CXN*_090912_1764_Thêm 3 câu ngu xuẩn của thằng dốt Nguyễn Văn Bình

Đăng lần đầu: 09.09.2012

Tại sao không ở lại để được loài quỷ đỏ giải phóng ??? Các bà các cô có nợ máu với nhân dân ah ??? Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng những người chạy theo QLVNCH là những người có nợ máu với nhân dân ….!!!

———————

Châu Xuân Nguyễn

Cộng đồng NH trên thế giới đánh giá tay này kém cỏi là quá đúng, họ chưa biết rõ tay này bằng tôi đâu.

3 câu ngu xuẩn của tay này là ở dưới 3 bài báo dưới đây…

1. “Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này”

2. Thống đốc NHNN: Đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn trước kết thúc nhiệm kỳ

3. Thống đốc: ‘Nợ xấu ngân hàng không quá nguy kịch’

1. Không phá sản NH là một điều ngu xuẩn, 2 hay 3 năm sau (nếu CS còn hiện hữu) sẽ trở thành một sự kiện lớn và khó giải quyết gấp chục hay trăm lần ngày hôm nay. CXN_090612_1759_Nếu ngày hôm nay không phá sản nhà băng thì 2 hay 3 năm nữa sẽ ra sao ???

2. Đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn bằng cách nào ??? Nợ xấu càng ngày càng tăng vì KT suy thoái ngày càng trầm trọng, DNNVV phá sản ngày càng nhiều thì làm sao giảm nợ xấu trong 4 năm tới. Nợ xấu được dự phòng là 76 ngàn tỉ, nói là không đủ, phải 100 ngàn tỉ, không lấy tiền thuế nhân dân mua nợ xấu (lời Bùi quang Vinh trên TVT), rồi nợ xấu trở thành 202 ngàn tỉ ngày 12.07.2012, sau đó, chỉ thị phải tính đúng, tính đủ theo quy luật quốc thì báo cáo của Ủy ban KT QH nói là cần từ 250 ngàn tỉ đến 300 ngàn tỉ, lấy đâu ra tiền để giải quyết cục máu đông nợ xấu này ??? Tôi thì nghĩ cần đến 740 ngàn tỉ (26% tổng dư nợ 2.8 triệu tỉ), giảm xuống còn 3% ??? Làm sao được ??? Phép mầu ???CXN_090712_1761_Sự thật về nợ xấu NH sẽ phơi bày, 3D hết giấu diếm, bưng bít được nữa rồi

Trích:”Nợ xấu tăng từ 76 ngàn tỉ, thành 100 ngàn tỉ rồi ngày 12.07.2012 Nguyễn Hữu Nghĩa nói là 202 ngàn tỉ và báo cáo của Ủy Ban Tài Chính QH dưới đây là từ 250 ngàn tỉ đến 300 ngàn tỉ…Trích bài báo dưới đây:”Hệ thống tài chính cần một liều thuốc 250 ngàn tỷ đồng ($ 12 tỷ usd)  tới 300 ngàn tỷ đồng, theo báo cáo 298 trang bao gồm các khuyến nghị để giải quyết các rủi ro kinh tế.” hết trích. Vậy là nợ xấu càng ngày càng thú nhận nhiều hơn, trong khi tôi vẫn cướng quyết từ đầu tới cuối là 740 ngàn tỉ tức là 37 tỉ usd.” hết trích.

3. Nợ xấu NH không quá nguy kịch ??? Tức là khi 1 trong 100 NH hấp hối thì cứ tiếp tục bơm tiền, cứ thế mà gây thêm lạm phát rồi trở lại nghị quyết 11 tháng 2.2011 siết chặt tín dụng rồi một chu kỳ mới xảy ra tương tự như từ tháng 02.2011 đến giờ. Nền kinh tế này rất nhanh chóng đi vào ngõ cụt, tất cả các Nh được chỉ thị phải giải quyết nợ xấu nên mới có chuyện từ chối DNBĐS đảo nợ, từ đó mới có cơn bán tháo BĐS từ ngày 03.09.2012 và chuyện bán tháo, hạ giá và không dừng ở đó, sẽ đổ vở thị trường BĐS trong một hay 2 tháng nữa thôi vì không ai mua nhà cả.

KT* – 586 – 040112 – Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp bất động sản?

