Di… chúc! Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương

Theo: http://www.alaintruong.com/archives/2012/01/02/23139856.html

DC3JPG_100652

Một góc bộ sưu tập đồ cổ của ông Dương Minh Thới, nay đã bị lấy đi. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Thứ Bảy, 31.12.2011 | 10:13 (GMT + 7)
Trong nhiều vụ án tranh chấp về tài sản thừa kế, kiện tụng đòi chia nhà cửa, đất đai… của con cháu khi cha mẹ mất đi, có những vụ việc làm biết bao người, không chỉ người trong cuộc, phải đau đớn, day dứt mãi, chuyện này không của riêng ai, ai cũng có thể gặp phải.
Chuyện gia đình bà nguyên Bộ trưởng…
Đây là câu chuyện đau lòng tôi từng biết. Đọc từng tập hồ sơ, từng lời viết “kêu cứu” của nạn nhân là con cháu của bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, bà là Thứ trưởng Bộ Y tế và sau cùng là Giám đốc Trung tâm Nhi khoa… Ngôi nhà với gần 1.000 mét vuông, hai mặt tiền ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí Minh (đối diện công viên Tao Đàn, quận 1), vốn là của ông bà Dương Minh Thới và Hà Thị Ngọc.
Cũng trong ngôi nhà này, ông Thới có hàng ngàn cổ vật, trở thành bộ sưu tập mang tên Dương Hà (họ của ông Thới và vợ ghép lại). Bà Hoa là con gái của ông Thới, cũng sớm làm cách mạng. Sau ngày thống nhất đất nước, bà Hoa đưa người chồng, tên là Huỳnh Văn Nghị (SN 1928) về nhà ở rể. Năm 2006, vì vợ chồng bà Hoa không có con, nên theo ý nguyện của ông bà Thới để lại, ngôi nhà và bộ sưu tập đồ cổ phải được lưu giữ truyền lại cho các con cháu dòng họ sau này, và đây cũng là nơi để con cháu dòng họ thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì dòng họ không còn ai, nên bà Hoa đã lập di chúc vào ngày 23.2.2006 để lại ngôi nhà cùng tài sản cho ông Đỗ Tường Phước, là cháu ngoại của ông Dương Minh Thới, gọi bà Hoa bằng dì ruột. Di chúc cũng được bà Hoa và ông Huỳnh Văn Nghị ký tên, có công chứng tại Phòng công chứng số 1 – TP.Hồ Chí Minh.
Ông Đỗ Tường Phước cũng là một người trong ngành y, là một dược sĩ, là cháu ngoại của ông Thới, vốn trước đây từng lăn lộn góp sức với dì ruột của mình là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đóng góp cho ngành y tế nước nhà, trong đó có việc xây dựng hình thành Trung tâm Nhi khoa, hiện nay trực thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 – TP.Hồ Chí Minh. Ông Phước nói chuyện với tôi trong nước mắt và đầy cay đắng. Khi bà Hoa mất đi, ông Nghị sống một mình trong ngôi nhà bề thế rộng lớn ngay trung tâm thành phố, đã làm ông động lòng trắc ẩn và sợ một cái gì đó, nên gọi gia đình ông Phước, người được thừa kế tài sản về sống chung một nhà. Ông Phước cho biết: “Lúc đó, là khoảng giữa năm 2009, ông Nghị yêu cầu gia đình tôi về sống chung với ông để tự giữ tài sản, đồ đạc mà bà Hoa đã di chúc để lại cho tôi. Thương dì chúng tôi đã mất, nên chúng tôi đều rất thương ông là dượng rể trong nhà. Nhưng chữ ngờ ai biết được…”.
SKMBT_C45111122314510__2_
Huỳnh Văn Nghị, người cướp sưu tập Dương Hà.
Thay đổi di chúc xoành xoạch
Ngày 26.8.2009, ông Huỳnh Văn Nghị đến Phòng công chứng số 1 – TP.Hồ Chí Minh lập “di chúc” với nội dung: “Ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1986, ngụ 417 đường Minh Phụng, phường 19, quận 11 sẽ thừa hưởng di sản thừa kế do tôi để lại là một phần thuộc sử dụng, sở hữu của tôi trong bất động sản số 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3”. Nhưng đến ngày 1.9.2009, ông Phước lại bất ngờ biết chuyện ông Huỳnh Văn Nghị đến văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8 để làm… tiếp một “di chúc” khác với nội dung để lại toàn bộ tài sản chứ không phải là một phần. Trong bản di chúc này ông Nghị viết: “Tôi và vợ tôi Dương Quỳnh Hoa, đã mất ngày 26.2.2006 là chủ sở hữu toàn bộ động sản có trong căn nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3 (có danh mục đính kèm, gồm 2.310 món đồ cổ). Vợ chồng tôi không có con chung, con riêng.
