KT* – 563 – 032812 – Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở

Đăng lần đầu: 28.03.2012

Phan Thế Hải

Theo: vpbs

(Lời bình): – Tôi cảnh báo người VN hãy ngưng kinh doanh từ 06.08.2011 (8 tháng nay) vì tôi thấy suy thoái kéo dài 7 năm nên càng rút sớm càng bớt chi tiêu mặt bằng, trả lương NV vật vờ, lương mình thì không có vì thiếu hụt v.v…

Những người kinh doanh không đọc blog tôi, hay đọc mà không nghe lời tôi khuyên thì bây giờ ôm hận, vài trăm triệu hay vài tỉ vnd đã đội nón ra đi.

CXN*_080611_1179_Suy thoái KT sẽ từ cuối 2011 đến cuối 2013, hãy ngưng kinh doanh

Hôm nay, có ai đọc bài này thì tôi kêu gọi một lần nữa, đóng của ngay doanh nghiệp, nếu không càng đổ thêm nợ cho vợ con.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.

ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
28.03.2012

———————————————————————————–

Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở

Để sống qua thời kỳ giông bão, các DN đã phải cắt giảm chi tiêu, tái cơ cấu, sa thải bớt nhân công và nín thở chờ cơn bão đi qua. Cuộc nín thở kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ phải tắt thở.

Bạn tôi có một công ty truyền thông, không lớn lắm nhưng việc làm khá đều, doanh thu mỗi năm dăm chục tỷ. Trừ mọi khoản chi tiêu, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc. Hơn thế, hắn rất bận, không biết vì bận thật hay vì túi tiền rủng rỉnh nên phải tỏ ra bận để nâng tầm quan trọng?

Khi nền kinh tế khó khăn, các DN đều phải tự thích ứng bằng cách cắt dần mọi khoản chi tiêu. Cũng chính vì thế, mới đây, bạn tôi bảo thị trường truyền thông thu hẹp dần, hẹp dần. Các hợp đồng vì thế mà thưa dần, lợi nhuận giảm, không nuôi nổi quân, đành chuyển văn phòng về nhà theo kiểu “home office”. Công ty kiếm được việc thì thuê ngoài theo kiểu “out sourcing”, không kiếm được thì ngồi chơi, xơi nước. Ngồi chơi chán đành phải kiếm trò tiêu sầu, giết thời gian, chờ thị trường ấm lên sẽ hoạt động trở lại.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, con số 50.000 phá sản được công bố mới đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Trong một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán ảm đạm, bất động sản đóng băng, lạm phát tăng cao, trong khi đó lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng mà không dễ gì vay được thì chuyện DN “tắt thở” là điều dễ hiểu. Chính sách lãi suất đã bóp nghẹt khu vực sản xuất, và khuyến kích cách làm ăn chụp giật. Gặp thương vụ nào hời, “đánh quả” xong, rút quân, còn làm ăn chân phương đúng luật thì cầm chắc lỗ.

Để sống qua thời kỳ giông bão đó, các DN đã phải cắt giảm chi tiêu, tái cơ cấu, sa thải bớt nhân công và nín thở chờ cơn bão đi qua. Cuộc nín thở kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ phải tắt thở. Trở lại trường hợp của anh bạn tôi như đã nói ở trên, đã hơn năm nay không phát sinh doanh thu. Cuối năm nộp báo cáo thuế cho đúng thủ tục. Nếu khó khăn kéo dài chắc phải làm đơn xin tạm dừng hoạt động. Doanh nghiệp chưa chết về mặt pháp lý nhưng chết về mặt sinh học.

Tuy nhiên, không phải DN nào khó khăn cùng làm đơn xin dừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần kéo dài, trước sức ép của chủ nợ, đã chọn kế… “chuồn”. Vậy là, các cơ quan quản lý nhà nước như Thuế, Hải quan… chỉ biết rằng có một số lượng DN như thế như thế mất tích, còn cụ thể của việc lặn không sủi tăm đó thế nào? Bao giờ mới nổi lại là việc mà không phải ai cũng biết được.

