Cuộc Hành trình của Hồ Cẩm Đào lên đỉnh cao quyền lực quân sự: Phần I


Nhà Lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Michelle Yu

Trong một bức thư gữi cho chế độ Trung ương Trung Quốc vào đầu tháng 5, các Chủ nhân ông hàng đầu Quân đội của Trung Quốc đã cùng chung kiến nghị kêu gọi vị lãnh đạo hàng đầu của Đảng Hồ Cẩm Đào giữ lại vai trò Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của ông sau khi ông rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và nhà nước, theo số báo tháng 6, tạp chí Cheng Ming Magazine, Hong Kong.

Nếu được chấp thuận, Hồ Cẩm Đào sẽ là ví dụ về trường hợp của những người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, cả hai giữ lại chức vụ quân đội hai năm, sau khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch10 năm.

Khởi đầu Chậm chạp

Nhưng Hồ đã chiến đấu khó khăn nhiều hơn những vị tiền nhiệm của mình trong nổ lực dành sự hỗ trợ của quân đội, và ông đạt được thành công chỉ trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 10 năm.

Năm 2002, tại Hội nghị Quốc gia làn thứ 16 của Đảng Cộng Sản (ĐCSTQ) lúc mà Hu đã phải được chính thức bàn giao toàn bộ quyền lực điều hành đất nước, vị đồng minh quân sự của Giang Trạch Dân, Zhang Wannian, và 22 tướng khác đã gây ngạc nhiên cho Hội nghị với 1 động thái đặc biệt dành cho Giang được giữ lại vai trò lảnh đạo quân sự.

Vào thời điểm đó, Hu có ít ảnh hưởng để chống lại các ông chủ quân sự. Vì vậy, lúc Zhang Wannian la lớn với Hu trong Hội nghị và yêu cầu hồi phản, Hu nói bằng một giọng thấp dịu, “Khi tất cả mọi người đồng ý với động thái đặc biệt này, tôi cũng không có phản đối.”

Trong hai năm tiếp theo, Hồ, vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, phải sống trong bóng tối của Giang và phe nhóm của Jiang.

Cư dân mạng thường gọi đùa ông là thái tử của hoàng đế “le fils de l’empereur”(*). Tên của ông đã luôn luôn được đề cập đến sau Giang Trạch Dân trong các bản tin tức chính thức, và ông luôn luôn đi sau Giang Trạch Dân tại tất cả những dịp công cọng—trong thế giới nghiêm ngặt của tuyên truyền cộng sản Trung Quốc, cả hai đều là biểu hiện công chúng về tình trạng thấp kém của Hồ.

Không có hòa bình

Tư thế phục tùng của Hồ Cẩm Đào đã không mua được (không đem lại) yên tĩnh cho mình. Giang đã chuẩn bị một người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào ngay khi Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo nhà nước, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã sắp xếp cho Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm Giang Trạch Dân. Cựu Thị trưởng Thượng Hải và thành viên Bộ Chính trị Chen Liangyu, một thành viên chủ chốt trong phe Thượng Hải của Giang Trạch Dân, là người thừa kế mà Giang lựa chọn.

Chen hầu như không che giấu tham vọng của mình, ông thường công khai mâu thuẫn với Hồ Cẩm Đào. Nhiều lần, Chen bày tỏ sự thách thức Hồ Cẩm Đào và gọi Hu là một học giả yếu đuối không thể gánh vác trách nhiệm của mình. Chen cũng đã phản đối chính sách kinh tế của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo và công khai tuyên bố rằng họ không phù hợp với Thượng Hải.

Tin đồn, hoặc rò rỉ, thậm chí nói là Giang lên kế hoạch ám sát Hồ một năm trước Hội nghị Quốc gia thứ 17 của ĐCSTQ, có thể là một sự háo hức muốn có người của mình nắm trọn hết toàn quốc.