Cha mẹ vợ tôi đã chết trước vợ tôi nên toàn bộ số tài sản trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi”. Và nội dung quan trọng trong bản di chúc này là: “Sau khi tôi qua đời, ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1968 ngụ 417 đường Minh Phụng, quận 11, sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế là các động sản nói trên do tôi để lại. Ngoài Nguyễn Quốc Nam, tôi không để lại cho bất cứ ai”. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi hoàn toàn không biết ông Nam là ai”. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây, mà có dấu hiệu không bình thường khi ngôi nhà trị giá hàng trăm tỉ đồng và bộ sưu tập đồ cổ vô giá của ông bà Thới để lại (chính ông Nghị cũng thừa nhận điều hiển nhiên này), được ông này thay đổi di chúc lần thứ… 4!
Với bản di chúc chính tay ông Nghị viết vào ngày 1.9.2009 ở văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8, thì chỉ sau 15 ngày, tức vào ngày 15.9.2009, cũng chính ông Nghị trở lại văn phòng luật sư này làm “Giấy hủy bỏ di chúc” lập ngày 1.9.2009. Lúc này, ông Nghị lại thừa nhận bản di chúc được lập lần đầu tiên cùng với vợ của mình là bà Hoa vào năm 2006. Dấu hiệu không bình thường của ông lại thể hiện một lần nữa, là vào ngày 25.1.2011, ông Nghị lại đến Phòng công chứng số 1… lập di chúc với nội dung: “Sau khi tôi qua đời thì toàn bộ phần sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của tôi và phần di sản tôi được thừa kế của vợ tôi… tôi không để lại cho ông Đỗ Tường Phước nữa mà để lại cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai, sinh năm 1972, ngụ 716/H Hậu Giang, phường 12, quận 6”.
Kiện rồi lại rút
Trong khi ông Nghị lập di chúc để tài sản cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai nào đó, hoàn toàn xa lạ với dòng họ Dương, thì đùng một cái, ngày 29.1.2011, ông Nghị nộp đơn “khởi kiện” ông Đỗ Tường Phước, tức là cháu ngoại dòng họ Dương mà theo ý nguyện của bà Hoa, là người được thừa hưởng tài sản theo di chúc lúc bà còn sống. Cũng trong đơn khởi kiện, ông Nghị “đồng ý thanh toán 1 phần 6 giá trị quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai cho ông Phước”. Như vậy, từ cuối năm 2009 đến thời điểm đầu năm 2011, ông Nghị đã thay đổi liên tục ít nhất 6 lần lập di chúc, rồi thay đổi nội dung di chúc cho đến khởi kiện ra tòa. Ngày 15.2.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định thụ lý vụ án dân sự, mà ông Nghị nộp đơn khởi kiện. Rồi lại thêm một lần nữa, cũng chính ông Nghị viết đơn đề ngày 21.9.2011 gửi đến TAND quận 3 với nội dung xin rút đơn kiện vô điều kiện. Do vậy, ngày 30.9.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, số 32/2011/DS ngày 15.2.2011 về tranh chấp thừa kế, mà ông Nghị là nguyên đơn, bị đơn là ông Phước.
Như vậy, sau khi rút đơn kiện ông Phước, coi như bản di chúc mà ông Nghị cho tài sản thừa kế cho những người “lạ” nêu trên đều bị mất tác dụng, coi như bản di chúc được lập năm 2006, thời điểm bà Hoa còn sống lại trở về vị trí… đích thực của nó. Tuy nhiên, lần này diễn biến câu chuyện lại đi vào tình thế khác, với nhiều “tay” máu mặt lao vào… kiếm chác.
Sau khi rút đơn kiện ông Phước, ông Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương, đó là hiến tặng toàn bộ sưu tập đồ cổ cho Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh. Ông Nghị gửi đơn kêu cứu khắp nơi, khắp nơi đều im lặng, đùng một cái, ngày 16.3.2011, các cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh, huy động hàng trăm người vào nhà mang đi toàn bộ đồ cổ, mà ông Phước cho biết là hơn 3.000 món đồ vật, trị giá cực kỳ lớn.
Càng khó hiểu hơn về hành động của ông Nghị, đó là đầu tháng 11.2011, gia đình ông Phước bị “khủng bố” tinh thần khi xuất hiện một vị cảnh sát mang hàm trung tá, đến gia đình xưng là Nguyễn Minh Hưng, dẫn theo một số người đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi nhà, vì được ông Nghị thuê làm. Thấy việc bất bình và ngang trái, ông Phước gửi đơn đến cơ quan công tác của vị trung tá cảnh sát này, thì ông Hưng “biến mất”, nhưng gần đây lại xuất hiện người khác cũng đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi ngôi nhà của cha ông họ. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi đang bị nhiều người lạ ngày đêm đe dọa, họ nhăm nhe vì ngôi nhà mà chúng tôi phải ra sức bảo vệ để làm nơi thờ phụng cho ông bà”. Phùng Bắc

