CXN*_112411_1317_Bằng cách nào giảm thiểu ảnh hưởng của những Nhóm Lợi Ích

(Đăng lại, lần đầu 24.11.2011)

Châu Xuân Nguyễn

Chúng ta ai cũng biết nhóm lợi ích (NLI) là những ai, chúng lộ thật rõ bộ mặt của chúng khi suy thoái đang hoành hành đất nước này vì sự bất tài của lãnh đạo.

Khi CP siết tín dụng, NLI BĐS mặc dù lãi hơn 60% doanh thu (như bầu Đúc tùng thú nhận) đã dùng tiền và thế lực vận động nới lõng tín dụng để chúng còn cơ hội vơ vét thêm. 

Chúng ta biết rằng khi nới lõng tín dụng thì lạm phát quay trở lại và đại đa số dân nghèo sẽ chịu hậu quả lạm phát cao hơn, lãi suất cao hơn trong thời gian lâu dài hon, doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa phá sản nhiều hơn và người công nhân mất việc, mất khả năng tự nuôi sống bản thân và gia đình, sinh ra cướp bóc, loạn lac, bất ổn xã hội. Nhưng những nhóm lợi ích này có đếm xỉa gì tới đại đa số dân tộc bị nghèo đói đâu, đó là bản chất của nhóm lợi ích, thu vét lợi ít cho một thiểu số bọn chúng thôi. Xã hội CS đầy dẫy bất công.

Rồi chúng ta thấy NLI điện lực, đầu tư trái ngành, lỗ, giao công trình điện cho TQ để dễ bề lại quả, chậm tiến độ, sản xuất điện bằng dầu fuel oil (giá thành cao hơn nhiều so với thủy điện gần bằng zero) để tranh thủ không bị dân chửi vì thiếu điện triền miên, trả lương ngành điện là 7.3 triệu/tháng, đầu tư E – Telecom lỗ te tua, áp lực với CP tăng tiền điện triền miên, móc túi dân nghèo để bù lỗ cho nhân sự bất tài.

Rồi Nhóm lợi ích TTCK yêu sách nới lõng điều kiện này nọ, giảm thuế (khi lướt sóng có lại, chúng có trả thêm thuế hay ko ?? hay vẫn cùng tỉ lệ)

MLI ngân hàng thì áp lực bơm thanh khoản để cứu ổ tham nhũng ăn chia của chúng nó, tức là nới lõng tín dụng là đem lạm phát lại, làm người dân điêu đứng hơn.

Rồi NLI địa phương sống nhờ đầu tư công thì áp lực không giảm đầu tư công để chúng có đường tham nhũng, tiền thầy bỏ túi trong khi năm nay dân tộc VN trả 100 ngàn tỉ (5 tỉ usd) cho tiền lơi nợ quốc gia và mỗi năm mỗi cao vì ân hạn vay hết rất nhanh. Đầu tư công tràn lan là ví 3 dũng qua Nhật xin tiền, vòi tiền, mà chúng có cho không đâu, vẫn là nợ nhưng vì ngưỡng thu nhập trên 1000 usd/năm nên chúng ta thay vì trả lãi suất 2 hay 3% trước đây thì bây giờ phải là 8 hay 10%.

Nhưng một nhóm lợi ích nguy hiểm nhất cần triệt hạ cấp thời là nhóm DNNN.

Khi bạn bỏ tiền mua một shop1 bán dtdd cho cháu bạn, thì tiền lời bao nhiêu là của bạn sau khi trả lương sòng phẳng, còn khi cháu bạn xin tiền mua thêm tủ kiếng trưng bày thì phải xin và quyết định cho hay không là quyết định của người chủ, là của bạn chứ không là của cháu bạn.

Nguyên tắc trên vẫn áp dụng với DNNN và cán bộ quản lý DNNN. Khi lợi nhuận DNNN có thì phải trả về dân tộc rồi nếu muốn đầu tư ngoài ngành, đầu tư mức độ nào thì nhất thiết phải xin – cho vì của cải là của dân tộc chứ không phải của cán bộ quản lý. Họ phải được giám sát đầu tư chứ không thả lõng được.

Đọc bài sau này sẽ thấy căm phẫn vì nhóm cai trị và đô hộ tao những con ác quỹ là tập đoàn và Tổng cty, DNNN, chúng nó đang quay lại “ăn thịt” người tạo ra chúng nó rồi đấy.

