CXN_022912_1428_NHNN lừa gạt doanh nghiệp và người dân: Giảm lãi suất: Đừng chỉ là “sóng” ảo

Châu Xuân Nguyễn
Bây giờ là lúc dầu sôi lửa bỏng của những doanh nghiệp (hàng trăm ngàn) bên bờ vực phá sản.
Họ đói tiền từ một năm nay khi tín dụng bị siết tháng 03.2011
Giờ phút này, họ nhận được một tia hy vọng là lãi suất của tất cả hệ thống NH, công và tư đều sụt cả, thậm chí có chổ chỉ 15%.
Đau đớn thay, họ đều bị lừa cả, lừa để gồng gánh thêm vài tháng hay 1 năm nữa vì cái bánh vẽ lãi suất thấp vẫn chỉ là bánh vẽ, đâu đâu NH đều kiếm cớ chối từ như “không có phương án trả nợ”, “tài sản thế chấp không đủ”, “không có quá trình trả nợ đều đặn” v.v..và v.v…, mục đích chỉ để chối từ mà thôi. Sự thật thì họ đem số tiền nhỏ nhoi này vào thị trường liên NH cho vay ngắn hạn ở 21, 22% có sướng hơn hay không ???
Doanh Nghiệp cứ tự tiện phá sản, thời buổi này không ai còn quan tâm đến ai nữa, tất cả chỉ là kiếm tiền nhanh nhất có thể vì DCS đang sắp cáo chung rồi.
Melbourne
29.02.2012

Châu Xuân Nguyễn

http://www.vpbs.com.vn/News/2012/2/29/185974.aspx

Giảm lãi suất: Đừng chỉ là “sóng” ảo
Diễn đàn KT Việt Nam – 29/02/2012 6:05:00 SA

Bài toán giảm lãi suất đang trở nên khó khăn với Chính phủ và hình như quá khó cho NHNN khi những vấn đề của các ngân hàng nhỏ chưa được xử lý dứt điểm.

Giảm lãi suất vẫn khó tiếp cận vốn

Ngay trước và sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 01 và công văn 674 liên quan đến kế hoạch tín dụng năm 2012, một số ngân hàng lớn đã bắt đầu “sóng” giảm lãi suất.

Không tính đến tiền lệ BIDV (ngân hàng này đã 5 lần giảm lãi suất cho vay từ tháng 9/2011 đến nay), đã có thêm Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG) tham gia vào “chiến dịch” này. Nhưng nếu VCB và CTG luôn được xem là hai ngân hàng có tiềm lực và cũng là chủ nợ của nhiều ngân hàng thương mại nhỏ, thì việc một ngân hàng khác là Agribank và một ngân hàng cổ phần đầu tiên là VIB, cùng tự nguyện trở thành những người “tạo sóng”, đã cho thấy việc giảm lãi suất cho vay đang có nhiều dấu hiệu trở nên một xu hướng, thay cho những hành động đơn lẻ như trước đây.

Hiện tượng trên đang diễn ra, không ồn ào nhưng có vẻ khá chắc chắn. Nhưng khác rất nhiều với thời điểm tháng 9/2011, và lần này đã chưa hề xuất hiện hoạt động “PR” của NHNN. Cũng chưa có bất kỳ một tín hiệu nào từ phía NHNN về khả năng sẽ kéo giảm lãi suất trong thời gian tới.

Hiện  tượng một số ngân hàng lớn giảm lãi suất cho vay lại đang xảy ra cùng với thời điểm mà tình hình thanh khoản của nhiều ngân hàng nhỏ tiếp tục căng thẳng. Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa đã bình luận trong một cuộc hội thảo “Chưa bao giờ trong lịch sử ngân hàng lại đang xảy ra một cuộc khủng hoảng niềm tin như hiện nay, khi các ngân hàng lớn không tin và không dám cho các ngân hàng nhỏ vay”.

