KT – 396 – 011512 – BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?

Trường sơn
Theo: dantri

(Lời Bình) – Bài báo này ngày 11.01.2012, nói rằng 6 tháng tới, các doanh nghiệp BDS không đảo nợ được thì phá sản là cái chắc.

Trước hết phải nhìn khả năng đảo nợ được của những doanh nghiệp BDS này. Chúng ta ai ai cũng biết NH vẫn còn bị vấn đề thanh khoản thấp. Khi nợ tới thì họ chụp lấy tiền chứ khó mà đáo hạn, nếu có đáo thì cũng chỉ một phần thôi.

Nếu không đáo hạn đủ và phá sản thì sao ??? NH sẽ lấy BDS và phát mãi hay đấu giá, lúc đó tùy theo có nhiều người đấu hay không thì BDS sẽ rẻ bèo tới cỡ nào.

Thông thường, vì biết khả năng là 6 tháng sau không đảo nợ được thì khoảng tháng 2 hay tháng 3 sẽ có super sales. Điều này là chắc chắn sẽ xẩy ra.

Năm 2012 sẽ là năm đem lại rất nhiều uất hận trong lòng dân và tôi hy vọng rằng người dân sẽ đứng lên biểu tình lật đổ chế độ CS này một lần cuối của lịch sử người VN.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một hào quang minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
15.01.2012

————————————————————————
Thứ Tư, 11/01/2012 – 06:57
BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?
Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không tiêu thụ được khối tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ. Còn tình trạng đó kéo dài thì kết quả không có gì ngoài: phá sản.
>> Hà Nội: 70% bất động sản giảm sâu
>> “Cứu” thị trường BĐS: Nhìn Mỹ ngẫm ta
Đảo nợ hay nợ chồng nợ?

Không khác mấy tình hình gần cuối quý 2/2011, những tháng cuối năm trước lại rộ lên hàng loạt dự báo và đồn đoán về nguy cơ sụt mạnh của giá nhà đất ở khu vực phía Nam. Luồng thông tin suy đoán này còn được củng cố một cách chắc chắn bởi hiện tượng giảm mạnh giá bán căn hộ ở các dự án Petro Ladmark thuộc quận 2 và An Tiến ở huyện Nhà Bè tại TP.HCM.


Nhưng cũng chẳng khác với thời điểm 30/6/2011, ngày 31/12 cùng năm đã lặng lẽ trôi qua mà không chứng kiến một làn sóng “chạy loạn” nào của các doanh nghiệp BĐS. Lại càng không có lấy một ngân hàng nào kêu cứu về chuyện hụt thanh khoản từ nợ khó đòi.

Cuối cùng, những tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất ở mức 22% và 16% chỉ là khái niệm mang tính tượng trưng. Về thực chất, hoạt động đảo nợ đã diễn ra một cách êm thắm và phổ biến vào cả hai thời điểm trên.

Những con số được Bộ Xây dựng công bố chỉ vào cuối năm 2011 mới hé lộ một phần về ẩn số đảo nợ mà dư luận và giới đầu tư BĐS trước đó vẫn hoài nghi.

Theo thống kê của cơ quan này, nhìn chung các khoản tín dụng trong năm 2011 đều giảm: vay xây dựng khu đô thị là 24.618 tỷ đồng, giảm 13,08%; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (trừ trường hợp khách hàng vay trả nợ bằng tiền lương) là 54.285 tỷ đồng, giảm 26,97%; vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khác (xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng) là 38.875 tỷ đồng, giảm 36,23% so với cuối năm 2010.

Tuy nhiên, cũng báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, vẫn có một số khoản mục có mức tăng dư nợ như: vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13.877 tỷ đồng, tăng 5,74%. Đặc biệt vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là 23.453 tỷ đồng, tăng tới 76,6% so với 31/12/2010. Riêng vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 32.573 tỷ đồng, tăng 20,81%.

Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng từ hầu hết các ngân hàng trong nguyên năm 2011, vì sao lại có những khoản vay tăng khác thường như thế?

Một điểm đáng chú ý là chính Bộ Xây dựng cũng đánh giá đây là một sự bất thường, khi mà cho vay các khoản mục xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê (thuộc đầu cung) lại tăng quá cao, đến 76,6%, trong khi cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (đầu cầu) lại giảm nhiều tới 26,97%.