Trích:”Bây giờ giả dụ như lời họ ước muốn là có thật, TT Dũng nói, ý kiến này hay, giải quyết được, ngày mai tôi sẽ chỉ đạo Nguyễn văn Bình in hết công suất 200 ngàn tỉ (tôi nghĩ là nhiều hơn thế, 16% của 2 triệu 400 ngàn tỉ dư nợ là 384 ngàn tỉ chứ không là 200 ngàn tỉ). Bình quân mỗi căn hộ là 1 tỉ, vậy là 200 ngàn can hộ.

Rồi chú phỉnh làm gì với 200 ngàn căn hộ này, bốc thăm trong 90 triệu người, ai trúng thì mua được 200 ngàn căn hộ này với giá 1 tỉ vnd/căn (đại khuyến mãi).”hết trích.

Nên nhớ con số 150 ngàn hay 200 ngàn chỉ là con số ước lượng thôi vì mỗi ngày, con số khác nhau vì xây thêm nhiều, bán ra ít v.v…Nhưng tựu trung là khoảng từ 150 ngàn đến 200 ngàn căn hộ.

Một cách nhanh nhất để đánh sập ĐCS là không một ai mua một căn hộ nào cho tới khi ĐCS sụp, CP hậu Cs sẽ có một chương trình đặc biệt mà tôi chưa muốn tiết lộ, nhưng chắc chắn sẽ là một chương trình có lợi cho người trẻ ít khả năng tài chính nhưng muốn có một mái nhà cho gia đình họ.

Khi chúng ta tẩy chay những căn hộ của Hoàng Anh Gia Lai, Bầu Đức thì chúng nó sẽ phá sản, từ đó NH sẽ mất khả năng thu hồi nợ và NH cũng sẽ sập và nền kinh tế này đang bên bờ vực thẩm rồi, không còn xa đâu.

Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
09.09.2012

————————————————————————————-

“Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này”
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120825/khong-de-ngan-hang-nao-do-vo-trong-giai-doan-nay.aspx
25/08/2012 3:15

Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình trong cuộc trao đổi với Thanh Niên sau 4 ngày xảy ra sự việc ông Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt và sau đó là Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị tạm giam.

ACB vẫn được đánh giá là một trong những ngân hàng (NH) tốt nhất hiện nay nên sự việc vừa rồi gây sốc cho rất nhiều người. Ông có bất ngờ không và ông đánh giá thế nào về việc này?

Khi một NH gặp nạn thì tất cả các NH phải cùng hỗ trợ và NH trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành NH trên thế giới

Tôi cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều cú sốc. Đã là cú sốc thì rất khó lường trước. Nhưng vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là lúc nào cũng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nên chúng tôi luôn có đầy đủ các công cụ, nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ các NH khi xảy ra sự cố. Cô nói đúng, trước khi sự việc này xảy ra thì ACB được cả các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá là một trong những NH có chất lượng hoạt động vào loại tốt nhất VN. Hoạt động giám sát của NHNN cũng cho thấy, các chỉ tiêu an toàn của NH này luôn luôn đạt và vượt chuẩn. Nhưng như tôi nói trên, hoạt động NH dù có an toàn đến mấy chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra sự cố. Vấn đề là xử lý sự cố đó như thế nào để hạn chế tối đa những thiệt hại, những hậu quả.

Giải pháp nào là hữu hiệu nhất, quan trọng nhất trong việc xử lý các sự cố trong ngành NH, thưa ông?

Đó là sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống trên nhiều phương diện. Nếu không có sự phối hợp này thì kể cả NH tốt nhất cũng có thể sụp đổ trong thời gian rất ngắn. Bởi theo quy định hiện nay, NH huy động 100 đồng, có quyền cho vay 80 đồng. Nếu người dân rút ra cả 100 đồng thì NH lấy đâu 80 đồng để trả. Nên khi một NH gặp nạn thì tất cả  các NH phải cùng hỗ trợ và NH trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành NH trên thế giới. Ý tôi muốn nói là, không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành NH. Vì tính liên kết cao như vậy nên một sự cố, một sự đổ vỡ xảy ra trong hệ thống NH nó có thể lan tỏa ra toàn hệ thống ngay lập tức. Đó là lý do NH phải hoạt động theo phương châm “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Anh không thể đứng khỏi mà phải hòa mình vào cuộc chơi và chấp nhận những quy định chung của hệ thống.

Cụ thể trong vụ ACB vừa rồi, sự phối hợp này được thể hiện thế nào?

Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, NHNN qua các kênh thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, cho vay qua đêm, các khoản cho vay đặc biệt… đã cam kết và đảm bảo đủ thanh khoản cho ACB. Các NHTM khác cũng hỗ trợ ACB rất nhiều. Về tâm lý, khi có những sự cố thế này, các NHTM sẽ phải thận trọng hơn. Họ có thể ngưng lại các vụ cho vay, rút vốn về, cắt giảm hạn mức trên thị trường liên NH. Nhưng trong những ngày vừa qua, các NH vẫn duy trì giao dịch bình thường với ACB trên thị trường này. Tương tự đối với thanh khoản về vàng, ngoại tệ, các NH khác cũng cho ACB vay để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng và ngoại tệ của người dân. Nên ACB không gặp rủi ro gì về thanh khoản trong những ngày vừa qua.

Đặc thù của ngành NH khi xảy ra sự cố là phải ổn định được yếu tố tâm lý người gửi tiền. Nên trong vụ bị tung tin đồn thất thiệt năm 2003 của ACB, thống đốc đương nhiệm lúc đó đã có mặt kịp thời để khẳng định sự an toàn của NH cho người dân an tâm. Nhưng lần này ông đã không có mặt. Phải chăng ông đánh giá sự cố lần này không nghiêm trọng bằng lần trước?

Ở sự cố lần trước, người đứng đầu NHNN phải có mặt bởi khi đó, tính hệ thống, ý thức, trách nhiệm của các NH với nhau chưa cao. Nhưng hiện nay, ý thức liên kết của các NH rất cao, họ đã giúp ACB vượt qua khó khăn nên tôi không nhất thiết phải xuất hiện. Đặc biệt là một chủ trương hết sức quan trọng đã được công khai, minh bạch trong đề án tái cấu trúc NH là “trong giai đoạn hiện nay, không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Các NH cũng hiểu và NHNN sẽ hành động theo chủ trương này. Nếu người dân nào tương đối hiểu biết và nắm chắc chủ trương này thì họ sẽ hiểu và an tâm ngay.

"Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này"
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình – Ảnh: Ngọc Thắng

Nhưng vấn đề tâm lý thường xảy ra ở những bộ phận người dân không biết đến các chủ trương này, họ chỉ biết gửi tiền và rút tiền nếu NH có sự cố?

Với những người này thì như tôi đã nói ban đầu, phải có đầy đủ tiền để trả cho họ. Anh nói gì thì nói nhưng nếu tôi đến rút tiền không được thì không ai tin. Nhưng đã tuyên bố đảm bảo thanh khoản và thực tế họ rút được tiền thì họ sẽ an tâm. Khi họ đã an tâm thì có thể sáng rút ra nhưng chiều họ lại gửi vào.

Đặt trường hợp ông là người gửi tiền, không có nhiều hiểu biết những tiêu chí, kỹ thuật của ngành NH, không hiểu gì về ACB mà chỉ gửi tiền vì NH này nằm ngay ở ngõ nhà ông, ông có đi rút tiền không khi xảy ra sự cố vừa rồi?

Nếu tôi không biết gì cả, cũng có thể tôi sẽ đi rút.

Vậy điều gì có thể thuyết phục ông dừng quyết định rút tiền từ ACB về cất trong tủ?

Đầu tiên phải chứng minh đó là NH tốt. Thứ 2 là NHNN đã tuyên bố, không phải chỉ hôm nay mà là chủ trương lớn trong cả giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát… Nếu có 2 yếu tố đó, thì tôi sẽ yên tâm để tiền ở đó. Bởi tôi là người dân, tôi được nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi, không có lý do gì tôi phải đi rút tiền cả.

Xin hỏi thêm Thống đốc về chủ trương này, ông có cho rằng, việc “đảm bảo” sẽ không để NH nào đổ vỡ có làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường NH? Bởi có thể hiểu, đây là thông điệp ta cứ làm, thậm chí làm sai… cũng không sao?

