Báo TQ Kể Mối Tình HCM Với Lâm Y Lan; Lê Duẫn Tố Ông Hồ Phản Bội Lời Hứa Không Lấy Vợ

…trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.

Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra…

Báo TQ Kể Mối Tình HCM Với Lâm Y Lan; Lê Duẫn Tố Ông Hồ Phản Bội Lời Hứa Không Lấy Vợ, Làm Đảng CSVN Mất Hết Danh Tiếng

Nguồn: Việt Báo

Tục ngữ Việt có câu “Cây kim trong túi lâu ngày cũng lòi ra.” Quả không sai. Công lao mấy chục năm nay, Đảng CSVN cố gắng xây dựng hình tượng ông Hồ như bậc thánh đã thành công cóc, vì người “láng giềng tốt” CS Trung Quốc bất ngờ công khai loan tin về 1 người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan của ông Hồ trên báo Dương Thành Văn vào ngày 12 tháng 11 năm 2011, theo trang mạng Anh Ba Sàm hay vietsuky.wordpress cho biết trong một bản tin hôm Thứ Ba, 31-1-2012, dịch từ bản tin của báo Tàu.

Để cống hiến cho độc giả về tin hấp dẫn này, Việt Báo xin đăng nguyên văn bản tin từ trang mạng Anh Ba Sầm trích từ trang mạng http://vietsuky.wordpress.com/2012/01/31/63-mot-nguoi-vo-trung-quoc-khac-cua-ho-chi-minh/, như sau:

Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh
Dương Thành Vãn Báo (Báo Vãn Thành buổi chiều) 12-11-2011
Tác giả: Đinh Đông Văn

Trần Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa”.

Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.

Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú[2] bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất thiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.

Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.

Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: “Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?” Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.

Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.

Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.

Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.

Hồ Chí Minh không biết làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”

Lâm Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.

(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)

[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,

[2] Đào Chú

———

Trong khi đó một bản tin khác trên trang mạng http://baike.baidu.com cũng đăng tin về người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan của ông Hồ. Bản tin trong trang mạng này cũng thuật lại cuộc tình của HCM và bà Lâm Y Lan như bản tin kể trên, nhưng có thêm một số chi tiết khá đặc biệt. Việt Báo xin trích vài đoạn để độc giả thưởng lãm như sau:

Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.

Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.

Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh:“Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.

Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…

(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.

15 comments on “Báo TQ Kể Mối Tình HCM Với Lâm Y Lan; Lê Duẫn Tố Ông Hồ Phản Bội Lời Hứa Không Lấy Vợ

  1. “…Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…”

    Một trong những cuộc giao phối vung vãi, lượm lặc của tên đại ma đầu gian ác, lại được vẽ vời như chuyện tình yêu chân chính… nhưng vẫn không thể đánh lừa người đọc. Một câu chuyện rẻ tiền và trơ trẽn!

  2. Cha già dân tộc cũng phải có nhu cầu sinh lý , yêu đương chứ , chừng nào cha già dân tộc bị thiến thì còn tin được không yêu không lấy ai ,tất nhiên không quan hệ TD được với ai , thế nên câu chuyện này chả có gì lạ ,lạ ở chỗ là đến giờ sách giáo khoa vẫn dạy cho học sinh là cha già dân tộc , quyết không lấy vợ khi công danh rạng rỡ cho gái thèm chơi …..cái tấn trò đời .

  3. viết nhật ký rùi đưa cho đối tượng đọc..he..he…kiểu chim gái của pác đây ! vừa vô tình lại vừa hữu ý…các cháu nên học tập nơi pác…

  4. Con xin bái phục bác HỒ
    Lâu nay tưởng bác đơn cô một mình
    Ai ngờ bác hoá chồn tinh
    Bốn năm bà vợ, nhân tình vài ba

    Cái chuyện: ‘Cục gạch nung mùa đông’ của Bác ở Paris.