Trong quan điểm của mình, Bộ Xây dựng cũng cho rằng tuy dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản 2011 giảm số tuyệt đối so với cuối năm 2010 (giảm hơn 31.000 tỷ đồng), nhưng không phải giảm tốc độ tăng trưởng theo nghị quyết 11 và các nghị quyết phiên họp khác của Chính phủ.

Sự “bất thường” chỉ lộ ra vào thời điểm cuối năm có lẽ cũng gián tiếp xác nhận tính chất danh nghĩa về thắt chặt tín dụng của một số ngân hàng thương mại, trong khi về thực chất đã có nhiều khoản vay của doanh nghiệp BĐS, bằng hình thức này hoặc hình thức khác, đã được ngân hàng “biến thái”.

Một trong những cơ sở khích lệ cho sự biến thái trên là tỷ lệ vay trung và dài hạn của doanh nghiệp BĐS chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay BĐS. Nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Xây dựng, trong tổng dư nợ cho vay BĐS, khoản vay ngắn hạn là 40.890 tỷ đồng chiếm 20,08%, vay trung và dài hạn là 162.708 tỷ đồng chiếm 79,92%.

Vay trung và dài hạn BĐS lại kéo dài từ 3-5 năm. Như vậy, những doanh nghiệp đã vay ngân hàng từ năm 2008, tức vào thời kỳ “đen tối’ của thị trường BĐS, cho tới cuối năm 2011 thì vẫn còn “room” thời gian để hy vọng trả nợ. Còn doanh nghiệp nào chỉ mới vay ngân hàng từ hai năm 2009-2010 thì đương nhiên còn dư “quota”, thậm chí còn có thể được vay tiếp.

Kiệt quệ hay phá sản?

Quyền được vay tiếp cũng chính là là nguyên do dẫn đến con số tăng “bất thường” trong một số khoản vay BĐS, như cách diễn giải của Bộ Xây dựng. Nếu quyền này không được “phát huy” thì làm sao trong bối cảnh gần như không thể tiêu thụ được vài ba phần trăm lượng căn hộ trung – cao cấp còn tồn đọng, các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là khối đại gia, lại có thể triển khai tiếp những công trình dang dở của mình?

Còn sau một văn bản của Ngân hàng Nhà nước về loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất, dĩ nhiên các ngân hàng càng nhẹ gánh khi không phải quá ráo riết đòi nợ doanh nghiệp.

Nhưng tất nhiên, nợ bao nhiêu thì vẫn là bấy nhiêu, chỉ có khác biệt là nợ đó được hạch toán vào hạng mục sản xuất hay phi sản xuất mà thôi.

Hiện tượng đảo nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS ỏ Việt Nam cũng gần giống như tình trạng tương tự đang diễn ra ở Trung Quốc. Khi mà giá nhà đất đã giảm khá mạnh trong 3 tháng cuối cùng của năm 2011, nhưng trầm trọng hơn là thanh khoản của thị trường gần như đóng băng và doanh số bán nhà của các doanh nghiệp BĐS Trung Quốc bị sụt giảm dến 50-70% so với thời điểm cuối năm 2010, nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một hệ quả rất nguy hiểm là có tới 2.200 tỷ USD do các chính quyền địa phương nợ ngân hàng, trong đó ít nhất 50 thuộc về nợ BĐS, nhưng lại chưa có hy vọng nào được thanh toán.

Cũng bởi thế, bài toán đảo nợ chỉ có ý nghĩa như một động thái giãn nợ chứ không thể giải quyết bất cứ một vấn đề nào thuộc về thực chất thanh toán. Khi đã được chấp thuận cho đảo nợ, có trường hợp được hạch toán khoản nợ sang một hạng mục khác, doanh nghiệp BĐS có thể được nới thời gian và còn có thể được vay thêm một khoản tiền để dùng chính tiền đó trả lãi vay ngắn hạn.