Tôi xin khẳng định, chúng tôi chỉ đảm bảo “không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát”. Còn NHNN vẫn xử lý nhưng nằm trong tầm kiểm soát. Ví dụ việc xử lý 6 NHTM vừa rồi. Ở góc độ nào đó thì rõ ràng đã có sự thay đổi nhưng NH vẫn còn là để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Còn HĐQT, cổ đông lớn, tình hình tài chính đã thay đổi rất nhiều. Thực ra, chúng tôi đã tái cấu trúc NH nhưng không để xảy ra đổ vỡ. Bởi kinh nghiệm của thế giới trong những năm vừa qua cho thấy, đổ vỡ không phải là cách giải quyết tốt. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc để cho NH Lehman Brothers đổ vỡ là sai lầm. Chính phủ Mỹ cũng nhận ra điều này và không để NH nào đổ vỡ sau đó. Ở đây tôi muốn nói rằng, chủ trương trên không có nghĩa rằng NH muốn làm gì thì làm. Anh nào làm xấu sẽ bị xử lý, mất tiền phải đền tiền, không đền tiền thì chịu trách nhiệm hình sự. Tôi nói ví dụ NH TienPhongbank, họ làm hụt tiền thì họ phải bù đắp tiền vào. Hết rủi ro thì họ hoạt động trở lại. Và trong thực tế, tên vẫn là TienPhongbank nhưng bên trong đã thay đổi. Một số cổ đông ra đi, một số cổ đông mới vào… Mục tiêu cuối cùng là vốn của NH phải đảm bảo để đảm bảo an toàn hoạt động của NH.

Tại sao lại có chủ trương này và bao giờ thì các NH phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?

Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những NH yếu kém.

Các giải pháp đã mang lại hiệu quả tốt“Trong những ngày qua khi sự cố xảy ra, lãi suất trên thị trường liên NH tăng lên 8% so với mức ổn định 5 – 6% duy trì hàng tháng trước đó; tỷ giá đã tương đối ổn định xung quanh mức 20.850 – 20.880 đồng/USD cũng bị giật lên xấp xỉ 21.000 đồng/USD. Tương tự, giá vàng mấy ngày qua đã tăng thêm 2 – 3 triệu đồng/lượng so với trước đó. Thị trường chứng khoán thì sụt giảm mạnh, riêng ngày hôm qua (23.8) mất 17 điểm. Tốc độ rút tiền, vàng, ngoại tệ từ ACB rất lớn. Đó là bức tranh ngày hôm qua nhưng đến hôm nay thì đã khác. Lãi suất trên thị trường liên NH đã giảm xuống còn 6,5 – 7%; tỷ giá về mức 20.850 – 20.860 đồng/USD; vàng đã giảm 1 triệu đồng/lượng và tốc độ giảm của thị trường chứng khoán cũng chững lại. Điều đó cho thấy, giải pháp của ACB, của các tổ chức tín dụng hỗ trợ ACB cũng như NHNN đã phát huy hiệu quả”

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình

Nguyên Hằng

———————————–

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=33340

Thống đốc NHNN: Đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn trước kết thúc nhiệm kỳ

Thứ Tư, 22/08/2012, 14:20 GMT+7 Bản in Email

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cam kết sẽ đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam về ngưỡng an toàn trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ của mình.

“Nợ xấu đã tích tụ nhiều năm… NHNN sẽ đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn ngay trong nhiệm kỳ này”, ông cam kết tại phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21-8.

Ông cho biết thêm, tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn là dưới 3% tính theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, ông Bình cho biết sự thành công trong việc xử lý nợ xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế trong nước và thế giới,…

Giải thích của ông nhằm trả lời băn khoăn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đặt câu hỏi rằng mất bao lâu để Ngân hàng Nhà nước đưa tỷ lệ nợ xấu hiện nay giảm xuống, và có giảm được không kể từ nay đến giữa năm 2013.

Trả lời của ông Bình cho câu  hỏi trên chưa thuyết phục được các đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói trong phần tổng kết phiên chất vấn: “Nhiều đại biểu còn băn khoăn về một số nội dung trong phần trả lời của thống đốc, trong đó có nội dung trả lời câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội”.

Thống đốc NHNN cho rằng, nợ xấu này là đã tích lũy qua rất nhiều năm. Từ năm 2008, nợ xấu tăng rất nhanh. Năm 2008, tốc độ tăng nợ xấu 7,4%, năm 2009 tăng 57%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64%. 6 tháng đầu năm 2012 tăng 47% trong khi tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng mới xấp xỉ 1%.

Trong phần chất vấn của mình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi, qua giám sát và báo cáo của NHNN thì nợ xấu lên tới 8,6%, tương đương số tiền 202.000 tỉ đồng, gần gấp 2 lần so với báo cáo của các tổ chức tín dụng là có thể coi là thiếu trung thực, thiếu công khai minh bạch hay không.