Theo một nguồn tin không được công khai, đến thời điểm này, số DN phá sản không còn là dăm chục ngàn như chín tháng đầu năm ngoái mà đã vượt qua số 200.000. Con số này cũng phù hợp với nhận định của một số chuyên gia nước ngoài: khoảng hơn 30% các DN Việt Nam đã lâm vào phá sản. Nền kinh tế suy trầm, sức mua giảm, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, hàng ngàn văn phòng, chi nhánh của các DN ở các đô thị lớn bị đóng cửa, công nhân mất việc làm, thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo đó là những ngành công nghiệp liên quan như xi măng, sắt thép, vật liệu nội thất đều giảm.

Điều nghịch lý là trong bối cảnh như vậy của nền kinh tế thì lĩnh vực tín dụng vẫn là mảnh đất màu mỡ, các NH thương mại vẫn ung dung bởi cơ chế lãi suất huy động và cho vay quá hấp dẫn. Hiện tại, với mức huy động vốn bình quân với lãi suất khoảng 14%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay hiện nay, dẫu đã giảm nhưng vẫn ở mức bình quân là 16,23%/năm. Đặc biệt với lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Như vậy, mức chênh lệch giữa huy động và cho vay, thường xuyên lớn hơn 2%. Đây là điều mà chỉ có ở Việt Nam.

Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trên? Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ cho rằng, chính sách tiền tệ của ta vẫn nửa vời. Việc kiểm soát lạm phát chủ yếu là dùng các biện pháp hành chính mà chưa có những biện pháp về tài chính. Chi tiêu công kém hiệu quả, vượt quá khả năng chịu đựng của ngân sách, nguyên nhân chính của lạm phát vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. Chính sách lãi suất vẫn bị một nhóm các NH thương mại chi phối mà chưa có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng theo cơ chế thị trường. Điều này, khiến các DN Việt Nam vẫn phải chịu chi phí giá vốn cao kéo dài.

Về thị trường chứng khoán, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thạc Hoát nhận xét, tuy đã khởi sắc nhưng chưa đủ mạnh để hâm nóng nền kinh tế. Sự suy trầm kéo dài của thị trường bất động sản như một bóng đen đè nặng mà vẫn chưa thấy ánh sáng. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ và NHNN nên có chủ trương tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các DN và có lộ trình đưa lãi suất cho vay trở về mức 11-12%/năm.

Việc thắt chặt tín dụng kéo dài với các DN bất động sản khiến thị trường này không ngóc đầu dậy được. Với Việt Nam, thị trường bất động sản hiện chiếm khoảng 20% GDP, khi thị trường này chưa tan băng thì chưa thể nói đến việc ấm lên của nền kinh tế. Đặc biệt là những khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang có nguy cơ biến thành nợ… thối nếu thị trường này không được phục hồi, hậu quả lúc đó sẽ lớn hơn nhiều.

Một chuyên gia trong ngành bất động sản cho rằng, đã đến lúc Chính phủ nên nới lỏng cho vay với thị trường bất động sản. Đặc biệt là nên cho người tiêu dùng vay vốn với lãi suất ưu đãi để người dân mua căn hộ đầu tiên, đây là biện pháp vừa có tác dụng kích cầu thị trường, vừa có ý nghĩa dân sinh.

Một số chính sách khác cũng cần được hoàn thiện như thông qua đề án thành lập quỹ phát triển nhà ở và quỹ đầu tư BĐS, quỹ tín thác BĐS nhằm tạo được nhiều kênh huy động vốn cung ứng cho thị trường BĐS. Cùng với đó là những sửa đổi căn bản về luật đất đai để quyền sở hữu đất đai được trao cho người chủ thực sự chứ không còn là những khoảng trống chủ quyền mênh mông để một số quan chức vô lương tâm có thể lấn chiếm một cách tuỳ tiện.

Doanh nghiệp là người lính tiên phong trên mặt trận kinh tế, hơn một phần ba số đó đã bị khai tử vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự thương vong nào cũng để lại nỗi đau và hậu quả khôn lường. Những chính sách tích cực đang được trông đợi vực dậy nền kinh tế.

Phan Thế Hải
Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

Bình luận về bài viết này