Thế nhưng vay nợ không phải là một phạm trù vĩnh viễn, cũng như các ngân hàng luôn cầm đằng chuôi trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Dù có thể vượt qua được cơn sóng gió năm 2011, nhưng triển vọng nào cho năm 2012 để các doanh nghiệp BĐS trả được nợ, ít nhất là 20% số nợ vay trong ngắn hạn?

Tiếp sau những vụ việc gây chấn động giới BĐS như Petro Landmark và An Tiến ở TP.HCM, người ta cũng bắt đầu chứng kiến sự thay đổi khác thường của một doanh nghiệp BĐS hàng đầu ở khu vực phía Nam là Hoàng Anh Gia Lai. Khác hẳn với 9 tháng đầu năm 2011, 3 tháng cuối năm qua lại xuất hiện tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức về khả năng sẽ rút khỏi lĩnh vực BĐS sau 3 năm, tính từ năm 2011. Mặc dù tuyên bố này sau đó đã được chính ông Đức đính chính, thay vào đó sẽ bổ sung 2.500 căn hộ ra thị trường với giá hợp lý vào năm 2012, nhưng sự mâu thuẫn ít nhất về “ý tưởng chiến lược” như thế cũng đương nhiên để lại một dấu ấn nghi ngờ về năng lực trả nợ hiện tại của đa số, nếu không nói là tất cả các đại gia BĐS.

Nợ chồng lên nợ thông qua đảo nợ, giãn nợ, và do đó làm gia tăng nợ xấu trong bối cảnh chưa có ánh sáng le lói nào cho việc tăng doanh số bán BĐS. Đó cũng là lý do dẫn đến rất nhiều hoài nghi về tỷ lệ dư nợ xấu BĐS chỉ có 4,14%, tức chỉ khoảng 8.000 tỷ đồng, như Ngân hàng nhà nước công bố.

Theo một số chuyên gia, tỷ lệ thực về nợ xấu BĐS có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba lần con số chính thức.

Còn trước mắt là thời hạn tháng 6/2012, thời điểm “nợ chồng nợ” tính từ tháng 6/2011. Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không “sáng tạo” ra được cách thức nào mới để tiêu thụ tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ.

Còn nếu đến cuối năm 2012 mà thị trường BĐS vẫn không được cải thiện ít ra về thanh khoản, đáp số bài toán khi ấy sẽ chỉ còn gọn ghẽ hai từ: phá sản.

Theo Trường Sơn
VEF

18 comments on “KT – 396 – 011512 – BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản?

  1. bây giờ ngân hàng vẫn còn lấp liếm về khả năng phá sản vì nợ dài hạn chưa đến hạn thanh toán, những khoản vay 2009 với thời hạn 3-5 năm thì đến 2012 mới bắt đầu phải thanh toán và 2013-2014 mới hết hạn. do đó hy vọng năm nay và năm sau BDS sẽ bán được để NH thu nợ và DN ngồi đếm tiền lời. Nhưng hàng ế chỏng chơ, đếc có ai mua thì ôi thôi ôhôaitai!

  2. Thôi phá sản đi cho nhanh,kéo dài thời gian hấp hối làm gì !
    Thật sự ai cũng nhìn thấy giá ảo của BĐS,giờ nhìn lại hóa ra kinh doanh BĐS cũng dễ nhỉ,cứ dính vô là có lời. Tuy nhiên bây giờ quả đắng nuốt khó quá,và hơn nữa ko đại gia nào chịu nổi sự thất bại chua cay mà điền địa mang tới. Tôi có người bạn,biệt thư,xe hơi,ks …ra đi trong vòng năm 2011 cũng chỉ vì buôn bđs theo kiểu mua xong bỏ vô ngân hàng vay rồi đợi bán kiếm lời,khi thị trường chựng lại làm ko đủ trả lãi phải vay đầu nọ đầu kia đắp đổi và thế là mất hết. Mà tôi nghĩ tại VN có rất nhiều người như vậy,ngân hàng cũng dính chưởng ko ít!