Siết không muốn buông, đòi chẳng muốn trả KT – Xung đột lợi ích

Trích:”Thế nhưng, việc này có dễ thực hiện? Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn mạnh nại lý do để né tránh. Đằng sau nó là câu chuyện lợi ích. hết trích

Những luận điệu để gây áp lực sau đây:

Trích:”Theo bà, nên có quỹ phát triển doanh nghiệp riêng ở các địa phương để tăng tính chủ động, tránh cơ chế xin – cho.” hết trích

DNNN làm ăn lỗ triền miên, chỉ có cán bộ là “phát triển” chứ có doanh nghiệp nào phát triển đâu ???

Trích:”Ông Lê Xuân – chủ tịch hội đồng thành viên, tổng công ty Vật tư nông nghiệp Việt Nam cho rằng buộc các DNNN trích 50% lợi nhuận còn lại không khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có lãi. Theo ông Xuân, DNNN dù có được bổ sung bao nhiêu vốn thì vẫn là vốn của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Do vậy, số vốn này nên để lại doanh nghiệp để tăng vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển” hết trích.

Hãy nghe Bộ chủ quản “năn nỉ” DNNN nè

Trích:”Lãnh đạo cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, sở dĩ quy định như vậy là để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Vì theo nguyên tắc, toàn bộ lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp là thuộc quyền phân phối của chủ sở hữu. Mặt khác, trong trường hợp này, Nhà nước chính là nhà đầu tư, mà đầu tư sinh lợi thì phải được chia lợi nhuận. Việc thu lại một phần lợi nhuận cũng là để tạo sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác đồng thời để hạn chế tình trạng sẵn vốn trong tay khó kiềm chế, dẫn đến tình trạng thất thoát vốn nhà nước như hiện nay.”hết trích

Và những áp lực chống lại giám sát đầu tư, vì không muốn cho đầu tư ngoài ngành như nguyện vọng của cử tri nên siết tỉ lệ đầu tư, nay nếu DNNN thấy tỉ lệ đó quá nhỏ để đầu tư hữu hiệu thì hãy ngưng đầu tư ngoài nganh, biến tỉ lệ đầu tư ngoài ngành thành zero.

Trích:”Ở khía cạnh quyền quyết định đầu tư, theo ông An, quy định hội đồng thành viên chỉ được quyền quyết định đầu tư đến 50% vốn điều lệ là quá thấp. Trừ tập đoàn Dầu khí, VNPT… đối với những DNNN còn lại, 50% vốn là không lớn, quy định như thế là chặt chẽ quá. Ông đề nghị cần “mở” tỷ lệ này lên không quá 80% vốn điều lệ. Đồng thời, nên quy định rằng doanh nghiệp chỉ phải buộc xin ý kiến khi đầu tư trái ngành, với ngành nghề chính nếu chờ xin ý kiến thì e rằng sẽ mất cơ hội. hết trích

Trích:”Ông Trần Long An, trưởng ban kiểm soát tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cho rằng đã đầu tư (ra ngoài ngành – PV) thì phải ra tấm, ra món, đủ độ để cầm trịch, chỉ đạo…, để chủ động trong kinh doanh. Quy định mức 10% như dự thảo quá ít, nên chăng là 15%? Ông An còn đưa ra một lý do khác: một số trường hợp đầu tư không phải vì lợi nhuận, mà để phục vụ cơ chế, định chế tài chính cho chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp của ông đang đầu tư vào một ngân hàng liên doanh với Ấn Độ để hỗ trợ trong việc nhập khẩu xăng dầu. Và hiện ngân hàng này đang sinh lãi rất tốt. hết trích.

Khi một chính phủ yếu kém về quản lý, không chính danh, không được sự ủng hộ của đại đa số dân tộc thì nhóm lợi ích hoành hành, chúng lựa lúc CP đang yếu mà hoành hành, cũng như thời 12 sứ quân vậy thôi, phong kiến, loạn lạc v.v…

Là người dân, chúng ta làm được gì ??? Hãy lên tiếng qua mạng, qua những lời comment trên báo lề phải, lên tiếng trong những cuộc gặp gỡ cử tri, thậm chí xuống đường nói lên tiếng nói quan tâm của mình chống lợi ích nhóm.

