KT – 732 – 050612 – Shopping buồn

T.V.N. – N. Bình 

Theo:tuoitre

(Lời bình): – Bài báo này đăng trên Tuoi Trẻ cho thấy tình hình mất sức mua của những hàng hóa xa xỉ, những hàng mà nếu không mua bây giờ, 7 năm sau suy thoái mua cũng không sao. Còn nếu nhịn ăn 7 năm thì rất khó.

Cũng vui khi thấy người dân nghe theo lời khuyên hành động của tôi từ tháng 7.2011

CXN*_071111_1151_Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể?

Trích:”Như tôi đã viết trong bài trước về suy thoái rằng tôi sẽ chia xẻ những kinh nghiệm sống qua suy thoái và tại sao chúng ta phải làm như thế.Tôi sẽ định nghĩa lại suy thoái, suy thoái là hậu quả của siết chặt tín dụng bằng cách nâng cao lãi suất hay giới hạn tín dụng hay cả hai.

Sau một thời gian giới hạn tín dụng (thường thì 3 tháng hay 6 tháng tùy từng độ nhạy  (responses) của từng nền kinh tế), (chúng ta đang ở giai đoạn đó) thì doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó tiếp cận tín dụng, rồi doanh nghiệp sẽ tìm cách đối phó bằng cách là không vay tiền để sản xuất một thời gian tùy độ sâu của suy thoái, hay chỉ sản xuất cầm chừng để qua cơn bỉ cực và giữ thương hiệu vì càng vay kinh doanh thì càng lỗ vì tiền lời không đủ bù đấp cho tiền lãi vay ngân hàng (hiện nay là 22 hay 25%/năm).Khi siết chặt tín dụng thì 2 ngành “bể” trước nhất là thị trường chứng khoán và Bất Động sản như chúng ta đã thấy diễn biến.

Tín dụng siết chặt, lãi nhà băng quá cao nên buôn bán cổ phiếu thời hưng thịnh còn khó kiếm 20,25% thì thời suy thoái càng khó hơn vì tất cả không ai muốn vay tiền nhà băng hay Cty chứng khoán nên thanh khoản không có. Những người còn kẹt, ôm quá nhiều cổ phiếu thì dĩ nhiên họ muốn bán phức đi cho xong vì họ còn nợ nhà băng để mua số cổ phiếu này lúc trước suy thoái.
Vì lãi suất tăng nên áp lực bán cổ phiếu càng nhiều, vì lý do đó, nếu lạm phát lâu dài như tình trạng hiện nay (khoảng 12 tháng nữa mới có cơ hội giảm) thì lãi suất phải 1 năm rưởi hay 2 năm mới hy vọng sụt, thì lúc đó cổ phiếu mới có cơ may không sụt giảm thêm.
Vì vậy đừng nghe lời một ai nói là TTCK đang ở đáy vì đáy hay không tùy thuộc độ sâu của suy thoái, tình hình này thì đáy còn xa lắm. Đừng nghe ai nói là thời buổi này lướt sóng ngắn có lời vì lướt sóng có lời khi TTCK lúc lên lúc xuống chứ tuột một lèo không phanh như thế này thì không có lời được trong bối cảnh này.
Họ chỉ dụ dỗ bạn để bạn ôm cổ phiếu, bạn trả tiền lời thay vì họ phải làm chuyện đó. Với BĐS cũng tương tự nhưng BĐS thì khó bán khó mua hơn (không phải vài phút là bùm, xong như cổ phiếu) và số tiền cao hơn rất nhiều, mỗi căn nhà là hàng tỷ, hàng chục tỷ chứ không phải cổ phiếu rẻ như cọng rau đâu.
Chính vì thế nếu kẹt nắm BĐS giờ phút này thì cơ hội bán được là zero phần trăm to tướng (rất nhiều người đọc blog tôi từ 1 hay 2 năm trước họ biết tôi khuyên là không nên mua BĐS (tôi nhìn thấy lạm phát và suy thoái này 2 năm nay rồi,vào đâyđọc sẽ thấy.
Những xe hơi, xe gắn máy, càng xa xỉ bao nhiêu càng nhanh sụt giá bấy nhiêu vì nhà nhập cảng mượn tiền nhà băng nhập về, hy vọng là tất cả bình thường họ sẽ bán xe lấy lời, nhưng đùng một cái, suy thoái đến, họ không bán được và vì áp lực ngân hàng nên họ buộc lòng phải giảm giá.

Tóm lại, khi suy thoái bắt đầu như hôm nay thì đây là những việc nên :