Theo Tạp chí Trend Magazine có trụ sở tại Hồng Kông, Hồ Cẩm Đào đã có chuyến đi viếng thăm không được công bố đến một căn cứ hải quân tại Thanh Đảo (Qingdao) trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Khi thanh tra các đội tàu từ một chiếc khu trục hạm tên lửa dẫn đường trên biển Hoàng Hải, hai tàu nhỏ bất ngờ bắn vào khu trục hạm, giết chết năm binh sĩ. Hố thoát nạn không hề hấn gì và vội vàng bay tới phía đông nam tỉnh Vân Nam, nơi ông ở lại một tuần trước khi trở về Bắc Kinh, Trend Magazine cho biết.

Sau đó không lâu Hồ trả đũa. Chỉ sau bốn tháng sau đó, Chen đã bị bắt giữ về tội tham nhũng và sau đó bị kết án 18 năm tù.

Trong tháng Tám, hai tháng sau khi vụ ám sát không thành công, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân hồi đó, Zhang Dingfa, được xuất viện. Khi Zhang đã chết trong tháng 12 năm đó, ngoại trừ một thông báo rất ngắn gọn trên một tờ báo hải quân, không có truyền thông chính thức báo cáo về cái chết của Zhang.

Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc nhìn thấy nỗ lực ám sát rõ ràng là một đỉnh điểm của Hồ, sau đó ông đã quyết định hành động tăng cường kiểm soát của ông trong quân đội.

Ông bắt đầu từ chính lãnh địa của mình, Bắc Kinh. Trong tháng 12 năm 2006, Hồ Cẩm Đào thay thế cả Chỉ huy và các Ủy viên chính trị (đứng đầu chi nhánh Đảng) của Lực lượng bố trí Lữ Đoàn Bắc Kinh với các sĩ quan thăng cấp trực tiếp từ các đơn vị quân đội địa phương. Năm sau, ông Hồ ủy nhiệm Fang Fenghui đáng tin cậy của mình như là người đứng đầu Bộ Chỉ huy quân sự của Bắc Kinh mà các đơn vị đồn trú báo cáo cho mình.

Sau đó vào năm 2007, Hồ Cẩm Đào đã lợi dụng Hội nghị Quốc gia lần thứ 17 như là một cơ hội để loại đồng minh của Giang Trạch Dân, You Xigui, người đứng đầu của Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm cho sự an toàn của lãnh đạo cấp cao. Bạn của người kế nhiệm ông You là Cao Qing tương đối trung lập.

Trong cùng năm đó, người cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, Ling Jihua, trở thành giám đốc của Văn phòng Tổng quát của ĐCSTQ và do đó có thẩm quyền sai phái Cục An ninh Trung ương, có trách nhiệm bảo vệ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng.

Từ đó, ông Hồ đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát của lực lượng quân sự của Bắc Kinh, đó là điểm khởi đầu của sự trả thù của mình. Nó không chỉ là dấu hiệu báo hiệu địa vị vững chắc của mình, nhưng nó cũng giúp đỡ trong cuộc đấu tranh quyền lực chống lại những đảng viên đối lập.

Tại phiên họp toàn thể thứ tư của Hội nghị Quốc gia ĐCSTQ lần thứ 17 trong năm 2009, Fang Fenghui công khai phản đối kế hoạch nhân sự phác thảo bởi phe Giang. Vì choáng ngợp bởi cách kiểm soát quân sự của Fang, hội nghị đã phải thỏa hiệp và không thực hiện bất kỳ quyết định nhân sự.

Tiếp theo năm sau, Fang được thăng lên cấp Tướng, và Hồ Cẩm Đào đã trao Chứng chỉ thăng thượng cho Fang và 10 tướng lãnh khác mà ông (Hu) đã phê duyệt.

Chú thích:

-Bản tiếng Anh: *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/hu-jintao-journey-to-paramount-military-power-part-i-256650.html

Theo Đại Kỷ Nguyên

Bình luận về bài viết này