Vói người Úc, lợi ích nhóm ngay cả trong cty nhỏ cũng bị triệt tan xác , họ gọi đó là “Empire building in company politics” tức là xây dựng đế quốc nhóm trong chính trị của cty. Khi bị phát giác là se chỉ thị dẹp, không thì ra đường kiếm cty khác mà làm vì họ biết khi có lợi ích nhóm thì lợi ích của cty sẽ đứng hàng hai sau lợi ích nhóm.

Dân tộc Vn đúng hàng 2,3,,5 thậm chí 10 sau những lợi ích của bọn lợi ích nhóm và nhóm cai trị, và đô hộ. Bao nhiêu tiền thuế, tài nguyên của con cháu chúng ta về tay lợi ích nhóm, kể cà nhóm cai trị và đô hộ.

Melbourne
24.11.2011
Châu Xuan Nguyen

————————–

Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước

Siết không muốn buông, đòi chẳng muốn trả

SGTT.VN – Một trong những yêu cầu của việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay là phải cơ cấu danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư tràn lan. Do vậy, việc siết chặt đầu tư và phân phối lợi nhuận là hai điểm nhấn tại dự thảo Nghị định về quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp.

Thế nhưng, việc này có dễ thực hiện? Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn mạnh nại lý do để né tránh. Đằng sau nó là câu chuyện lợi ích.

Siết vẫn không muốn buông

Theo VNPT, nếu xét vào hiệu quả thì khoản đầu tư vào ngân hàng Hàng hải của VNPT đang đem lại lợi nhuận rất lớn cho tập đoàn. Ảnh có tính minh hoạ. Ảnh: L.H.T
Theo dự thảo, mức vốn đầu tư vào từng lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đại diện tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng: đã đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm thì cần phải ở một mức độ đủ để kiểm soát. Ví dụ, VNPT chỉ đầu tư vào ngân hàng Hàng Hải thôi, và ngân hàng Hàng Hải đang hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, do sức ép thoái vốn đầu tư trái ngành nên qua hai đợt tăng vốn vừa rồi, VNPT đều không được phép tăng vốn điều lệ và phải giảm dần từ 20% xuống còn 15%. Hiện chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng này vẫn là người của VNPT cử, đang làm theo nhiệm kỳ nhưng nếu bầu lại theo tỷ lệ vốn thì vị chủ tịch này sẽ phải rời bỏ vị trí, như thế VNPT sẽ mất kiểm soát. Thực tế,  nếu xét vào hiệu quả thì khoản đầu tư này của VNPT đang đem lại lợi nhuận rất lớn cho tập đoàn, lớn hơn hiệu quả từ một số doanh nghiệp con xây lắp trong tập đoàn.

Ông Trần Long An, trưởng ban kiểm soát tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cho rằng đã đầu tư (ra ngoài ngành – PV) thì phải ra tấm, ra món, đủ độ để cầm trịch, chỉ đạo…, để chủ động trong kinh doanh. Quy định mức 10% như dự thảo quá ít, nên chăng là 15%? Ông An còn đưa ra một lý do khác: một số trường hợp đầu tư không phải vì lợi nhuận, mà để phục vụ cơ chế, định chế tài chính cho chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp của ông đang đầu tư vào một ngân hàng liên doanh với Ấn Độ để hỗ trợ trong việc nhập khẩu xăng dầu. Và hiện ngân hàng này đang sinh lãi rất tốt.

Ở khía cạnh quyền quyết định đầu tư, theo ông An, quy định hội đồng thành viên chỉ được quyền quyết định đầu tư đến 50% vốn điều lệ là quá thấp. Trừ tập đoàn Dầu khí, VNPT… đối với những DNNN còn lại, 50% vốn là không lớn, quy định như thế là chặt chẽ quá. Ông đề nghị cần “mở” tỷ lệ này lên không quá 80% vốn điều lệ. Đồng thời, nên quy định rằng doanh nghiệp chỉ phải buộc xin ý kiến khi đầu tư trái ngành, với ngành nghề chính nếu chờ xin ý kiến thì e rằng sẽ mất cơ hội.

Cục Tài chính doanh nghiệp, bộ Tài chính: buộc các DNNN trích 50% lợi nhuận còn lại là để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; bình đẳng với các thành phần kinh tế khác; hạn chế tình trạng thất thoát vốn. Nhà nước chính là chủ sở hữu, là nhà đầu tư, đầu tư sinh lợi thì phải được chia lợi nhuận.

