CXN_071612_1645_Tại sao NH giấu nợ xấu và TGD từ chức NH này qua làm TGĐ NH khác

Châu Xuân Nguyễn
Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi sẽ kể một câu chuyện một anh đi đẩy xe bán hủ tiếu lóc cóc. Mỗi ngày, anh đẩy xe ra bán, dự trù 100 tô @ 10 ngàn/tô, ngày nào bán được, hết vèo 100 tô, thu về 1 triệu, trừ chi phí, lãi 300 ngàn. Ngày nào mưa, bán 30 tô, thâu vào 300 ngàn, hủ tiếu thiu, đổ đi…sau khi trừ chi phí, lỗ 50 ngàn. Đó là rủi ro trong kinh doanh.
Với nhà băng, hôm nay họ cho vay 200 khách hàng, mỗi người 1 tỉ là 200 tỉ trong thời hạn 24 tháng. Khi tới ngày tính lợi nhuận nhà băng, họ tính luôn tiền lãi thu được tới thời điểm đó và tiền vốn cho vay. Từ đó mới phân chia lợi nhuận cho cổ đông, thưởng phong bì mập ú cho TGD (TGD Techcom bank, Vinh vừ từ chức tháng 5.2012 với lương và thưởng 2 triệu usd/năm).
Nhưng họ không tính rủi ro kinh doanh đủ, là khi kinh tế khủng hoảng, khoản vay 1 tỉ có thể mất trắng, đó là nợ xấu, đó là phải để một phần lãi ngày hôm nay vào quỹ dự phòng. Tôi nói nhiều về cách tính nợ xấu của Basel III quốc tế so với VN.
Một khoản vay quốc tế 1 tỉ, khi trả tháng đầu 50 triệu (24 kỳ, mỗi kỳ 50 triệu), tháng thứ 2, không trả được, khi trể 3 tháng là toàn số nợ đọng là 950 triệu là nợ xấu.
VN và nhà băng của đỉnh cao trí tuệ càng làm thấp nợ xấu thì chia lời nhanh rồi chạy. Sau tháng thứ 2,3,4 không trả được, thì nợ xấu chỉ là 3 X 50 triệu= 150 triệu thôi. Còn nữa, số 150 triệu này của 200 cty còn phân loại thêm nữa, cty đóng cửa và hấp hối là loại 4, cty không trả nổi bây giờ nhưng với ý kiến chủ quan của nhà băng cho vay thì 12 tháng sau trả được (???) v.v…Vậy thì 150 triệu X 200 (giả sử 200 cty đều chậm trả)= 30 tỉ, sau khi phân loại thì chỉ có 10% là mất trắng, thì nợ xấu theo NH VN là 3 tỉ.
Trong khi đó, 1 NH Úc thì nợ xấu sẽ là 950 triệu X 200 cty= 190 tỉ, không phân loại thêm gì nữa, và NH phải trích dự phòng từ lợi nhuận hay ngay cả lỗ lã cũng phải trích 190 tỉ. Khi nào DN này bắt đầu trả được nợ mới lấy ra khỏi danh sách nợ xấu mà credit (giảm) lại cho dự phòng.
Chính vì vậy dự phòng của quốc tế không tăng đột xuất theo tháng ngày trong thời hạn vay, của VN thì cứ thêm mỗi tháng mỗi nhiều nhưng bất cứ lúc nào, không ai biết là bao nhiêu vì tháng sau, sau nữa sẽ thêm nữa.
NH VN đưa số nợ xấu thấp để họ chia nhau lợi nhuận trước, lấy tiền thưởng, lương rồi từ chúc, qua NH khác làm, đâu ai trừ lương lại được. Còn rủi ro 100 hay 200 ngàn tỉ nợ xấu thì để Nguyễn văn Bình, 3 Dũng không xin phép QH, 90 triệu dân nhưng ngang nhiên lấy trong ngân sách 200 ngàn tỉ, đưa cho AMC mua nợ xấu để giải cứu rủi ro cho NH. Anh bán hủ tiếu thì phải tự chịu rủi ro, rủi ro hoài, mưa nhiều thì vợ con anh ấy chết đói, vậy mà cũng phải đóng thuế để cho có đủ 200 ngàn tỉ trả cho rủi ro của NH. Hết trả nợ cho tập đoàn, Tcty nhà nước thì tới trả nợ cho NH.
Thanh tra nói nợ xấu là 200 ngàn tỉ, tôi nghĩ rằng nếu tính đúng, tính đủ như anh bán hủ tiếu, phải là ít nhất 740 ngàn tỉ, hãy để ý con số này và kiểm chứng cuối năm 2012, lúc đó CS sụp rồi làm sao kiểm chứng nhỉ ???
Melbourne
16.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
—————————————————————
http://www.thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=29815

Nợ xấu tiếp tục gia tăng

Thứ Sáu, 13/07/2012, 09:42 GMT+7 Bản in Email

Phương án thành lập công ty mua bán nợ xấu đang bị hoãn lại, trong khi ngân hàng vẫn lúng túng để tìm cách giải quyết nợ xấu hiện hữu và đối phó với sự gia tăng các khoản nợ xấu mới.

