CXN*_032212_1453_Bây giờ là lúc người dân thay vì tin vào lời nói, tài năng và tính trong sạch của Nhà Nước(Incompetence ref)

Đăng lần đầu: 22.03.2012
Châu Xuân Nguyễn
Bây giờ là lúc người dân thay vì tin vào lời nói, tài năng và tính trong sạch của Nhà Nước, thì lại phải tuyệt vọng vì những lời nói láo thường xuyên, bất tài thấy rõ và tham nhũng tràn trề.
Nếu có lòng tin tin vào chính phủ (lời nói, tài năng và trong sạch) thì bất cứ điều gì CP làm, người dân cùng chung tay ủng hộ thì cuộc sống kinh tế của người dân không bị khổ sở như thế này đâu.
1. Lời nói dối trá.
Cả TT Dũng và NV Bình đều tuyên bố dối trá rằng lạm phát năm 2012 sẽ xuống một con số và lãi suất (cho là lãi suất huy động đi, vì lãi suất cho vay còn cao hơn nữa)
Vương Đình Huệ thì nói 2012 sẽ không có sốt giá

KT –             231– 112611       – Thủ tướng: Sẽ có giải pháp ‘cứu’ chứng khoán và bất động sản

KT –             348 – 010512       – Giảm lãi suất cho vay từ đầu năm 2012

KT –             397 – 011612       – Bộ trưởng Vương Đình Huệ: 2012 sẽ không có sốt giá

2. Tài năng hay bất tài
Đọc vài bài dưới đây thì sẽ thấy mức độ bất tài, loay hoay như gà mắc tóc, hết giải pháp này đến giải pháp nọ nhưng cho tời ngày hôm nay, tình hính ngày càng trầm trọng thêm chứ không tháo gở được gì cả. Chỉ tháo gở biển, đảo và đất liền đem bán cho tàu thôi.
3. Tham nhũng và cánh hẫu
Đọc vài bài dưới đây để thấy bọn tham nhũng, cánh hẫu chi phối Dũng Bình như thế nào, dĩ nhiên phải có ăn chia với nhau.
Vì không tin tưởng vào lời nói hiện giờ của Thủ Tướng và bộ sậu là sẽ đem lạm phát, lãi suất xuống dưới 10% cuối 2012 (và tài năng, và ảnh hưởng của tham nhũng lợi ích nhóm) mà doanh nghiệp ùn ùn đóng cửa mặc dầu có lãi suất huy động giảm từ 14% còn 13%. Vì 100.000 doanh nghiệp đóng cửa này mà …Trích:”Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động tăng nhanh là hậu quả của tình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài liên tục từ năm 2008 đến nay. Trung bình, mỗi DN vừa và nhỏ có 20 lao động thì tính ra đã có từ 1 triệu đến 1,6 triệu lao động mất việc. “Phải nhìn vào con số này để thấy mức độ trầm trọng của vấn đề để từ đó có giải pháp kịp thời hơn, không phải chỉ là cứu DN mà còn là thân phận của người lao động” – bà Phạm Chi Lan nói.”hết trích.
Kinh nghiệm xương máu của doanh nghiệp từ tháng 2.2011 đến giờ, họ trông đợi lạm phát xuống, lãi suất giảm BDS sáng sủa, TTCK vươn lên thật sự, NH có thanh khoản cho DN vay với lãi suất 13, 14%, Tập đoàn và TCY được tái cấu trúc hoàn chỉnh để DN tư nhân làm nă với DNNN được.
Trong suốt 12 tháng đó, bao nhiêu tiền đổ vào mặt bằng, trả lãi NH cho những đầu tư không bán được thành phẩm, tiền mướn máy móc từ những cty tài chánh hàng triệu usd/năm, tiền trả lương cho NV chờ chực ánh sáng cuối đường hầm, chờ khách hàng có thương vụ cho họ …
Tất cả là vô vọng, và bây giờ CP “năn nỉ” họ đừng đóng cửa DN, chờ thêm 12 tháng nửa mà trước mắt họ
1. TTCK là tăng ảo do nhà băng và Cty CK sát nhập, thâu tóm,
2. BĐS ngay bây giờ cũng chưa có được một ý tưởng (ý tưởng thôi cũng chưa có) chứ đừng nói là một chính sách cần 2 năm (như NH BDS, như tiết kiệm BDS, như hệ thống mướn nhà v.v..3 giải pháp này tôi tạt nước lạnh vào và họ im ỉm vì biết rằng tôi đúng) hay hơn để có hiệu quả ích lợi cho nền kinh tế.
3. NH thì thanh khoản tồi tệ, nợ xấu tràn trề, sát nhập thì điếu chịu sát nhập, phá sản thì điếu cho phá sản, chưa giải quyết NH thì làm sao giải quyết lãi suất huy động chứ đừng nói đến lãi suất cho vay.
4. DNNN thì như những thây ma, Vinashin vay 300 tỉ với lãi suất zero (người dân đóng thuế trả lãi 25% cho khoản vay này, vì lãi suất zero tức là NH Thương mại nhà nước mất lời 25%/năm cho khoản này, cuối năm lợi nhuận của NH TM NN này mất lời sung vào công quỹ là 25% của 300 tỉ này, vây ko phải người dân tài trợ thì ai vào đây ?????), EVN thiếu 200.000 tỉ vnd, Vinalines bán không ai thèm mua, TKV bán từng phần cũng điếu ai mua…..
5. Đầu tư công thì vẫn tràn lan, CP thay vì phát hành 55 ngàn tỉ trái phiếu như đã được QH chỉ định thì 2 tháng đầu đã phát hành hơn 40 ngàn tỉ, dành giựt tín dụng, thanh khoản hiếm hoi cho 600.000 doanh nghiệp tư nhân.