25 comments on “Di… chúc! Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương

  1. Bà cố bộ trưởng đã quá ngây thơ cho đến lúc không xác lập quyền quản lý và thừa kế BĐS và cổ vật của dòng họ và người thừa kế cũng vậy, đều trở nên vô trách nhiệm với tổ tiên của họ…Xưa đã ngây thơ thời cuộc, cuối đời vẫn còn quá thơ ngây với bạn đời chốn bưng biền GPMN.Quả báo chăng?

  2. Biệt thự, đồ cổ cũng là cướp của người dân sau giải phóng Saigon mà có. Nay thì bị chính các đồng chí cướp lại, cái sự đời luẩn quẩn, có vay ắt phải trả!

  3. Cướp qua cướp lại thôi.Toàn bọn cướp ngày cả đấy.Cái biệt thự là cướp của chính quyền cũ.Đồ cổ là cướp của dân.Bà này dân Sài Gòn rành lắm..

      • Cha mẹ là chủ sở hữu ngôi nhà đó còn DQH từ pháp về và vào bưng …VNCH I và II thường hành xử theo luật định, không bắt cha mẹ chịu trách nhiệm về hành vi chính trị của con cái đã trưởng thành…khác xa thời nay – thời cả gia tộc phải chịu liên đới ít nhiều áp lực của đám ma làng đến ma trung ương.

  4. Bon “an com quoc gia,Tho ma cong san” muon danh tri thuc ma nam vung va tiep tay cho giac Cong …cuoi doi va cuoi cung cung bi bay ken ken bu vao xau xe,cuop giat, chia chat tai san thu gop cua ong ba, giong ho …! That chang qua cung la bai hoc, tam guong lam nguoi cho tat ca moi nguoi khac nhin thay …”ngay xua qua bao thi chay, ngay nay qua bao lien ngay tuc thi …!”
    Dan Viet dang cho doi cai ngay dang Cong san sup do, nguoi dan se phanh thay, uong mau bon cuong quyen, thu gom lai nhung gi ma bon chung da chiem huu, cuop doat cua toan dan ! Ngay ay dang den that gan !!!