Nếu quả đúng như thực trạng này, việc những ngân hàng lớn tự nguyện giảm lãi suất cho vay lại dường như mâu thuẫn với “quan hệ nội bộ” và mục tiêu lợi nhuận của họ.

Bởi trong 6 tháng qua, có thể nói một trong những nguồn lợi nhuận khả dĩ nhất đối với các ngân hàng lớn được tạo ra từ thị trường liên ngân hàng. Vào tháng 10/2011, trong một “cơn điên” trên thị trường này, lãi suất liên ngân hàng đã bị đẩy vọt lên tới trên 20%, thậm chí có một số trường hợp lên tới gần 30%. Khi đó, các ngân hàng nhỏ, do phải đáp ứng điều kiện “tái cấu trúc” của NHNN, đã phải cắm cổ đi vay mượn ngân hàng lớn với mức lãi suất cắt cổ.

Giờ đây, nhiều ngân hàng nhỏ vẫn cần đến sự cứu giúp của các ngân hàng lớn. Nếu dựa vào “lợi thế so sánh” này, các ngân hàng lớn hoàn toàn có thể gây sức ép, bắt các ngân hàng nhỏ chiều theo điều kiện lãi suất cho vay rất cao của mình. Mà như vậy, ngân hàng lớn gần như không cần quan tâm đến kênh cho doanh nghiệp sản xuất vay.

Cũng bởi, thực tế trong 6 tháng qua đã cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp các ngành sản xuất, công nghiệp, xuất khẩu và nông nghiệp tiếp cận được mức lãi suất ưu đãi 15-17% tại một số ngân hàng lớn là hết sức khiêm tốn.

Cho vay không dễ

Trong bối cảnh từ sau tết đến nay, phản ánh tình hình thực tế vay mượn của các doanh nghiệp vẫn chưa có thấy một sự khả quan nào. Điều đó cũng có nghĩa là cái được gọi là xu hướng giảm lãi suất vừa qua, dù có mang lại đôi chút hy vọng cho doanh nghiệp, nhưng về thực chất vẫn chưa hề thực giảm. Vì sao vậy? Các ngân hàng vẫn tiếp tục làm khó doanh nghiệp bằng hệ thống thủ tục hành chính vay mượn phức tạp?

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lượng vốn dôi dư của hệ thống các ngân hàng lớn cũng chỉ vượt trên khả năng thanh khoản của họ đôi chút. Thực tế này cũng gián tiếp xác nhận rằng dù có “sóng” giảm lãi suất nhưng có thể còn khá lâu nữa các doanh nghiệp mới chạm được két sắt của ngân hàng.

Từ tháng 11/2011 đến nay, Thủ tướng đã 4 lần yêu cầu NHNN “giảm ngay lãi suất”, nhưng cũng cho đến nay cái công việc được hứa hẹn quá nhiều này vẫn lại được… tiếp tục hứa hẹn.

Trong vài tháng tới, có thể sẽ xuất hiện cả những ngân hàng vừa và nhỏ tham gia vào “sóng” giảm lãi suất. Lẽ dĩ nhiên, người ta có thể suy diễn đơn giản là việc ngân hàng lớn giảm lãi suất đã gây sức ép đáng kể cho các ngân hàng nhỏ, khiến cho các ngân hàng này, dù thanh khoản vẫn còn eo hẹp, vẫn phải làm một cái gì đó mang tính tượng trưng.

Bài toán đang trở nên khó khăn với Chính phủ và hình như quá khó cho NHNN. Tất nhiên không thể bất chấp mọi kêu cứu của các doanh nghiệp nhưng việc giảm lãi suất nếu có xảy ra thì nỗi lo cho ai vay và tìm nguồn để cho vay đều là câu hỏi khó trong điều kiện hiện nay.