    Ngay sau khi bác Hồ đang sống ‘chuyển sang từ trần’, phải về chầu các cụ tiên tổ Mác-Lê-Mao…, Bộ Chính Trị Đảng csvn quyết định lập một Viện Bảo Tàng cho Bác, để cho nhân dân, ngoài chiện viếng xác, còn được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý hóa gợi nhớ đến quãng đời thanh bạch, hy sinh đầy gian khổ của Bác trên con đường cú nước.

    Thế là các Tòa Đại sứ VN (TĐS) tại các quốc gia mà Bác đã từng sinh sống bèn ra thông báo: Ai có giữ được những vật dụng hay hình ảnh về Bác thời hy sinh đầy gian khổ trên con
    đường cú nước thì hãy mang đến trình với TĐS, sẽ được trọng thưởng.

    Chỉ mươi hôm sau, có một Cụ Bà ốm yếu ở tại Paris đến TĐS xin gặp người phụ trách. Cụ Bà rụt rè thưa:
    – Tôi biết rõ phòng trọ mà Bác đã từng ở suốt thời gian ở Paris.

    Viên lãnh sự của TĐS vui mừng hỏi:
    – Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à?

    Cụ bà nhỏ nhẹ nói:
    – Không, nhưng ông có nhớ câu chuyện Bác đã trải qua suốt mùa Đông lạnh lẽo ở Paris trong căn phòng trọ rẻ tiền không lò sưởi, và Bác phải hàng đêm dùng ‘cục gạch nung’ để giữ ấm không?

    – Ai chà!…Chuyện vô cùng cảm phục về thời hàn vi của Bác, sao lại không nhớ ?

    – Thế Cụ Bà còn giữ được … cục gạch đó à ??

    – Thưa ông, đúng vậy!

    – Ô! Thế thì hay quá, Cụ Bà mau đưa ra đây, sẽ có thưởng. Nhưng phải đúng nhé!. Chúng tôi sẽ cho thử nghiệm tuổi của viên gạch, nó ít ra cũng phải từ 50 năm thì mới khả tín.

    – Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng.

    – Thế cơ à, thế Cụ Bà đưa xem nào !?.

    Cụ Bà chậm rãi rút ra một tờ thư tình đã cũ vàng …nhưng rất thẳng thớm.

    Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:

    – 1919, Ma chérie Marie… (1919, Marie cưng của anh…)

    – Cái giấy này là…???

    Bà Cụ trả lời:
    – Vâng, thưa ông, tôi chính là …’Cục Gạch Nung Mùa Đông Của Bác’ đó !.

    —————————————————————- Có mấy câu thơ:
    Ma – rie, một thuở trăng hoa
    Đem thân sưởi ấm dê già Chí Minh.
    Cụ Bà trình bức thư tình,
    Mùa đông giá lạnh của anh cục tình.

    Bây giờ, quàn tại Ba Đình,
    Em yêu ốm yếu nhớ anh …vì tiền!.
    Tưởng rằng béo bở ăn liền,
    Sứ quán trọng thưởng, ái ân năm nào?

    Cụ bà chậm dãi phều phào:
    -Thưa ông, tôi chính là bà Ma – rie!
    Tôi là cục gạch năm xưa,
    Paris sưởi ấm, ông Hồ tấm thân.

    Bây giờ hồn thác xác tàn,
    Đào hoa ả điếm lẽ nào lại quên !?
    Nỗi buồn cố quốc chàng rên:
    -Nhờ tôi chàng sẽ vẻ vang, huy hoàng!

    -Chết rồi hồn thác xác tàn,
    Trả tôi số nợ đêm đông …quịt tiền !?”