  5. Bài viết này đưa thông tin không chính xác và 1 chiều, có lẻ Ông Phùng Bắc nào đó đã ăn tiền để viết bài theo ý đồ của kẻ trả tiền cho Ông ta.
    Thứ nhất : Đỗ Tường Phước không phải là cháu ngoại của Ông Dương Minh Thới, lại càng không phải cháu ruột bà DQH.
    Thứ hai : tất cả những ai thông minh, sáng suốt đều phải đặt câu hỏi : tại sao Ông Huỳnh Văn Nghị đã cho Ông Đỗ Tường Phước về ờ khi di chúc chưa có hiệu lực, vậy mà gần 1 năm sau, phải yêu cầu gia đình ông Phươc về lại nhà mình để Ông Nghị đươc sống yên ổn đến khi qua đời ? Những hành động của gia đình Ông Phước sau khi được vào nhà ở chung với Ông Nghị là : yêu cầu Ông Nghị chuyển ngay quyền sở hữu cho mình vì sợ “nếu Ông Nghị sống lâu quá, thuế trước bạ tăng Ông Phước sẽ không đủ tiền đóng”, tất cả những người đến thăm Ông Nghị đều bị gia đình Ông Phước yêu cầu người giúp việc theo dõi, để ý, khi có mâu thuẫn, gia đình Ông Phước yêu cầu người gv của Ông Nghị nghỉ việc để Ông Nghị (84 tuổi) không có người chăm sóc sẽ không sống lâu, cho người thân đến nhà buông lời xúc phạm Ông Nghị, viết thư nặc danh hăm dọa, yểm bùa hại Ông Nghị … và nhiều hành động bẩn thỉu khác mà Ông Phùng Bắc không biết để nêu lên hay cố tình không nêu lên ?

    Những chuyện này, chỉ có Đỗ Tường Phước và những người trong gia đình ông ta, bà Lâm Ngọc Phước (vợ), Đỗ Tường Quân (con trai), Đặng Bích Quân (con dâu) là biết rõ nhất. Sự thật chỉ có 1, những người cố tình bóp méo, che dấu sự thật, đều là những kẻ lừa đảo để xét cho cùng, muốn vơ vét về mình càng nhiều của cải càng tốt.

    • Co lẻ người biết sự thật này la người của Huỳnh Văn Nghị thôi, vì vậy mới biết trong nhà họ đang ở có ai . Nhưng nhìn những hình ảnh mà báo Thanh Nien đã dăng tải cho thấy không biết ai hiếp đáp ai vì bên ông Phước ở đã bị bên Huỳnh văn Nghị cắt nước , phải hứng từng sô nước. Thời buổi văn minh này mà có người còn bị sống như thời thượng cổ .
      Cỗ Thiên Thời bên Hồng Kông trả lời cho ong” biết sự thật” ; Đây chắc chắn là Con Huỳnh Vĩnh Mai và thằng chồng việt kiều thất nghiệp từ Mỹ về đễ cướp giựt đó bà con ơi.