Việt Thắng

6 comments on “CXN_022912_1428_NHNN lừa gạt doanh nghiệp và người dân: Giảm lãi suất: Đừng chỉ là “sóng” ảo

  1. Cách đây khoảng 6 tháng tôi đã bảo rồi. thà không kinh doanh còn hơn là kinh doanh khi mà lạm phát 20%.những ai chót vay NH nên cố mà trả nợ rồi nghỉ cho nhẹ đầu, với lạm phát như hiện nay thì có lãi thành không lãi ,lãi ít thì không đủ nuôi công nhân thì công nhân bỏ việc, đến lúc đó thì chỉ biết nhìn đống máy móc mà khóc. tôi có cơ may kiếm được một chút tôi không muốn quay về con số 0, đây là câu tôi đã nói cách đây 6 tháng và bây giờ tôi vô cùng nhẹ đầu

  2. Anh Châu đừng có nói xấu nhà nước Vn nhé.Ở VN lãi suất cho vay đang thấp nhất thế giới đấy.nếu anh không tin tôi có chứng cứ hẳn hoi . Lãi xuất cho vay 0% .thử hỏi trên thế giới có NH nào cho vay với lãi suất vậy không ? Đố bạn là khoản vay nào ?

  3. Xem đây báo (VEM) nhận định này:
    Ba lực cản với Ngân hàng Nhà nước để giảm lãi suất
    Lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm lãi suất liên tục duy trì ở mức cao trong hai năm qua đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
    Lãi suất cao, tiếp cận vốn khó khăn và những bất lợi khác từ thị trường đã khiến hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2011 và hàng loạt doanh nghiệp khác thu hẹp hoạt động. Do vậy, giảm lãi suất đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2012.

    Tuy nhiên, việc giảm lãi suất trong tình hình kinh tế hiện nay đang là bài toán khó đối với NHNN bởi để giảm lãi suất, NHNN cần nhất thiết phải giải quyết ba vấn đề quan trọng bao gồm: lạm phát, thanh khoản hệ thống ngân hàng và tỷ giá.

    Lạm phát: không thể chủ quan

    Điều kiện tiên quyết cho việc giảm lãi suất phải là lạm phát giảm và rõ ràng điều kiện này đang dần được thoả mãn khi mà lạm phát đang có dấu hiệu đi xuống rõ rệt trong những tháng gần đây. Cụ thể là sau khi đạt đỉnh 23,02% vào tháng 8 năm 2011, chỉ số CPI theo năm đã giảm liên tục trong sáu tháng qua và dừng ở mức 16,44% vào tháng 2.2012.

    Mặc dù xu hướng giảm lạm phát đã thể hiện rõ nhưng thực tế lạm phát ở Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức rất cao so với khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Do vậy, kiểm soát và hạ thấp lạm phát vẫn phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế hiện nay, khi mà cái gốc của lạm phát Việt Nam vẫn chưa được giải quyết, đó là hiệu quả của nền kinh tế đang ở mức thấp, đặc biệt là hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả hoạt động chi tiêu ngân sách.

    Bên cạnh đó, có những dấu hiệu cho thấy lạm phát trong năm nay sẽ chịu tác động mạnh của các nguyên nhân chi phí đẩy, trong đó quan trọng nhất là sự biến động giá của các hàng hoá cơ bản như xăng dầu, điện, lương thực, thực thẩm. Bất kỳ sự gia tăng nào của các hàng hoá cơ bản này sẽ nhanh chóng tạo tác động lan toả dẫn đến lạm phát trong nước gia tăng. Ngoài ra, lạm phát trong nước trong những năm qua mặc dù chủ yếu xuất phát từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng chịu tác động của lạm phát quốc tế khi mà nền kinh tế chúng ta có độ mở rất lớn, tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP lên đến 1,5 lần. Điều này cho thấy việc các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế mở rộng nhiều khả năng sẽ làm lạm phát quốc tế gia tăng, qua đó đẩy lạm phát trong nước tăng trở lại.