Các tập đoàn, tổng công ty: như vậy không khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có lãi, nộp về thì dễ và khi cần xin lại rất khó; tiền bổ sung vào vốn điều lệ của doanh nghiệp ít, sự phát triển của doanh nghiệp rất chậm chạp…

Đồng tình với đề nghị này, đại diện VNPT bổ sung, với các tập đoàn, tổng công ty, nếu phải xin ý kiến chủ sở hữu tức là xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng mà Thủ tướng thì lại chờ ý kiến của các bộ ngành nên dễ chậm mất cơ hội kinh doanh.

Cũng xuất phát từ việc lo ngại thắt chặt đầu tư trái ngành, ông Trịnh Công Loan, tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam nêu quan điểm: việc giảm vốn đầu tư ngoài ngành cần có lộ trình. Ông lấy ví dụ từ công ty Tài chính của tổng công ty mình: lúc thành lập có vốn điều lệ 600 tỉ đồng, tỷ lệ góp vốn (chủ yếu trái ngành) của các đơn vị khác thường là 30% vốn điều lệ, như của tổng công ty Thép, ngân hàng Ngoại thương… Nếu các đối tác đồng loạt rút vốn về thì số phận các công ty tài chính sẽ thế nào? Đây cũng là tình trạng chung của các công ty tài chính hiện nay.

Không muốn nộp lại 50% lợi nhuận

Cục Tài chính doanh nghiệp (bộ Tài chính) – đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định cho biết: dự thảo đã bỏ quy định cũ về phân phối lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn của nhà nước đầu tư và vốn doanh nghiệp tự huy động. Dự thảo bổ sung nội dung: các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù lỗ các năm trước (nếu có), trích lập quỹ dự phòng tài chính, trích lập quỹ đặc biệt (đối với doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước quy định), lợi nhuận còn lại phải… chuyển nộp 50% về quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trung ương do tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý. 50% kia được đưa vào các quỹ tại doanh nghiệp.

Lãnh đạo cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, sở dĩ quy định như vậy là để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Vì theo nguyên tắc, toàn bộ lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp là thuộc quyền phân phối của chủ sở hữu. Mặt khác, trong trường hợp này, Nhà nước chính là nhà đầu tư, mà đầu tư sinh lợi thì phải được chia lợi nhuận. Việc thu lại một phần lợi nhuận cũng là để tạo sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác đồng thời để hạn chế tình trạng sẵn vốn trong tay khó kiềm chế, dẫn đến tình trạng thất thoát vốn nhà nước như hiện nay.

Nhiều lãnh đạo DNNN và các địa phương vẫn còn ý kiến khác về dự thảo nghị định này. Ông Lê Xuân – chủ tịch hội đồng thành viên, tổng công ty Vật tư nông nghiệp Việt Nam cho rằng buộc các DNNN trích 50% lợi nhuận còn lại không khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có lãi. Theo ông Xuân, DNNN dù có được bổ sung bao nhiêu vốn thì vẫn là vốn của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Do vậy, số vốn này nên để lại doanh nghiệp để tăng vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đồng tình với ý kiến ông Xuân, bà Lê Thị Loan, phó giám đốc sở Tài chính Hà Nội cho rằng không nên chuyển lợi nhuận về SCIC vì nộp về thì dễ mà khi cần xin lại rất khó. Bà Loan dẫn chứng: “Khi cổ phần hoá một số doanh nghiệp, chúng tôi đã bàn giao phần vốn thu được về SCIC nhưng khi một số DNNN trên địa bàn Hà Nội cần tăng vốn điều lệ thì làm tờ xin bổ sung gần một năm vẫn chưa được chấp thuận, mặc dù việc tăng vốn đó là theo quy định chung của Chính phủ đối với doanh nghiệp công ích”. Theo bà, nên có quỹ phát triển doanh nghiệp riêng ở các địa phương để tăng tính chủ động, tránh cơ chế xin – cho.

Bà Mai Thị Lan Phương, kế toán trưởng tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị thì cho rằng, việc trích lập này có một số điểm bất hợp lý. “Nếu nguồn bổ sung vào vốn điều lệ tại doanh nghiệp chỉ có từ quỹ đầu tư phát triển thì sự phát triển của doanh nghiệp rất chậm chạp, hầu như không có, thậm chí đi xuống trong tình hình lạm phát”, bà Phương lập luận. Bà ví dụ, một doanh nghiệp bình thường có lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu đạt 28%. Sau khi trích dự phòng tài chính 10%, còn lại 18%. Nộp 50% lợi nhuận về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp thì còn lại 9%. Số này trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển và sử dụng toàn bộ để bổ sung vốn điều lệ trong khi lạm phát của năm 2011 được dự báo trên 18% thì về thực chất là doanh nghiệp tăng trưởng ngày càng âm. Từ đó, bà Phương kiến nghị giữ khoản lợi nhuận này tại doanh nghiệp.

