KT – 870 – 072812 – Nợ xấu gây nghẽn tín dụng

Hà Phương

Theo:Đất Việt

 ( Lời bình): – Tôi nói từ hồi tháng 6, tháng 7 năm 2011 rằng tình trạng nợ xấu phải giải quyết, nay đã 1 năm rồi mà chúng vẫn không có phương án, không có tiền…DN thì được ăn bánh vẽ no nê với  lãi suất 15%…
DN vì thế giải thể hay phá sản tới mức độ 400 ngàn 600 ngàn và thất nghiệp là 2 triệu. Tất cả trở về một con số zero to tướng, bế tắc vẫn hoàn bế tắc và suy thoái 7 năm có khả năng kéo dài hơn nếu không phá sản chế độ CS này.
Bài này viết quá đúng là 90 triệu người dân VN đều không đồng ý dùng tiền thuế người dân mà trả cho rủi ro của ngành Nh trong khi NH book lãi khùng và chia lương thưởng hằng triệu usd/năm, đó chẳng khác gì cp ăn cắp tiền của người dân để trả lương thưởng khùng cho CEO của ngành NH.
Câu hỏi kế tiếp là nếu không gải quyết cục máu đông bằng mua bán nợ thì phải phá sản Nh chứ không thể để hằng trăm NH hiện hữu như những thây ma (zombies banks như TS Alan Phan gọi), hiện diện chỉ để hút tiền nhàn rỗi nguời dân với lãi suất cao ngất ngưỡng để những dòng tiền này không chảy tới DN cần nó nhất để phát triển kinh tế và tạo việc làm cho hơn 2 triệu người dân thất nghiệp.
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
28.07.2012

——————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=30818

Nợ xấu gây nghẽn tín dụng

Thứ Ba, 24/07/2012, 15:25 GMT+7 Bản in Email

Cuối tháng 2/2012, nhiều ngân hàng thương mại háo hức đón chờ hạn mức tín dụng được cấp bao nhiêu thì nay lại hờ hững với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép vượt chỉ tiêu này bấy nhiêu. Lý do, nhiều ngân hàng đang không tìm được khách hàng tốt để cho vay.

Muốn tăng tín dụng để đạt chỉ tiêu GDP trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã công bố cho các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã cấp. Nhưng, trong bối cảnh cho vay khó khăn, theo các ngân hàng (NH) điều này khó thành hiện thực.

Không biết giải vốn vào đâu

Theo NHTM cổ phần Phương Đông (OCB), tình hình cho vay khó khăn nên họ phải từng ngày tìm kiếm khách hàng tốt. “Chúng tôi đến tận nơi để làm việc với các doanh nghiệp (DN) tốt, nhưng không phải DN nào cũng muốn vay”, ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khách hàng DN OCB, nói. Hơn 6 tháng đầu năm 2012, OCB mới chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đầy 4%.

Tình hình cũng tương tự ở nhiều NH khác như ACB, Eximbank, Dongabank… và không ngoại trừ cả những NHTM cổ phần nhà nước như Vietcombank, Agribank. Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng của Vietcombank, cho biết, đến hiện tại Vietcombank mới chỉ tăng trưởng tín dụng 3,5%, trong khi hạn mức tăng trưởng trong năm 2012 mà NHNN cấp trước đó là 15%. “Chúng tôi đang lo từ đây đến hết năm 2012, chỉ còn hơn 5 tháng nữa, không biết có tăng tín dụng lên được 10% hay không, nên cũng không cần thêm hạn mức làm gì”, ông Tuân chia sẻ. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho biết: “Chúng tôi không xin cấp thêm vì mức hiện tại đã khó “xài” hết rồi. Hiện nay không cho vay được, chúng tôi không biết giải vốn vào đâu”.

Theo phân tích khách hàng của Vietcombank, phần khách hàng có xếp hạng kém đang tăng nhanh, các chỉ số số hoạt động của DN như vốn, hàng tồn kho, cân nợ, lợi nhuận đều đi xuống. “Hầu như ngành nào cũng đi xuống, ngay cả những ngành như thủy sản, lương thực vốn có xếp hạng đỡ hơn, hiện còn đi xuống nữa là những ngành khác. NH đang cân nhắc có nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng hay không, khi cho vay ra có thể ôm nợ xấu về”, ông Tuân cho biết.

Phải cứu DN “làm được”

Nhiều NHTM cho biết, chỉ còn 5 tháng nữa năm tài chính 2012 sẽ kết thúc, nhưng mỗi tháng họ không thể đẩy tín dụng tăng khoảng 2% được nếu tình hình kinh tế như hiện tại. Cũng theo các NHTM, nếu đẩy nhanh tín dụng mà không quan tâm đến nợ xấu, nhiều khả năng lạm phát sẽ là nỗi lo mới trong những tháng cuối năm 2012. Vì thế, việc NHNN cho phép các NHTM được tăng trưởng thêm tín dụng với mục đích cứu DN, cứu GDP phải tính theo hướng khác.

Một chuyên gia trong ngành NH cho biết: “Việc giảm lãi suất, ưu đãi lãi suất, NHNN phải rọi đến tất cả DN. Phải làm ráo riết việc này, nhất là giảm lãi suất trung và dài hạn”. Do hiện nay, các DN chỉ dám giải ngân tín dụng mới để làm vốn lưu động chứ không dám vay đầu tư, bởi lãi suất trung và dài hạn vẫn quá cao. DN không sản xuất được, không đầu tư được thì không có  hàng hóa nên có thể gây lạm phát. Và như vậy, việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NH cũng trở nên thừa thãi,  bài toán tăng trưởng GDP đạt chỉ tiêu trong năm 2012 xem ra cũng khó khăn.

“Theo tôi, cái cần nhất là DN nào đang làm được thì phải rót vào đúng đối tượng để họ làm, giúp DN giảm giá thành sản phẩm và cũng để tăng thêm việc làm trên thị trường. Có như vậy bài toán GDP và lạm phát mới giải quyết được, và dòng tín dụng sẽ từ từ khơi thông, các DN không chỉ giải quyết được vấn đề vốn mà còn giải quyết được cả đầu ra…”, vị này cho biết.

Hà Phương
Theo Đất Việt

Bình luận về bài viết này