    • And the night got deathly quiet and his face lost all expression
      Said, “If you’re gonna play the game, boy, you gotta learn to play it right”

      You got to know when to hold ’em, know when to fold ’em
      Know when to walk away and know when to run
      You never count your money when you’re sittin’ at the table
      There’ll be time enough for countin’ when the dealing’s done

  3. “…Còn nếu đến cuối năm 2012 mà thị trường BĐS vẫn không được cải thiện ít ra về thanh khoản, đáp số bài toán khi ấy sẽ chỉ còn gọn ghẽ hai từ: phá sản…”

    Chỉ cần 1-2 đại gia BĐS phá sản là cả hệ thống NH sẽ lung lay ( nợ xấu, nợ khó đòi dắt dây) ,….có khi cũng sụp luôn.
    CP 3 dê thế nào cũng bơm tiền cứu các đại gia BĐS , vì cứu BĐS tức cứu NH, cứu ngay chế độ CS . Nếu không xuống hố luôn.

  4. Để xem 3 dê cứu kiểu nào ? .. bản thân ngân hàng hiện nay quá biết cảnh ” thiếu thanh khoàn ” sẽ xảy ra trong tương lai vì ngân hàng chính là kẻ tiếp tay cho BĐS lướt sóng vì thế anh Châu mới nói ngân hàng là ” CÁI Ổ THAM NHŨNG CỦA ĐCS” … cái ổ này quá biết thế nào là nhóm lợi ích và bày vẽ làm sao tham nhũng an toàn nhất bởi vì ngành ngân hàng thừa biết khai thác triệt để cái gọi là ” LỖI HỆ THỐNG ” mà Ng Văn An đã cố ý nói ra khi bị cho về vườn ! //
    Các Bác thử nghĩ xem anh 3 dê cứu ” bằng tiền hay bằng chính sách ” 2 cách này anh Châu đã điểm huyệt rồi còn duy nhất cách thứ 3 nữa thôi … đó là cách gì ? ??? …

  5. Chào bạn @leocaydua

    Chứng khoán là thước đo sức khỏe của nền kinh tế , nền kinh tế yếu kém thì tương đồng chứng khoán yếu kém theo … Vậy theo bạn khi nào thì nền kinh tế này được cứu ? , nguyên nhân cốt lõi suy yếu của nền kinh tế VN hiện nay ! ? mong bạn tìm click chuột vào KT dưới hàng chữ ” like this ” dòng chữ này ở vị trí cuối cùng của mỗi bài viết anh Châu trước khi vào phần comment .. thân chào .

  6. Tư bản đỏ còn nhiều ảo tưởng. Giống như con ếch trong nồi nước đang đun từ từ! Ếch nghỉ là chưa nóng và hi vọng sẽ hết nóng bỏng!
    Kẻ khôn bán gấp 50% hạ giá, ko được thì 60%, rồi 70% hạ giá. Kẻ nào chạy ra trước toà nhà đang cháy là kẻ khôn!

  7. Ai cứu con bệnh ung thư giai đoạn cứu ,ai cũng ảo tưởng cả .Chứng khoán BĐS chờ sung rụng để qua cơn bĩ cực .Chính phủ tưởng rằng in tiền là được .Giật gấu vá vai để mua thêm một ít thời gian nữa thôi .Hết cứu rồi chỉ có xóa hết những doanh nghiệp nhà nước là lại từ đầu ấy là lối thoát duy nhất .


    • Việt Nam “xuất siêu” du học…..VÀ nước VỆ « nhập siêu » từ nước TỀ trên 20,000,000,000 đô Na

      (nhập từ cả PHÂN bón CỦA KHỰA TÀU ! Thật đấy XEM BẢNG DANH SÁCH nhập cảng của nước VỆ « nhập siêu » từ nước TỀ KỂ CẢ nhập khẩu CÔN NHÂN TÀU KHÔNG CÓ TAY NGHỀ mất việc của DÂN VIỆT LAO ĐỘNG còn chủ thầu Việt Nam THÌ RA RÌA với chủ thầu TRUNG QUỐC do các quan tham quan đỏ Đ/C 16 CHỮ DZÀNG DẺO + 4 DỐT dành ƯU TIÊN cho nhà thầu TRUNG QUỐC )

      by Pháp Luật TP — Cập nhật : 15/01/2012

      Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 DHS theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc. Con số này đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước.