Trương Minh Tình

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. Nhật Hồng
    24/11/2011 lúc 08:29 | #1

    Dân lao động mãi mãi nghèo đói .
    Tư bản đỏ ngày càng phình to lên .
    Bất công suy thoái ngày càng nhiều .
    Lãnh thổ ngày càng mất dần .

  2. 24/11/2011 lúc 09:23 | #2

    Gỉảm thiểu ảnh hưởng cuả những nhóm lợi ích thì quan lấy c… mà nuốt,theo tôi thì không cần phải khuyên hay đấu tranh làm gì cho mệt(vì nói lắm ,mỏi mồm,chúng chẳng nghe).Cứ để chúng tham nhũng ,ăn bẩn càng nhiều thì càng tốt ,có thế chúng mới căng bụng bội thực mà chết thì dân tộc mới được nhờ.

  3. TAI CO CAU CHI LAF TRO HE RE TIEN
    24/11/2011 lúc 09:23 | #3

    PHAI CO PHAN HOA 100% DOANH NGHIEP NHA NUOC, DIEU NAY KHONG TUONG, NEU CO PHAN HOA 100%, CON DAU CHO THAM NHUNG, CON DAU CHO MUA QUAN BAN CHUC. CONG SAN SONG DUOC, NHO THAM NHUNG

  4. Thiên Đường XHCN
    24/11/2011 lúc 11:11 | #4

    Đến nước này rồi :

    Mua vàng tại ngân hàng không được mang về
    Vừa có một khoản tiền dư từ kinh doanh, chị Hương Thy (quận Thủ Đức) thấy giá vàng hạ nên đến Ngân hàng ACB mua vàng để dành. Tại hội sở ACB, chị được nhân viên ngân hàng này thông báo khách hàng mua vàng tại Ngân hàng ACB (kể cả vàng ACB và SJC) phải mua ít nhất 10 chỉ và phải gửi lại ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng.

    Thắc mắc của chị Thi về việc tại sao mua vàng bên ngoài được mang về mà Ngân hàng ACB lại bắt gửi lại với kỳ hạn đến 3 tháng, trong khi đó gửi vàng thì không được rút trước hạn, nhân viên tại đây giải thích rằng đây là quy định của ngân hàng từ 8 giờ 30 phút ngày 23-11.

    “Tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ quyết định có cho khách mua vàng cầm về hay không. Hôm nay thị trường vàng nhiều biến động nên khách đến mua sẽ không được mang vàng về mà phải gửi lại. Cũng có thể ngày mai khi thị trường ổn định, khách có thể mua và mang về như thường ngày” – nhân viên này giải thích thêm.

    Tương tự, các ngân hàng được bán vàng bình ổn giá như Đông Á cũng yêu cầu khách hàng mua trên 5 lượng vàng và cũng phải gửi lại. Ngân hàng Techcombank cũng yêu cầu khách hàng gửi lại khi mua vàng tại ngân hàng với kỳ hạn 1 tháng, nếu rút trước kỳ hạn thì phải bán lại cho ngân hàng.

    N.Ng

    sài gòn giải phóng
    http://vietstock.vn/ChannelID/759/Tin-tuc/207791-mua-vang-tai-ngan-hang-khong-duoc-mang-ve.aspx