Nợ cũ chưa giảm, nợ mới gia tăng

Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hà Nội cho biết, tính đến cuối tháng 6/2012, nợ xấu trên địa bàn TP. Hà Nội đã lên tới 5,12%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu của cả nước và cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Tại TP.HCM, con số nợ xấu chưa được tiết lộ, song chắc chắn con số này không nhỏ. Bằng chứng là, dù là đầu tàu kinh tế của cả nước, song trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của TP.HCM vẫn âm 0,04%, trong khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tăng 0,756%.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia khẳng định: “Trong 6 tháng đầu năm, nợ xấu của hệ hống ngân hàng tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng lớn. Tình trạng nợ xấu là nguyên nhân trực tiếp làm suy kiệt thanh khoản của nền kinh tế và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng nghiêm trọng”.

Cũng phải nói thêm rằng, con số nợ xấu được công bố hiện nay không nhất quán. Phát biểu trước Quốc hội đầu tháng 6 vừa qua, Thống đốc NHNN khẳng định, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã lên tới 10%. Tuy nhiên, thông tin tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng vừa qua, lãnh đạo NHNN lại cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến cuối tháng 5/2012, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành là 4,47%.

Chưa rõ con số nợ xấu chính xác là bao nhiêu, song các đánh giá gần đây của NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và của các công ty xếp hạng quốc tế đều cho rằng, thực tế tỷ lệ nợ xấu trên dưới 10% và còn tiếp tục gia tăng. “Tình trạng nợ xấu lớn, tiếp tục gia tăng, đã và đang là nguyên nhân gây bất ổn thanh khoản của hệ thống ngân hàng, gây đóng băng tín dụng, buộc các ngân hàng thương mại phải tiếp tục cho vay với lãi suất cao, dù lãi suất đầu vào và lạm phát đã giảm mạnh”, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế thừa nhận, dù NHNN đã có chủ trương xử lý nợ xấu, song các ngân hàng vẫn phải đối diện với thực tế là rất khó thu hồi nợ xấu. Ông Vũ cũng dự báo, nợ xấu còn tăng mạnh từ nay đến cuối năm.

Nhiều cách xử lý nợ xấu

Ý tưởng thành lập công ty mua bán nợ xấu của NHNN có thể sẽ không trở thành hiện thực sau một thời gian bị dư luận xã hội phản biện là công ty này chỉ có lợi cho phía ngân hàng. Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Ngành kế hoạch và đầu tư mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành ngân hàng làm rõ thực chất nợ xấu và xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro, mà không chờ thành lập công ty mua bán nợ.

Có khả năng, phương án chính thức về việc xử lý nợ xấu sẽ được Chính phủ đưa ra trong tháng 8 tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều phương pháp để xử lý nợ xấu, không nhất thiết phải thành lập công ty mua bán nợ xấu.

TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế quốc gia nhận xét: “Có rất nhiều cách xử lý nợ xấu, thành lập công ty mua bán nợ chỉ là một cách làm. Quá trình xử lý nợ xấu phải là tổng hợp các giải pháp đồng bộ,  mua – bán chỉ là một khâu trong đó. Vì vậy, xử lý nợ xấu cần bàn bạc, nghiên cứu kỹ và nên kết hợp các giải pháp khác nhau”.

Về giải pháp cụ thể, ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cho rằng: “Nên nghiên cứu để tận dụng tốt nguồn lực của các thiết chế đã được thành lập như Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Bảo hiểm Tiền gửi để xử lý nợ xấu. Đồng thời, cho phép sự tham gia tích cực hơn của các tổ chức tài chính nước ngoài”. Trong khi đó, nhiều ngân hàng khuyến nghị, để xử lý nợ xấu, các bộ, ngành cần hỗ trợ ngân hàng tốt hơn trong việc xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước và tháo gỡ vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp.