      Địa chỉ của liên kết là: http://phapluattp.vn/2012011411386463p0c1019/viet-nam-xuat-sieu-du-hoc.htm

      Du học Mỹ: Tăng ngoạn mục

      Tuy lượng DHS Việt đến

      Úc có vẻ chững lại nhưng đây vẫn là quốc gia có nhiều DHS Việt nhất (khoảng 25.000 người).

      Xếp thứ nhì là Mỹ (14.888 người)

      ==========================================

      kế tiếp là Trung Quốc (12.500)

      HÊ HÊ học bán CHẠP PHÔ bằng HỮU NGHỊ Trung Quốc như bộ CHưởng Giáo dục NGUYỄN ÁC NHÂN nhờ BẮC KINH đào tạo 1,000 TIẾN SĨ sịn !!! hay RA LÀM thái thú như Thứ CHưởng ngoại Giáo HỒ XUÂN SƠN với sáng kiến LỤC TINH (trùng!!) HỒNG KỲ cờ máu KHỰA 6 sao

      ==========================================

      Singapore (7.000)

      Anh (6.000)

      Pháp (5.540)

      Nga (5.000)

      Nhật Bản (3.500).

      Trong số các quốc gia kể trên, số DHS tại Mỹ gia tăng một cách ngoạn mục, thậm chí nhiều trường đại học ở Mỹ còn đưa Việt Nam vào “danh sách” thị trường mới nổi “rất đáng chú ý”.

      Gần đây nhất, bản báo cáo thường niên về biến động trong giáo dục quốc tế ở Mỹ Open Doors 2011 đã thống kê số lượng sinh viên Việt Nam trong năm học 2010-2011 đã tăng 14%.

      Việt Nam hiện xếp thứ tám trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ so với vị trí thứ 20 cách đây năm năm.

      Phần lớn DHS theo học ở bậc đại học, chiếm khoảng 72,1% tổng số DHS, 15,2% là cao học, 9,9% ở các cấp học khác và 2,8% học nghề.


      * * * * * * * * * * * *

      ============================================

      Phong trào cậu ấm cô chiêu chu du bốn bể năm châu (1001 kiểu du học tự túc)

      Gần 500,000 HU HỌC SINH ra đi từ THỜI CỬA MỞ …MỞ CỬA nhận học boornh quốc gia do thuế trên cổ hàng triệu bác NÔNG DÂN cày bừa nắng mưa hàng triệu bác NGƯ DÂN đánh cá mất mạng bởi TÀU KHỰA trên BIỂN ĐÔNG

      NUÔI BÉO các cậu ấm ĐỎ cô chiêu HỒNG chu du bốn bể năm châu + học bổng các DÂN TỘC ÂU-MỸ nuôi ăn học thành tài VỀ GIÚP NƯỚC VIỆT nhưng học xong ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU LẠC LỐI VỀ !! quịt nợ XÙ NỢ thành VỊT KÌU về HÀNH D(h)ƯƠNG Tết và du hí HÈ ….Thật buồn cái QUỐC NẠN băng não BĂNG TÂM băng hoại CHẢY MÁU chất xốm xịt NÀY ….

      ============================================

      Thời gian qua có nhiều nhân tài đất Việt, sau khi đi du học ở các nước tiên tiến đã về Nước.

      Trí tuệ, tài năng có được phải đánh đổi bằng những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu, ứng dụng, phát minh… và không ít người làm rạng danh gia đình và đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những người cho con đi du học chẳng qua là cho có phong trào du hí …


      Té ngửa « du học » vẫn quê nhà !
      =======================

      Gái rượu du học Tân Gia Ba

      Té ngửa chu choa vẫn quê nhà !

      Thành Hồ với người tình động đất (thổ)

      Đêm say vũ trường chơi hết ga !

      Đến hạn nhận tiền cha mẹ gửi

      Đáp cú máy bay qua Singa.. ..

      Rồi lại bay về nơi tổ ấm

      Sàn nhảy sàn giường lắc quá cha !

      Tân Gia Ba = Singa.. .. = Singapore


      Đại gia gởi cậu ấm sứt vòi du học .. ..
      ==========================

      Đại gia tính cậu ấm du sinh

      Nghe vậy hân hoan lời trần tình:

      « Chắc cậu học tài giỏi lắm nhỉ ? »

      Trợn mắt chau mày thấy mà kinh:

      « Đâu có rớt hai năm đại học

      Giờ qua xứ Singapore xinh

      Học đại cái gì + tránh bạn xấu

      Lại nở mặt nở mày giữa thành kinh !