Thống đốc NHNN khẳng định: “Tôi đã làm 30 năm trong nghề ngân hàng thì 30 năm qua đều có 2 số liệu như vậy”.

Ông giải thích, trong nội bộ của nước ta đã luôn luôn hình thành 2 số liệu. Một là số liệu do các tổ chức tín dụng báo cáo theo các quy định của NHNN. Hai là tỷ lệ do chính NHNN đánh giá về nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Về tỷ lệ nợ xấu 13% mà Fitch Rating đưa ra gần đây, ông Bình cho biết tổ chức này đã giải thích với ông rằng, họ lấy tỷ lệ nợ xấu chung, cộng với tỷ lệ nợ xấu nhóm 2, thì ra kết quả trên.

Ông cho biết, có những tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu lên trên 30%, đặc biệt là có tổ chức tín dụng lên tới 60%, không có lãi, thậm chí mất cả vốn tự có lẫn vốn điều lệ.

Tuy nhiên, về tỷ lệ nợ xấu hiện nay của Việt Nam, ông cho rằng, nợ xấu hiện nay “chưa đến mức hốt hoảng, không phải nguy kịch quá”. Theo ông, vào thời kỳ khủng hoảng của giai đoạn năm 1998 – 2000 thì Thái Lan có 47%, Hàn Quốc 17%, Indonesia 50%,… cao hơn Việt Nam nhiều lần.

Ông cho biết, đến nay, các tổ chức tín dụng đã trích lập được 70.000 tỉ đồng để dự phòng rủi ro, và 84% nợ xấu đã có tài sản đảm bảo khoảng 135% giá trị khoản nợ. Do đó, nếu có cơ chế hợp lý có thể xử lý được nợ xấu này với chi phí thấp nhất.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đến ngày 31-3-2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125.800 tỉ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60.900 tỉ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Bắt giữ ông Kiên không liên quan đến ACB

Thống đốc NHNN nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, Bộ Công an cũng đã có văn bản đề cập. Trong công văn đó chỉ nói là thành lập ra ba công ty con và ba công ty này kinh doanh trái phép. Ông Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập của ACB, nhưng đây là hội đồng do ACB thành lập ra thôi, chứ theo Luật Các tổ chức tín dụng, trong cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần không có tổ chức này, mà chỉ cho phép có hội đồng quản trị và ban điều hành.

Thống đốc NHNN cho biết, đến giờ phút này ông Kiên không tham gia vào hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng nào, do vậy, với nguyên nhân bắt giữ và địa vị công tác của ông Kiên hiện nay, thì không liên quan gì đến ACB.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự an toàn hệ thống trước mọi dư luận xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các cấp sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản ACB cũng như tổ chức tín dụng khác, nếu như có hiện tượng rút tiền hàng loạt.

Về việc này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận rằng có thể khẳng định việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hoàn toàn không liên quan đến việc điều hành của ACB; những người có tiền gửi tại ACB yên tâm, Ngân hàng Nhà nước cũng đang giám sát chặt chẽ thanh khoản của ngân hàng này.

Tư Hoàng
Theo TBKTSG

—————–

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=33260

Thống đốc: ‘Nợ xấu ngân hàng không quá nguy kịch’

Thứ Ba, 21/08/2012, 21:05 GMT+7 Bản in Email

Cung cấp số liệu nợ xấu của nhiều “đại gia” cũng như xác nhận con số toàn hệ thống là 8,6%, nhưng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, sức khỏe của các nhà băng hiện không đến nỗi “hốt hoảng” hay “quá nguy kịch”.

Dù bất ngờ bị chi phối bởi câu chuyện bắt giữ bầu Kiên, nhưng trọng tâm của buổi chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình chiều 21/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tập trung vào chủ đề hệ trọng của ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay – giải quyết nợ xấu. Theo đó, câu trả lời được chờ đợi nhất nằm ở con số nợ xấu “chính thức” của các ngân hàng, cùng với đó là những giải pháp được cơ quan quản lý đề ra và cam kết thực hiện.