    Như vậy, mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm rõ rệt nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn ở mức cao. Do vậy, trong khi chờ hiệu quả của chính sách tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và cải thiện hiệu quả chi tiêu ngân sách nhằm trị tận gốc căn bệnh “lạm phát kinh niên” ở Việt Nam, chính sách tiền tệ vẫn là phương thuốc hàng đầu trong việc hạ cơn sốt lạm phát một cách nhanh chóng. Nói cách khác, việc hạ lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay cần phải được cân nhắc thận trọng nhằm tránh trường hợp bùng phát trở lại của lạm phát.

    Thanh khoản hệ thống ngân hàng: tiến thoái lưỡng nan

    Thanh khoản hệ thống ngân hàng kém đang là trở lực hàng đầu cho việc giảm lãi suất trong nền kinh tế. Thực tế chứng minh rằng, các ngân hàng gặp khó trong vấn đề thanh khoản sẽ tiếp tục chạy đua lãi suất huy động, điển hình là mặc dù NHNN đã rất nghiêm trong việc xử phạt các ngân hàng huy động vượt trần 14% nhưng các ngân hàng vẫn tiếp tục lách luật bằng nhiều hình thức khác nhau như: để khách hàng mua trái phiếu chính phủ do ngân hàng nắm giữ kèm điều kiện bán lại hoặc chi hoa hồng cho nhân viên trong việc huy động… Các động thái lách luật một cách hợp pháp này đang duy trì lãi suất huy động trên thị trường hiện nay ở mức 17 – 18%/năm ở hầu hết các ngân hàng thương mại. Với lãi suất huy động cao như vậy, việc giảm lãi suất cho vay là điều không thể đối với các ngân hàng thương mại.

    Do vậy, để giảm lãi suất, trước hết NHNN phải giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, NHNN sẽ không thể bơm thêm tiền để giải quyết vấn đề thanh khoản vì hai lý do. Thứ nhất, việc bơm tiền sẽ đi ngược lại mục tiêu chống lạm phát của NHNN và do đó sẽ làm cho lạm phát kỳ vọng ngay lập tức tăng lên. Thứ hai, thực chất NHNN đang muốn “thử sức” khả năng thanh khoản của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, có tiền sử chất lượng kém để buộc các ngân hàng này tái cơ cấu, sáp nhập… trong chương trình cải tổ hệ thống ngân hàng của mình. Nói cách khác, NHNN đang đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong vấn đề giảm lãi suất cho nền kinh tế, nếu giảm lãi suất thì mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hạ thấp lạm phát sẽ gặp khó, ngược lại nếu không giảm lãi suất thì áp lực từ các doanh nghiệp sẽ rất lớn, đặc biệt là khi các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.

    Tỷ giá: áp lực lớn đối với lãi suất tiền đồng

    “Cam kết” giữ tỷ giá trong phạm vi 3% trong năm 2012 của NHNN cũng sẽ là một áp lực lớn trong việc giảm lãi suất tiền đồng. Một trong những lý do làm tỷ giá ổn định trong thời gian gần đây là mức chênh lệch rất lớn giữa lãi suất tiền đồng và đôla Mỹ (chính thức là 12%/năm nhưng thực tế 15 – 16%/năm). Do vậy, nếu giảm lãi suất tiền đồng cũng đồng nghĩa với thu hẹp mức chênh lệch lãi suất này sẽ làm cho tiền đồng trở nên kém hấp dẫn hơn, khi đó, với mức lạm phát vẫn cao như hiện nay thì mục tiêu kìm giữ tỷ giá sẽ khó đạt được.

    Những phân tích ở trên cho thấy rằng, giảm lãi suất là vấn đề phức tạp đối với NHNN hiện nay. Bởi vì việc giảm lãi suất nếu không được thực hiện một cách chính xác sẽ làm cho những nỗ lực kiểm soát, hạ thấp lạm phát; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; kiểm soát tỷ giá trong thời gian qua trở nên vô nghĩa và lúc này, nền kinh tế nhiều khả năng sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng thật sự.

Bình luận về bài viết này