«Tam Sa» có phải chỉ để hù dọa không?

Thụy Nguyễn – Vì Trung Quốc chưa có công nghệ cũng như chưa có kỹ thuật để khoan và khai thác dầu khí ở biển sâu nên vừa qua có một số quan điểm cho rằng các công bố liên quan đến việc thành lập thành phố mới Tam Sa ở Biển đông chỉ là cái “vỏ rỗng” để hù dọa và dằn mặt sau khi Quốc hội Việt Nam ra luật về Hoàng Sa, Trường Sa. Thực tế, dự án này là bước đầu của một kế hoạch đã được suy tính chính chắn từ trước. Xin xem 2 tin sau để thấy những bước có tính cách chiến lược của TQ: Tình hình có thể chuyển biến rất nhanh và sợ là VN sẽ không trở tay kịp vì ngày nay khi có tiền thì sự phát triển công nghệ hay kỹ thuật mà TQ còn đang còn thiếu sót, có thể là sẽ không mất nhiều thời gian, “vì có thể mua được”.

Thực vậy, cách đây hai ngày, báo chí bên Canada có loan tin là công ty Sinopec (tức China Petroleum & Chemical Corporation Limited của TQ) vừa mua 49% cổ phần của công ty Talisman Energy của Canada chuyên về khoan và khai thác dầu khí ở biển sâu phía Bắc với giá 1,5 tỷ USD.

Song song với tin này, hãng thông tấn AFP (Agence France Press) của Pháp cũng loan tin là công ty CNOOC (tức China National Offshore Oil Corporation của TQ) cũng vừa làm một OPA (Offre Public d’Achat) để mua Nexen là một công ty lớn khác chuyên khai thác dầu khí của Canada với giá là 15,1 tỷ USD.

Mặc dầu đã có sự thỏa thuận giữa hai công ty nhưng cũng phải có sự đồng thuận của chính phủ vì chính phủ có quyền xem xét và chặn lại nếu thấy không phù hợp với quyền lợi Quốc gia, và cũng theo các báo thì chính phủ thuộc đảng “bảo thủ” Canada hơi ngại (cũng có thể nói là không muốn) nhượng sự kiểm soát một khối kỹ nghệ có tính cách chiến lượt cho một nước cộng sản.

Theo báo The Globe and Mail thì Washington tức Hoa kỳ cũng đang làm áp lực với Ottawa tức với chính phủ Canada để không cho thông qua việc mua bán này (xem phần được tô đỏ trong bài trích bên dưới).

Nếu để TQ thực hiện “sự khai thác phần Biển Đông thuộc về VN” như chuyện đã rồi thì chúng sẽ càng giàu càng mạnh hơn và VN sẽ càng khó lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa. Khi chủ quyền đã bị mất thì sợ là lúc đó Mỹ sẽ điều đình thẳng với ông chủ mới. Muốn được làm bạn đồng minh và được Mỹ bán cho vũ khí để có thể bảo vệ chủ quyền thì tối thiểu VN cũng phải làm sao để có điều kiện cho hợp tiêu chuẩn, tức phải thực hiện dân chủ với tam quyền phân lập. Như vậy mới có thể đoàn kết toàn dân và huy động toàn lực để sớm phát triển đất nước.

T.N.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

3 comments on “«Tam Sa» có phải chỉ để hù dọa không?

  1. Lấy lại truong sa va hoàng sa là ảo tưởng, chỉ có giữ để khỏi mất thêm thôi,…

  2. Nó hù doạ ư ? Nó hù doạ thật đấy, nhưng nó đâu để hù doạ. Nó dùng để đánh chiếm TS và biển Đông thật sự. Đừng có mà chủ quan khinh địch. Cứ chủ quan khinh địch hết lần này đến lần khác thì tất lần cuối cùng mất sạch cả đất liền chứ chả bỡn! Phải thấy cái dã tâm của thằng Tàu và mưu mô từ rất lâu của nó, đến tận ngày nay dù cả thế giới phản đối nó vẫn cứ tấn vô thì đủ biết là nó quyết tâm và điên khùng đến cỡ nào. Hơn nữa, nó chỉ thấy có đây là con đường máu để thoát khỏi cái vòng kim cô bị thế giới bao vây, lại vùng này có tiềm năng dầu khí và ngư trường lớn, đường vận tải biển cực kỳ quan trọng… Có điều, thằng Tàu này đểu, luôn luôn để cáng và bất nhân. NÓ làm càn bất chấp công lý lẽ phải và luật pháp quốc tế, bất chấp chủ quyền rành rành của người ta, bất chấp sinh mạng người ta.
    Chúng đã bắt bớ, húc đổ tàu thuyền của ngư dân ta, đánh bắt trộm hải sản của ta ngay trên vùng biển ta, cướp đoạt tài sản của đồng bào đánh cá của ta… Phải dùng từ “cướp đoạt” mới đúng, báo chí và tivi VN rất dở hơi, cứ dùng từ “tịch thu”, làm như dân ta sang đánh trộm cá của nó không bằng! Khách quan mà nói, họ đã đồng loã với thằng Tàu!

Bình luận về bài viết này