      Du học kế đoạn tuyệt tình xa ngàn trùng .. .
      =========================

      Học lực loại thường thường bậc trung

      Thầm yêu trộm nhớ mộng mông lung

      Chàng rể tương lai nghèo kiết xác

      Vợ chồng chủ hãng quyết không dung

      Can ngăn gái rượu nhưng vô vọng

      Bàn kế đoạn tình xa ngàn trùng

      Cô chiêu vừa tốt nghiệp đại học

      Gạt lệ ra đi…du học tứ tung

      Sếp vẫn đóng kiện gởi cậu ấm du học vé khứ hồi
      ==========================

      Đẩy cậu ấm tè Úc Đại Lợi

      Con sếp phó ít học ham chơi

      Tiếng Anh thấp lè tè như vịt

      Chỉ nói được vài câu tiếng bồi

      Vì muốn bằng em lẫn bằng chị

      Sếp vẫn đóng kiện gởi khứ hồi

      Mặc cho cậu ấm van thảm thiết

      “Con biết gì đâu du học ơi !”


      Du sinh tự túc Xứ Sương mù
      ===============

      Vài du học sinh Xứ Sương mù (1)

      Vùi đầu vào canh bạc âm u

      Cá độ đá banh đua ngựa & chó

      Xì-dách thâu đêm lưng đến gù

      Có cậu ngày “nướng” vài ngàn bảng (2)

      Sòng bạc chuyện gái trai lu bù

      Cô chiêu sinh con mười chín tuổi

      Bỏ con dông mất .. .. dễ vào tù !

      1. Anh quốc

      2. Tiền tệ Anh

      3. Cảnh sát Anh tìm được người mẹ đã bỏ đứa con vừa sinh ra tại Bệnh viện Loton & Dunstable vào ngày 28/10/2006.

      Theo ảnh ghi được từ hệ thống camera ở bệnh viện thì người mẹ đó là L., khi sinh con chỉ mới 19 tuổi. Cô sang Anh học theo diện tự túc nhưng thường xuyên bỏ học để sống như vợ chồng với một du học sinh khác cũng đến từ Việt Nam.

      Cậu ấm sứt vòi du học .. ..
      ==============

      Mới sang du học chưa tuần lễ

      Cạo đầu trọc lập băng đảng « phê »

      Nhóm chuyên nhậu nhẹt quậy phá

      Cậu bị đuổi học cha não nề

      Nghiêm cấm con về vì thể diện

      Đành mua biệt thự lánh nạn chê

      Chờ ngày “ra trường!” mới về được

      Cha con đỡ mất mặt làng quê .. ..

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      * * * * * * * * * * * *
      TIN VUI
      Học bổng tiến sĩ tại New Zealand 2012

      Đại học Canterbury, New Zealand cấp học bổng tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực máy tính và điều khiển robot năm 2012. Chuyên ngành: Khoa học máy tính, kỹ thuật cơ điện tử. Có tất cả ba học bổng tiến sĩ trong thời gian ba năm gồm lương 30.000 đôla New Zealand và học phí 4.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, học bổng còn hỗ trợ thiết bị dành cho nghiên cứu, chi phí đi lại và tham dự các hội nghị liên quan đến dự án. Nộp đơn qua email, hạn chót: 31-1-2012.

      Xem thông tin chi tiết tại: http://www.sait.asia.

      Học bổng Nieman tại Đại học Harvard, Mỹ

      Quỹ Nieman dành cho nhà báo tại Đại học Harvard chào đón ứng viên nộp đơn xin học bổng Nieman trong lĩnh vực Báo cáo y tế toàn cầu tại Harvard University, 2012-2013. Điều kiện: Thông thạo tiếng Anh; có hơn năm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí; có kinh nghiệm biên tập trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình; được cơ quan cho đi học trong thời gian 13-14 tháng.

      Nộp đơn qua đường bưu điện, hạn chót: 31-1-2012.

      Xem thông tin chi tiết tại: http://www.sait.asia.

Bình luận về bài viết này