KT –             467 – 021512       – Dồn dập tổ chức đấu thầu hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Vậy thì DN tư nhân đóng cửa hàng 200.000 thì có trách họ được hay không ????
Melbourne
22.03.2012
Châu Xuân Nguyễn

—————————————————————————————-
Doanh nghiệp kiệt sức

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=21653

Nhiều doanh nghiệp sẽ kiệt sức trước khi được ứng cứu nếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục không đồng bộ, không hiệu quả
Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) TP Hà Nội và TPHCM, số lượng doanh nghiệp (DN) đăng ký phá sản, giải thể trong 2 tháng đầu năm 2012 tại các địa phương này đã lên đến 500 DN. Con số này cao một cách bất thường và trái với quy luật hằng năm.

1,6 triệu lao động mất việc

Theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ KH – ĐT), tính đến ngày 31-12-2011, tổng số DN đăng ký theo Luật DN trong cả nước là 622.977 DN, trong đó có đến 79.014 DN đã giải thể.

Đáng lưu ý là trong năm 2011, số lượng DN mới thành lập trong cả nước đã giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký. Cụ thể, số lượng DN mới đăng ký kinh doanh là 77.548 DN, với số vốn đăng ký đạt trên 513.000 tỉ đồng, giảm khoảng 13% về số DN đăng ký mới và giảm 5,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010.

Vào tháng 9-2011, lần đầu tiên Bộ KH-ĐT công bố: Chỉ trong 9 tháng đầu năm đã có 48.700 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế do tác động tiêu cực của lạm phát và bất ổn vĩ mô. Trong đó có 5.803 DN giải thể, 11.421 DN ngừng hoạt động và 31.477 DN ngừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể. Tính chung cả năm 2011, số DN giải thể dừng lại ở con số 7.611 DN. Hơn 41.000 DN còn lại vẫn “nằm im thở khẽ” chờ thời.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động tăng nhanh là hậu quả của tình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài liên tục từ năm 2008 đến nay. Trung bình, mỗi DN vừa và nhỏ có 20 lao động thì tính ra đã có từ 1 triệu đến 1,6 triệu lao động mất việc. “Phải nhìn vào con số này để thấy mức độ trầm trọng của vấn đề để từ đó có giải pháp kịp thời hơn, không phải chỉ là cứu DN mà còn là thân phận của người lao động” – bà Phạm Chi Lan nói.

Cần giải pháp đồng bộ

Tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” của cộng đồng DN được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dự báo còn kéo dài trong năm 2012, dù thông điệp cứu DN đã được phát đi mạnh mẽ qua động thái hạ lãi suất.

TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cho rằng việc giảm lãi suất 1% đã bước đầu tạo được niềm tin trên thị trường về khả năng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, yếu tố này chưa thể xoay chuyển tình thế vì mặt bằng lãi suất vẫn ở mức 18% – 19%/năm. Để đạt được kỳ vọng của DN cần phải có giải pháp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ, tài khóa, giảm bội chi ngân sách…

TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, cho biết các DN đã ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa đem lại tác động cần thiết. Chẳng hạn như cơ chế điều hành giá điện, giá xăng dầu, lãi suất vẫn còn là “điểm nóng” tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Đáng ngại là chúng ta vừa đưa ra ý tưởng giảm lãi suất thì ngay lập tức đã tăng mạnh giá xăng dầu. Như vậy, lợi ích của DN bị triệt tiêu vì chưa kịp (và chưa chắc) được hưởng lợi ích của việc giảm lãi suất đã bị tác động tăng giá đầu vào” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận. Theo bà Lan, các giải pháp ứng cứu từ năm ngoái như miễn giảm, dãn, hoãn thuế đã không đem lại nhiều lợi ích vì các DN không còn hoạt động được nữa thì cũng không phát sinh thuế. Nếu các giải pháp hỗ trợ DN tiếp tục không đồng bộ, không hiệu quả, nhiều DN sẽ kiệt sức trước khi được ứng cứu.

Tô Hà
Theo Người Lao Động


Bình luận về bài viết này