Sở dĩ câu hỏi về một số liệu chính thức được đặt ra cho người đứng đầu ngân hàng Nhà nước là bởi trong những thông báo trước đó của cơ quan này, các con số có phần “đá nhau”. Theo số liệu tổng hợp từ các nhà băng, nợ xấu của hệ thống là hơn 117.700 tỷ (khoảng 4,47% dự nợ), trong khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước lại thông báo con số 202.000 tỷ đồng (tương đương 8,6%). Phát biểu tại Quốc hội hồi tháng 3, bản thân Thống đốc Bình còn khẳng định nợ xấu toàn ngành khoảng 10%.

Tại báo cáo giải trình gửi Thường vụ Quốc hội trước phiên chất vấn, Thống đốc thừa nhận nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2008 tới nay. Ông cũng cho biết nguyên nhân dẫn tới những con số khác nhau về nợ xấu là tình trạng phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu trong báo cáo tài chính thấp hơn thực tế để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài ra, còn phải nhắc đến việc một số ngân hàng điều hành tín dụng bất cập, năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài còn hạn chế, để nợ xấu tăng cao.

Tuy nhiên, phần trả lời này dường như chưa làm thỏa mãn các đại biểu khi trong 28 câu hỏi được đặt ra tại buổi làm việc, có rất nhiều ý kiến yêu cầu Thống đốc làm rõ những con số này. Với thái độ cầu thị, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định số liệu do cơ quan Thanh tra đưa ra 8,6% là đáng tin cậy và cũng được hầu hết các tổ chức quốc tế làm việc với Ngân hàng Nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, con số này chỉ đúng đến 31/6/2012.

Theo Thống đốc Bình, tại một thời điểm, Ngân hàng Nhà nước không thể ngay lập tức biết được con số nợ xấu chính xác là bao nhiêu, do cần thời gian kiểm tra, rà soát. Do vậy, số liệu trong nhiều trường hợp chủ yếu phụ thuộc vào báo cáo của các ngân hàng. Trong khi đó, kết quả thanh tra 9 tổ chức tín dụng yếu kém vừa qua cho thấy con số nợ xấu tại các nhà băng này là rất đáng ngại. “Theo báo cáo của bản thân các tổ chức tín dụng, nợ xấu của họ đều không quá 2,5% và đều có lãi. Nhưng khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra thì có tổ chức tín dụng nợ xấu lên 30% và thậm chí tới 60%. Có những ngân hàng mất hết cả vốn tự có và vốn điều lệ”, Thống đốc khẳng định.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cam kết sau buổi chất vấn, cơ quan này sẽ có tính toán, rà soát lại, nhằm gửi đến các đại biểu số liệu cập nhật hơn. Tuy nhiên, theo đại biểu Đồng Hữu Mạo, điều này là chưa đủ bởi những con số nêu trên cho thấy báo cáo từ các tổ chức tín dụng là “rất không đáng tin cậy”. Thống đốc Nguyễn Văn Bình một lần nữa phải cam kết kỷ luật báo cáo sẽ tiếp tục được thắt chặt khi các tổ chức tín dụng thực hiện đề án tái cơ cấu.

Một ý kiến khác của đại biểu Phùng Văn Hùng (thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) lo ngại các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện cũng rơi vào tình trạng “kém hiệu quả, thất thoát nhiều” như các doanh nghiệp quốc doanh. Đại biểu này cũng dẫn chứng một số báo cáo cho thấy nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước hiện gấp đôi khu vực cổ phần.

Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, theo số liệu báo cáo, tính đến 30/6, nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh là 3,76%, trong khi khối cổ phần là 4,73%. Người đứng đầu ngành ngân hàng do đó nhận định tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nhà nước do đó không “bi đát” như nhận định của đại biểu.

Ông cũng chứng tỏ sự minh bạch khi công bố chi tiết nợ xấu của 5 ngân hàng quốc doanh lớn là Công thương (Vietinbank), Nông nghiệp (Agribank), Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư & Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Theo đó, “quán quân” nợ xấu là Agribank với 6,14%, trong khi tỷ lệ thấp nhất (2,45%) thuộc về Vietinbank.

Đánh giá chung về tình hình nợ xấu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng tình trạng của của Việt Nam chưa đến mức “hốt hoảng” và “quá nguy kịch” nếu so với các nước trong khu vực ở thời điểm họ đứng ra xử lý nợ xấu. “Các tổ chức tín dụng đã trích lập 70.000 tỷ để dự phòng rủi ro tín dụng. 84% các khoản nợ của hệ thống đều có tài sản đảm bảo (giá trị 135% giá trị các khoản nợ)”, ông Bình thông tin.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của đại biểu đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về trách nhiệm của cơ quan quản lý và cá nhân Thống đốc, ông Bình cũng thừa nhận đây là một phần nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao. “Tôi xin nhận trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước cũng như với tư cách là Thống đốc hiện nay”, ông nói.