  6. Trả lời cho Người biết sự thật nào đó.
    Tôi là Philippe Truong, cháu ngoại của cụ Dương Minh Thới, con của người chị thứ sáu của bắc sĩ Dương Quỳnh Hoa. Tôi là một nhà nghiêm cứu cổ vật Việt Nam và tôi đã từng về trong thời gian dì Bẩy còn sống để lo bộ sưu tập của gia đình. Điều này một số nhà nghiêm cứu và sưu tập đồ cổ, và bảo tàng TP cùng biết.
    Thứ nhất ông nói là anh Phước không phải la cháu ngoại của ông Thới và càng là không phải cháu ruột của bà DQH. Chuyện này theo tôi thì ông chỉ biết qua ông Nghị. Để cho ông biết rõ hơn đay không phải la sự thật. Anh Phước là con của dì hai. Dì hai tuy là con của của người anh của ông ngoại nhưng ông ngoại đã xinh về nuôi và xem là con. Ông bà ngoại có sáu người con : bà Hường (dì 2), bà Đây (dì 3), bà Hạnh (dì 4), ông Tín (cậu 5), bà Lan (mẹ tôi), bà Hoa (dì 7). Đó là sự thật. Di 4 (bà Hạnh), người con gái còn sống (với dì 2) và gia đình đã làm giấy chứng nhận chuyện này. Ngoài ra, khi anh Phước làm việc trong Trung Tâm Nhi Khoa với dì 7 (DQH) tất cả mọi người điều biết chuyện này cả ông Nghị. Tôi rất ngạc nhiên là sau khi dì 7 mất ông Nghị lại đem chuyện này ra.
    Vã lại, dì 7 và ông Nghị đã chấp nhận làm di chúc cho anh Phước là the lời quyết định chung của gia đình. Vì căn nhà đường Nguyễn Thị Minh Khai và bộ sưu tập là taì sản của ông bà ngoại, nghiã là của gia đình, chứ không phải là của di 7 hay ông Nghị.
    Còn ông hỏi tại sao cho anh Phước về ở tại nhà ông bà ngoại. Chuyện này rất dễ hiểu. Vài tháng sau khi dì 7 qua đời, ông Nghị có sang Pháp, gặp dì 4 và tôi. Ông Nghị bàn rằng ông có ý định bán bộ sưu tập của ông ngoại. Dì 4 và tôi không chấp nhận và nhắc ông rằng đây là tài sản gia đình. Ông hứa sẽ không đụng đến. Chúng tôi vẫn tin cậy ông nên ông vẫn sống yên ổn tại đây. Vài năm sau, không báo cho gia đình ông lại « biếu » cho ông Nam bộ sưu tập gia đình. Ông Nam không có liên quan gì với gia đình tôi cả. Khi biết được chuyện này, tôi có nhờ một số người can thiệp và anh chị Phước tiếp xúc với ông Nam nẹn một phần lớn bộ sưu tập đã được hoàn lại. Sau chuyện này nên ông Nghị mới mời anh chi Phước về ở và gia đình cũng chấp nhận. Khi tôi về thì đã phát ra rằng một số đồ đã bị cướp !
    Ngoài ra khi bảo tàng TP đã đến nhà đem bộ sưu tập về BT, thì họ không đụm đến bàn thờ tổ tiên và ông bà ngoại. Vừa rồi ông Nghị cho người dọn va đem cả bàn thờ ông bà ngoại tôi đi đâu tôi không biết. Như vậy tôi không biết ai là người hiền kẻ tốt !
    Philippe TRUONG

  7. Thật đáng thương cho những kẻ hằn học, quay cuồng vì giành giật của cải, bất chấp mọi thủ đoạn. “Cái gì của mình sẽ là của mình”, sao phải khổ vậy, chết có mang theo được đâu.

  8. Tui chỉ là một trong số nhiều người biết sự việc này, nên nói lên những thông tin mà mình biết để mọi người cùng biết, có cái nhìn đúng về vợ chồng cố bác sĩ DQH.

  9. Chao anh PT,

    Theo thông tin tui được biết, bảo tàng đã xem xét tất cả các yếu tố, cơ sở pháp lý trước khi tiếp nhận bộ sưu tập này, và tất cả các giấy tờ pháp lý của ông HVN đều đầy đủ. Bộ st đã được bảo tàng tiếp nhận, hy vọng sẽ được lưu truyền, giữ gìn cho dân VN, hơn là để cho cá nhân không xứng đáng dành giật.

  10. Toi la chi ruot cua Duoc Si DO tuong Phuoc’,muon’ tra loi cai’ nguoi noi’ la gia dinh toi an hiep’ ong Nghi( ngay xua la DUONG BAY)Moi nam toi ve saigon tham gia dinh.Thang’ 3 2011 gap hon 100 cong an va Thanh nien den’ nha de doi’ pho’ voi’ mot ba gia 71 tuoi la toi,duoc si phuoc va vo 65 tuoi,ma’ toi 100 tuoi va 2 dua’ chau’ trai va chau’ dau.Lan nay thang’ 12 2011 toi den’ tham ma’ toi o 208 Nguyen thi minh Khai thi gap nguoi lam cua ong NGHI,anh Bo doi NHI ra mo cua va noi’ ong Bay khong cho toi vao nha,nen khong di tham ma’ toi duoc.Toi 73 tuoi roi,con ai so nua!Nguoi lam cua ong Nghi luon luon mo cua ra vao nen ai noi’ la ong NGHI bi an hiep’ la noi’ lao’! Vua an cuop’ vua la lang do’ qui’ vi oi.

Bình luận về bài viết này