“NHNN cũng cần phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét lại các quy định về giao dịch bảo đảm, giúp ngân hàng thu nợ tốt hơn. Hiện nay, để bán tài sản thế chấp (thường là bất động sản), ngân hàng phải mất 3 – 5 năm, thời gian quá dài khiến ngân hàng gặp khó khăn trong xử lý nợ xấu. Ngoài ra, Chính phủ cần xử lý nhanh hơn nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như Vinashin để doanh nghiệp có niềm tin trong cấp tín dụng”, ông Hàn Ngọc Vũ kiến nghị.

Thùy Liên
Theo Đầu Tư

24 comments on “CXN_071612_1645_Tại sao NH giấu nợ xấu và TGD từ chức NH này qua làm TGĐ NH khác

    • Đâu có mở đường đâu bạn, tụi nó gian dối và chúng nó biết hết, tôi chỉ vạch mặt bọn chúng ra thôi,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen
      Tôi biết khi nào tôi vẻ đường, khi nào không. Nếu tôi ko biết làm thế thì tình hình kinh tế đâu có bet nhè như bây giờ đâu. Tôi chỉ dạy chúng những cái nhỏ thôi, cái lớn thì để tụi nó tự treo cổ tụi nó, bạn đừng lo cho tôi, thanks,

  1. Chỉ có ” đỉnh cao trí tuệ” của loài tập đi bằng 2 chân mới có lối tính nợ như bọn ngân hàng tại VN , chứ tại tại các nước tư sản khác thì không có trình độ tính như vậy đâu .
    Như vậy mới là điều tốt cho dân tộc VN này đó anh Châu . Cho đến khi nợ xấu chất cao như núi , hệ thống ngân hàng sụp đổ toàn bộ rồi sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ đỉnh cao trí tuệ này , nhân dân ta rồi sẽ xây dựng lại từ đầu , xóa sạch mọi tàn tích của ” đỉnh cao trí tuệ” để lại và hòa nhập vào thế giới văn minh .

  2. Vì sao DN dồn dập thay sếp?

    (ĐVO) Liên tiếp những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và các ngân hàng, công ty chứng khoán đua nhau thay lãnh đạo, từ phó tổng giám đốc, tổng giám đốc tới các thành viên, thậm chí cả chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì sao làn sóng thay sếp diễn ra mạnh mẽ vào thời điểm này như vậy?

    http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/baodatviet.vn/Vi-sao-DN-don-dap-thay-sep/8888575.epi

  3. Bây giờ có vay được cứ vay, ai có nợ cứ nợ, đừng trả!
    NH đòi quá thì bảo các bác cứ chuyển nợ của em sang thành nợ xấu đi.
    Ngân hàng nó sụp cái bụp, khỏi trả luôn!
    Miềng thấy ối thằng đang chơi trò đó đó.

  4. Anh Châu đã đưa ra con số cũng gần giống với 1 người bạn lớn của tôi,hơn 30 tỷ USD vì theo tôi được biết,hiện có những doanh nghiệp nợ mất khả năng chi trả lên đến 4000 tỷ nhưng vẫn không thuộc diện nợ xấu.