Ngay trước giờ giải lao của phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị có câu hỏi dành cho Thống đốc. Chủ tịch hỏi trực diện về thời điểm giải quyết xong “cục máu đông” nợ xấu. “Tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu nợ và tình hình nợ xấu thì ai cũng biết rồi. Với quyết tâm chính trị của Thống đốc, từ nay đến cuối năm 31/12 hoặc có thể sang 30/6 năm sau, liệu nợ xấu có giảm không và giảm xuống cỡ bao nhiêu”, ông Nguyễn Sinh Hùng hỏi.

Trước câu hỏi này, nhiều đại biểu có mặt tại nghị trường tỏ ra khá thích thú và cho rằng đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Bản thân ông Bình trong phần trả lời sau đó cũng thừa nhận đây là một “câu hỏi lớn, tầm cỡ”, do đó cần đặt trong bối cảnh các mục tiêu vĩ mô chung. Theo đó, việc giảm nợ xấu về dưới ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế (3%) cũng cần xem là một mục tiêu. “Tôi tin rằng sắp tới, tình hình sẽ được cải thiện. Đến cuối nhiệm kỳ này, nợ xấu của các ngân hàng sẽ được đưa về theo chuẩn”, ông Bình cam kết.

Tại phiên họp này, các đại biểu cũng đặt câu hỏi về việc các ngân hàng lách “trần” lãi suất cho vay sau khi có hiệu triệu của Ngân hàng Nhà nước về việc đưa lãi suất cho vay về 15% một năm. Đại biểu Huỳnh Nghĩa đặt vấn đề: “Việc phân loại khách hàng cho vay khó khăn đã khiến nhiều doanh nghiệp phải gửi lại ngân hàng một phần ba phần được vay dưới hình thức tiết kiệm lãi suất 9% một năm. Như vậy họ phải trả lãi 18% một năm. Đây là hợp đồng dân sự và không vi phạm Luật nhưng bản chất vẫn là lách luật. Thống đốc có biết không việc này không và Có giải pháp gì để kiểm tra”?

Trả lời đại biểu, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng nếu có thì đây không phải là hiện tượng phổ biến bởi các ngân hàng đang thiết tha cho vay vì họ cũng là doanh nghiệp. Do vậy họ bằng mọi cách bán được hàng, thậm chí là phải giảm giá. Thống đốc đề nghị Đại biểu Huỳnh Nghĩa nếu có trường hợp như vậy sẽ bố trí ngay một ngân hàng khác sẵn sàng cho vay nếu doanh nghiệp đó tốt. Tuy nhiên, ông bình lo ngại có sự thông đồng giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong trường hợp này. “Do khoản vay dưới chuẩn nên hai bên thông đồng với nhau. Nếu có, đề nghị đại biểu thông tin để tôi có điều kiện chấn chỉnh”, ông Bình nói

Câu chuyện ngân hàng “ăn dày” lãi suất cũng được các đại biểu đề cập. Người đứng đầu toàn ngành ngân hàng thừa nhận việc đó có thể chỉ có trong quá khứ còn từ năm 2008 và đặc biệt đến năm nay không còn như vậy. Theo Thống đốc, với lãi suất huy động 9%, các ngân hàng phải cho vay 13%, thậm chí hơn 14% mới hòa vốn. Ông Nguyễn Văn Bình giải thích: “Với 100 đồng huy động, ngân hàng phải đưa vào dự trữ bắt buộc mất 3 đồng, 10 đồng cho dự trữ thanh toán. Nếu đem cho vay, họ phải đưa 0,75 đồng nữa để đưa vào trích lập dự phòng rủi ro chung. Cộng thêm trích lập dự phòng nợ xấu, tính tất cả, chi phí này phải mất 13%. Chưa kể chi phí điều hành như thuê cán bộ, trang thiết bị…, chi phí này chiếm từ 1-1,5% nữa. Như vậy điểm hòa vốn lên xấp xỉ trên 14%”.

Nhật Minh – Thanh Lan
Theo Vnexpress

Bình luận về bài viết này