn này. Nếu tin đồn đúng thì phải công nhận và đưa ra các giải pháp cụ thể cho công chúng tường tận. Giấu diếm che đậy chỉ làm tin đồn lạm phát và tiếng nói chánh thức của nhà nước bị nghi ngờ và chế diễu.

Hiện nay, tin đồn lớn nhất trong giới tài chánh là dư nợ nhiều ngân hàng phần lớn là cho các công ty con của các cổ đông lớn vay. Số nợ của một vài cá nhân còn cao hơn dư nợ của nhiều ngân hàng nhỏ và khi NHNN chi viện, tiêu chí nào đã được dùng để bơm tiền?

Bất cứ ai truy tìm trên Net cũng đều biết về các tin đồn này. Một cuộc họp báo về các tin đồn sẽ gây dựng niềm tin nơi công chúng nhiều hơn là các cuộc điều trần tại quốc hội.

Do đó, khi các bạn BCA hỏi tôi về tình hình hiện tại hay dự đoán tương lai về nền kinh tế này, hay về các tin đồn trên mạng, tôi im lặng vì thực sự tôi không “biết” hay “đoán” được gì. Nếu đây là ý định của những vị lãnh đạo và nhóm lợi ích, thì các hỏa mù họ tung ra đã thành công. Kế hoạch nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả.

Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.

A. P.

Nguồn: gocnhinalan.com

14 comments on “Những hỏa mù trong canh bạc

  1. hay 1 bài viết dễ hiểu , không cần kiến thức hàn lâm cũng có thể hiểu hết giá trị bài viết .

  2. Trích:…”Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6% …”

    Có 2 thắc mắc:
    1/. Những gì ông TĐ nói có đúng sự thật hay không?
    2/. Có số liệu, chứng từ đối chiếu không?
    Ông ta nên kiểm tra lại và theo dõi 1 cách chính xác số liệu hơn…

  3. Kết luận của TS Alan Phan rất chính xác cho tình hình hiện nay.
    “Kế hoạch nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả.
    Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.”

    Kinh tế suy thoái, bọn mafia tài chánh đang tiếp tục thâu tóm, người nghèo ngày càng khốn khó, thành phần trung lưu cũng không thoát, một số đã nhập vào đội ngũ nghèo, trộm cắp bắt đầu tăng.

  4. Pháp luật là phải có bằng chứng và nguồn căn. Nếu anh nói tôi sai thì anh phải chứng minh được tôi làm sai cái gì?
    Dựa vào cái gì anh nói tôi sai?
    Tại sao sai và sai như thế nào?

  5. Người dân hiện nay rất cực khổ, đời sống cơ cực…để làm ra hạt gạo, chén cơm cho các vị ăn, còn phải cong lưng đóng thuế trả nợ nước ngoài và trả lương cho các vị. Mong là các vị nên biết suy nghĩ, biết xót cho những đồng tiền xương máu, mồ hôi nước mắt của dân.
    Là lãnh đạo, nên trừng trị những kẻ làm sai, tham nhũng, lãng phí tiền của công…
    Còn những món nợ xấu nên truy ra:
    Tại sao lại có những món nợ xấu đó?
    Nợ xấu là không thể thu lại được thì phải có chứng cứ chứng minh nguồn tiền đó?…

  6. Quan trọng là ai mua nợ xấu? Mua rồi sẽ xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm và truy thu rõ ràng, cụ thể…?

    Sửa tất.
    Nếu giám đốc Eximbank Nguyễn Mạnh Triều làm bậy, cắt mạng kế toán, gian lận phân công, sổ sách…ép tôi nhận tội thay, ỷ có mối quan hệ với thủ tướng mà không có đạo đức nghề nghiệp. Nếu họ đã cắt mạng của kế toán để sửa chứng từ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, cho vay mở L/C…ở Việt Nam thì nên sửa luôn chứng từ L/C ở các ngân hàng nước ngoài luôn.
    Hành động làm bậy này đã không thực hiện thì thôi, nếu đã thực hiện thì phải triệt để. Nếu sửa ở Eximbank thì vẫn còn chứng từ ở nơi khác, như thế không có tác dụng gì đáng kể. Phải có hành động thống nhất cả nước…Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Sửa hết chứng từ cho vay trong nước ta thì L/C ở các ngân hàng trên thế giới còn lưu trữ rất nhiều. Phải sửa tất cả L/C cho vay thủy sản thế giới. Sửa tất. Nếu không, khi CIA quốc tế điều tra ra. Khi họ đến Việt Nam , khi họ hỏi đến chứng từ L/C thì ông Nguyễn Mạnh Triều sẽ nhìn họ không đối đáp được. Thật là nực cười và nan giải quá phải không???
    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/879339/index

  7. “Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.”Tôi thích thái độ thẳng thắn này của tiến sĩ Alan.Một bài báo như này có sức mạnh ngàn cân .

    • ““Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.”Tôi thích thái độ thẳng thắn này của tiến sĩ Alan”. Tôi không cho thái độ im lặng là thái độ hợp thời. Tôi không thích thái độ im lặng cách thụ động như vậy. Im lặng là đồng lõa với tội ác. Im lặng làm cho chiến dịch tung hỏa mù rồi thâu tóm của mafia tài chánh mà đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng thông qua Nguyễn Kim Phượng, Bầu Kiên.. đúng như CXN đã tố cáo sớm thành công.
      Tôi thích sự bộc trực của CXN cũng như sự thẳng thắn của T/S Alan như bài viết này.
      Khi thằng cộng sản nói láo, hay nói nửa sự thật, mà mình biết rõ nó nói láo, hay biết rõ nửa phần sự thật kia, thì phải nói lên sự hiểu biết của mình để tỉnh thức công luận và để chặn đứng âm mưu phá hoại của bọn trùm tham nhũng và tư bản đỏ này. Cũng như khi cộng sản tung hỏa mù thì các chuyên gia, các nhà kinh tế phải nói cho công luận hiểu là nói đang tung hỏa mù để bàn dân thiên hạ chớ có tin. Thí dụ như vụ tung những dữ kiện tài chánh rác này, hay vụ Con Đường Việt Nam. Chính nhờ báo động kịp thời của CXN và của T/S Lan mà người dân mới biết. Uy tín của quí vị đã cảnh giác công luận phải dè dặt để không đi vào cạm bẫy của những kẻ tung hỏa mù này.
      Những bài tiên liệu về DN bị phá sản, về BĐS, của CXN đã giúp rất nhiều người thoát được nợ nần hay không bị tán gia bại sản.
      Rất may là bàn cờ sắp kết thúc với hồi kết 9/13. Điều quan trọng là phải đưa những tên đầu sỏ như NTD, NKP ra tòa, đòi lại số tiền chúng đã dùng thủ đoạn rút ruột của quốc gia. Đây là việc làm mà các quan tòa cần tới kiến thức kinh tế của các chuyên gia như T/s Alan hay CXN.

Bình luận về bài viết này