  5. Nếu làm lãnh đạo có trách nhiệm thì với bằng chứng đầy đủ như thế này, nhất định phải truy cứu!

    Chuyện gì cũng phải có đủ chứng cứ. Hay là chúng ta hãy làm rõ chuyện này đi?
    Nếu cho rằng làm ngân hàng là không cần trách nhiệm thì không còn là ngành ngân hàng nữa!
    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/1013122/index
    Tuy là 1 kế toán, lính lác… quèn ở 1 tỉnh lẻ, cũng phải làm 1 người lính có trách nhiệm nhất.
    Người dân nghĩ rằng nên có 1 bảng đánh giá thiệt hại về trực tiếp và gián tiếp để phát triển sau này…
    Qua bảng đánh giá tài sản và bảng thiệt hại…phải bồi thường tất cả tổn thất cho dân và nhà nước, phải truy thu tất cả các chi phí và phải thu hồi lại được.
    Còn bồi thường cụ thể như thế nào thì nên xem xét lại các bộ Luật của Việt Nam và quốc tế như Luật tố tụng, Luật chống rửa tiền, Quyền con người…
    Người ta nói gì là chuyện của người ta, tôi không quan tâm. Tôi chỉ biết sống đúng đạo lý, không thẹn với lương tâm, không tham lợi mà hại người, ức hiếp kẻ yếu, ganh tỵ người tài…Sở dĩ tôi làm như vậy để dành nước “hậu”, nếu pháp luật Việt Nam chỉ dùng để bảo vệ người có quyền thế và người giàu!
    Bạn thấy đó, nếu chứng từ họ còn sửa được thì chuyện gì họ không dám làm? Bạn có tin tưởng họ ko? Họ chịu sự quản lý của ai? Vì họ là con cháu ông lớn thì tôi có được yên thân không? Do sợ chính quyền sẽ làm khó và hại tôi nên tôi phải dùng đến kế sách này. Nếu họ muốn bị người dân trong nước và thế giới gièm pha thì họ nên đụng đến tôi.
    Do trình độ của bản thân khá cao, người Anh và người Do Thái không thích làm quen với những người có học vấn nông cạn và trình độ giáo dục thấp.
    Họ thường nói: “Người đứng trong đám hoa hồng thường có mùi thơm”. Giao tiếp với người có học vấn uyên thâm, họ có thể thường xuyên thảo luận, học tập lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.
    Người có tầm học vấn uyên thâm, có kiến thức phong phú như anh Châu có tầm mắt quan sát rộng khắp thế giới.
    Còn người mà có học vấn nghèo nàn, kiến thức và năng lực giải quyết vấn đề đều thấp kém hơn người có học vấn uyên bác. Về lâu dài, khó mà đứng vững đôi chân trong các hoạt động kinh doanh…
    Giống như mẹ của Eisenhower, vị tổng thống thứ 34 của Mỹ và Nguyên thủ tướng Ấn Độ Nehru từng nói: “Cuộc đời giống như 1 canh bạc, phải đánh đúng lá bài trong tay mình…”
    Phải biết kết hợp được các lá bài trên tay và đánh đúng từng lá một.
    Tôi chỉ nói đúng sự thật và xây dựng. Làm sai không biết phục thiện, không biết sửa sai thì sẽ không được người khác kính trọng.
    Lạm dụng công vụ, xem thường pháp luật… tội đáng phải xử. Tất cả đồng lõa phải bị trừng trị.
    Việc giám đốc Eximbank Bạc Liêu tự ý rút tiền trong tài khoản của tôi diễn ra trong 1 thời gian dài mà vẫn không thấy xử lý mặc dù tôi có gửi đơn khiếu nại.
    Vậy tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng và công luận xem xét giúp đỡ cho tôi!
    Vấn đề là tự các ông ấy làm nhân chứng vì tôi có ghi âm chứng tỏ các ông ấy đã tự nhận. Còn muốn bưng bít hay dùng thông tin sai sau này thì đó là chuyện của các ông ấy nhưng sự thật vẫn là sự thật cho dù có người cố tình làm sai, 1 tay che hết bầu trời được sao?Giữa ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank và bà Trang Ngọc Yến có mối quan hệ gì?
    Có chứng cứ:ghi âm đối chứng!
    Giữa ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank và bà Trang Ngọc Yến có mối quan hệ gì mà ông ta nhiều lần bao che cho bà ấy:
    – Giấu các biên bản họp làm sai pháp luật, gian lận phân công sổ sách, xúi giục nhân viên làm bậy…
    Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta nói sai sự thật là bất nhân.
    Ỷ thế cậy quyền, lạm dụng quyền lực, lấy uy quyền hiếp người ta nhận tội thay mình, làm cho người ta mất chí khí là bất dũng.
    Án Tử.

    Chỉ có những người không có ăn học nên mới ko biết và làm bừa thôi!

  6. Quảng Bình: Cán bộ ăn trộm băng rôn của nhà thờ?
    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/quang-binh-can-bo-trom-bang-ron-cua-nha.html#.UAOztJEdQ6E

    Mặt Trận đi trước, kẻ cướp theo sau
    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/mat-tran-i-truoc-ke-cuop-theo-sau.html#.UAO0UpEdQ6E

    Chính quyền Hà Nội đấu tố Ls Lê Quốc Quân và Cụ bà Lê Hiền Đức đi biểu tình yêu nước chống Trung Quốc
    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/chinh-quyen-ha-noi-au-to-ls-le-quoc.html#.UAO0mpEdQ6E

  7. Nếu làm lãnh đạo có trách nhiệm thì với bằng chứng đầy đủ như thế này, nhất định phải truy cứu!
    Chuyện gì cũng phải có đủ chứng cứ. Hay là chúng ta hãy làm rõ chuyện này đi?
    Nếu cho rằng làm ngân hàng là không cần trách nhiệm thì không còn là ngành ngân hàng nữa!
    Dân cần 1 câu trả lời hợp lý, nếu không, không có yên với dân đâu!
    Cán bộ là nguồn vốn của nhà nước, nên thay maú nếu ko tốt.

    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/1013122/index

Bình luận về bài viết này