  5. duyhai
    24/11/2011 lúc 11:45 | #5

    Hầu hết theo báo chí “lề phải” các nguyên nhân gây ra yếu kém nền kinh tế là do cơ chế.Sói già muốn tìm hiểu và loại bỏ cơ chế.Một hôm sói già biết chỗ họp của cơ chế nên quyết tìm đến.Trong hội đồng cơ chế không biết có bao nhiêu thành viên nhưng có 3 chú Heo.Đây là đoạn đối thoại khi Sói vừa tới cửa :
    Ba con heo, heo A tên là “Ai” , heo B tên là “Ở Đâu” , heo C tên là “Cái Gì”. Hôm đó , heo A và heo B đứng trước cửa , heo C thì ở trên gác Một con sói phát hiện và muốn ăn thịt chúng, thế là chạy lại trước mặt heo A…
    – Sói : mày là ai ??
    – Heo A : uh !!
    – Sói : cái gì ??
    – Heo A : cái gì trên gác
    – Sói : tao hỏi mày tên gì ??
    – Heo A : tôi là ai !!
    – Sói lại quay sang hỏi heo B…
    – Sói : mày là ai ??
    – Heo B : tôi ko phải là ai , nó là ai .(chỉ sang heo A)
    – Sói : mày quen nó ??
    – Heo B : uh .
    – Sói : nó là ai ??
    – Heo B : đúng thế .
    – Sói : cái gì ??
    – Heo B : cái gì trên gác .
    – Sói : ở đâu ??
    – Heo B : là tôi .
    – Sói : ai ??
    – Heo B :tôi ko phải là ai , nó là ai .(tiếp tục chỉ sang heo A)
    – Sói : trời ơi !!
    – Heo A+B : “trời ơi” là ba của chúng tôi .
    – Sói : cái gì là ba của chúng mày à ??
    – Heo B : ko phải .
    – Sói chịu hết nỗi , lớn tiếng quát : tại sao…???
    – Heo A+B : ông quen ông nội chúng tôi hả ??
    – Sói : cái gì ??
    – Heo A : cái gì trên gác , tại sao là ông nội chúng tôi .
    – Sói : tại sao ??
    – Heo A : đúng rồi .
    – Sói : cái gì ??
    – Heo A : ko , cái gì ở trên gác .
    – Sói : ai ??
    – Heo A : tôi là ai .
    – Sói : mày là ai ??
    – Heo A : uh , tôi là ai .
    – Sói : cái gì ??
    – Heo A+B : nó trên gác ….
    – Sói : ……………………
    Theo các bác thì sói phải làm gì đây?
    (Sưu tầm internet)

  6. nguyentuananh269thanhnhan
    24/11/2011 lúc 16:28 | #6

    Các cụ có biết dạo giá gạo thế giới tăng gần gấp đôi cách đây mấy năm ko, khi giá TG tăng ,nó viện cớ đảm bảo an ninh lương thực không cho dân XK.Bởi vì cánh hẩu của nó ngu đầu năm đã kí XK cả năm cho nước ngoài với giá thấp ,nếu để dân XK,giá gạo lên chúng nó sẽ mất cả đống tiền.dân ko bán cho nước ngoài được lại phải bán cho lũ cướp ngày với giá bằng phân nửa giá thực.Đầu năm nay nó thấy giá dầu TG lên đến 110USD/thùng,bọn bò tưởng còn lên đến 140,150 như 2008,lại kí mua trước cả năm với giá 110,nếu TG lên 150USD thật thì nó sẽ bắt dân mua với giá 150,phần vênh 40USD/thùng sẽ chui vào túi chúng.nhưng kể từ đấy giá xuống liên tục đến sát 80USD,mà dân mình vẫn phải mua với giá 110.Đấy là nguyên nhân giá XD không xuống khi giá thế giới xuống.Đúng là bọn vừa tham lam vừa ngu dốt.Thương quá VN ơi.Hãy vùng lên đạp đổ chế độ CS cặn bã này.

  7. Lan Dung
    25/11/2011 lúc 16:53 | #7

    Anh Chau oi !
    Anh Ngi gi vef gia vang o Viet Nam dang loan vi gia va gia vang co the binh on duoc khong?

    • 25/11/2011 lúc 20:52 | #8

      Chào bạn NLD,
      Vàng thế giới đang bị tụi đầu cơ lũng đoạn nặng lắm, mỗi ngày mà lên xuống khác biệt hằng trăm usd/ounce thì quá nhiều.
      Tôi hay ko ai có tài nào đoán dc, bọn này tung tin khủng hoảng nợ Châu âu, bán ra ở 1800, rồi hết ai mua, giá sụt còn 1700 chúng mua lại. Khi thấy dấu hiệu này kia là chúng tung tin, hù dọa cho lên giá, bán ra hàng ngàn tấn vàng rồi sụt thì mua lại. Chúng nó lập lại điệp khúc này hàng chục lần từ tháng 6 đến giờ. Bọn này giữ hàng chục ngàn tấn vàng nên chúng khuynh đảo thị trường dc,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này