    ———————————— Mời xem thêm: NHỮNG TÒA ĐẠI SỨ VIỆT NAM (Nguyễn Đức)
    Đối với đa phần người Việt ở nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam là một khái niệm dễ gây phản cảm. Là một thực thể đại diện cho nhà nước, nhưng đại sứ quán Việt Nam hầu như không đuợc một người Việt nào coi là một nơi phục vụ và chở che cho lợi ích và hạnh phúc của mình…………. http://ethongluan.org/trangnha/1254-nhung-toa-dai-su.html

  5. Hiệp định Genève mang lại và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Lão Diệm đã làm khổ Lão Minh vì Lão Minh phải chạy đua với Lão Diệm bằng phiếu bầu hay là Lão Minh phá hoại hiệp định làm vua một cõi bắc kỳ?

    Nếu bầu cử tự do, Lão Minh làm sao cạnh tranh lại lão Diệm ? Khi đó lão Diệm là thái giám cựu quan chức triều đình nhà Nguyễn, Lão Diệm có văn võ song toàn học hành tới nơi tới chốn . Lão Minh gia đình ly tán, cha mẹ mất sớm, bỏ học giữa chừng, sẽ bị rớt đài sau bầu cử nếu ứng cử chung với Lão Diệm là dĩ nhiên!

    Thời gian này, Đảng những cái đầu bị nhồi sọ ngu lâu dốt bền, đã thần thánh hóa, tuyên tuyền Hồ Chí Minh là cha già bị vô sinh,liệt dương sống rất đạo đức và không ham nữ sắc. Thảm thương cho Lão Minh chỉ vì muốn thiên hạ coi mình ngang hàng, ngang chiếu với lão Diệm phải khoát lên mình chiếc áo đạo đức giả!

    Thê thảm cho xứ Việt, từ ngày đó, đạo đức giả, tuyên truyền xạo, bùng nổ… và ngày nay, ra đường nghe Đảng viên nói mười câu có đến mười câu là nổ, là xạo, nói dóc,… tội nghiệp cho xứ Việt với dỏm, giả, xạo, gian… nên không ngóc đầu lên được, nên bị thiên hạ hết người Tây đến người Tàu …đè đầu, ngồi lên cổ !

    Tội nghiệp cho những bông hồng bạc mệnh T.Lan,T.Minh,…. Và những hồng nhan bạc mệnh khác bị cha dập liễu, vùi hoa.. bởi vì “cha già bị vô sinh, liệt dương sống rất đạo đức và không ham nữ sắc”.. nên bị cha dập liễu, vùi hoa xong ném ra cửa sổ như món đồ chơi rẻ tiền! Xưa nay, hồng nhan thường bạc mệnh. Lão Trời già sao bày ra lắm oan trái bạc mệnh cho hồng nhan thế? 🙂

  6. Cuốn nhật ký, có thấy được cuốn nhật ký thì mới là đáng tin cậy.
    Trung Quốc còn giữ cuốn nhật ký và sử dụng nó vào thời điểm thích hợp.
    Đảng ta vẫn cứ mãi để TQ nắm đầu mà quay như quay dế.

  7. Các quan chức cao cấp của ta sang thăm Tàu trước đây đều bị Tàu dùng mỹ nhân kế ,quay video clip để dành làm công cụ buộc Đảng CSVN phải cúi đẦU nghe lệnh Tàu bằng không Tàu tung video clip lên youtube cho toàn thế giới biết lúc đó Đảng chỉ có đội quần mà chạy cho dù dân chúng VN chưa đuổi … nhưng lúc đó ĐCS Tàu cũng bị vạ lây và như thế ĐCS trên toàn thế giới mất đất sống buộc phải làm người thiên cổ ,do vậy Tàu chỉ sai khiến áp đặt chứ chưa dám sử dụng … thời gian qua Tàu “khè” vũ nữ Lâm Y Lan bôi nhọ cha già dân tộc HCM trong lòng dân VN qua đó để nhắn cho VN rằng … hãy nghe lời Tàu thì sống , trái lời thì chết … VN hãy cách xa Mỹ ra ngay … một kế hiểm của Tàu bể ra sau khi VN dám tuyên bố Hoàng sa bị Tàu dùng vũ lực chiếm 1974 thoát ra từ miệng của BCT với công chúng…

Bình luận về bài viết này