  1. Tránh bằng mọi giá không đụng vào TTCK
  2. Tránh bằng mọi giá không mua BĐS (bán được thì tốt, người nào ngu mua thì ráng chịu vì sau suy thoái (18 tháng từ tháng 6.2011 này) nhà và cổ phiếu sẽ là đáy. Khi bắt đầu chu kỳ mới, kinh tế sẽ phát triển nhanh thì giá BĐS và TTCK sẽ tăng (nếu còn CS thì sẽ không tăng vì người dân và doanh nghiệp mất lòng tin (thường sau suy thoái là chính phủ thất cử), nếu có chính phủ hậu CS với sự giúp đở của Tây Âu như Ai Cập được giúp 40 tỉ usd để tái thiết từ Mubarak tham nhũng, nguyễn tấn Dũng cũng được Mỹ gọi là tham nhũng và độc tài).
  3. Không mua xe hơi, xe gắn máy, TV, tủ lạnh..v.v..nói chung là những món giá trị cao vì gần cuối suy thoái là giá rẽ nhất.
  4. Không mua đồ xa xỉ, hàng hiệu vì hàng hiệu sẽ là những món hàng hạ giá nhiều nhất vì không còn nhiều khách nữa.
  5. Người người mất việc thê thảm nên chúng ta phải cần kiệm trong miếng ăn, quần áo thì hãy đợi qua suy thoái hãy mua vì sau suy thoái là những nhà sản xuất sẽ hữu hiệu hơn, hàng đẹp hơn mà rẻ hơn.
  6. Thanh lý những khoản vay nếu có thể vì tiền lãi sẽ bất ngờ tăng cao ngay giữa hợp đồng (cty tài chính có quyền điều chỉnh lãi suất ngang hợp đồng)
  7. Chung quanh bạn sẽ có những siêu thị điện máy phá sản, xe gắn máy cũng vậy, những hãng sản xuất đồ tiêu dùng xa xỉ phải đóng cửa bớt (làm 3 ngày/tuần), những hãng, tập đoàn tổng công ty không hữu hiệu sẽ bị đào thải, cty sẽ sát nhập lẫn nhau vì có economy of scales (số lượng sản xuất tăng khi sát nhập). Nạn thất nghiệp đầy dãy, doanh nghiệp vì bớt sản xuất nên không trả tiền định kỳ cho nhà băng được nên nhà băng phá sản hay sát nhập, những món nợ sẽ không bao giờ trả và hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa rộng.
  8. Đọc bài dưới này sẽ thấy vì đầu tư ngoại quốc rút về vì tham nhũng Securency với Úc của Nguyen tấn Dũng, PCI của Phạm thanh Hải v.v…đầu tư gián tiếp ngoại quốc cũng không còn, ngoại quốc cuốn gói đi hết rồi, đúng như tôi nói là họ ra đi vì tham nhũng chứ không vì lương nhân công thấp mà họ vào (nhìn Singapore thì thấy, lương mắc hơn Úc nhưng ngoại quốc đều tư ào ào, GDP mổi đầu người là 53 ngàn usd/năm). Vậy thì những văn phòng cao ốc cho ai mướn ??? Có tiền mướn để trả lãi ngân hàng hay không…Ở Đà Nẵng họ khuyến mãi mua 1 căn nhà tặng 1 văn phòng, tôi thì tôi sẽ không lấy vì phải trả tiền nợ nhà băng mà không có người mướn, không lẽ tôi dọn vào đó ở ????
  9. Chuyện đáng buồn nhất là vì ĐCS tạo lạm phát quá cao qua tham nhũng, bất tài của tập đoàn và tổng công ty, nợ công quá cao nên suy thoái dần dân tiến tới, chúng ta chỉ ngồi đây như con vịt đẹt chờ bị bắn tỉa chứ không ai giải cứu được vì độ trể của hậu quả của lãi suất 22 tới 25% và lạm phát vẫn còn tăng cao ngay khi tôi viết bài này. Lần suy thoái này Nguyễn Tấn Dũng sẽ không trách thế giới được mà tất cả đều do hắn tạo ra.

Tôi sẽ ứng trực và giải thích nếu ai có thắc mắc và tôi sẽ trả lời trong thời gian suy thoái này.

Melbourne 11.07.2011″ hết trích.

Tình hình này sẽ rất ảm đạm, kéo dài cho tới hết năm 2013 là chắc chắn vì nếu suy thoái từ từ chấm dứt, người dân phải từ từ có thu nhập vững vàng thì họ mới dám nghĩ tới LD TV v.v…Đó là tâm lý sợ hãi mà bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều trải nghiệm.
rong nền kinh tế thị trường, khi có suy thoái và khủng hoảng thì tất cả ngành nghề, cty đều bị ảnh hưởng xấu, chỉ có một ngành nghề phát triển mạnh là ngành nghề “đòi nợ”.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
06.05.2012

———————————————————————————–

Chủ Nhật, 06/05/2012, 08:17 (GMT+7)
Shopping buồn
TT – Lâu nay, ở Sài Gòn, hệ thống các trung tâm như Diamond, Parkson, Vincom, Now Zone… là nơi mà “khi thấy buồn em cứ đến chơi”. Bây giờ, những ai có ý định vào đó giải sầu không tránh khỏi cảm giác… buồn man mác.
Hai nhân viên bán hàng ở siêu thị điện máy Phan Khang như muốn ngủ vì vắng khách, dù là chiều cuối tuần (thứ bảy ngày 5-5) – Ảnh: Thanh Đạm
– Lấy cái này đi! Mốt bây giờ chuộng nịt bản lớn.
– Lấy đi, đang giảm giá, còn có 800.000 đồng hà. Bình thường mấy triệu lận.
Bên gian hàng trưng bày thắt lưng, ví da giảm giá hiệu Polo tại trung tâm thương mại Parkson trên đường Lê Thánh Tôn, hai nhân viên một nam, một nữ ra sức chào hàng. Vị “khách hàng” hào hứng rút sợi dây nịt ra khỏi hộp, quàng qua thắt lưng ướm thử rồi xoay một vòng. Cả nhóm cười rôm rả. Hơi lạ một điều, “khách hàng” cũng mặc đồ y chang nhân viên!
Cả ngày đứng chơi
Tới gần, tôi mới thấy thì ra vị “khách hàng” đang được săn đón mang bảng tên là Nguyệt, nhân viên bán hàng của nhãn hàng Alain Delon. Nhóm chào hàng gồm có Sơn – nhân viên bán hàng của Giovanni và Ly – nhân viên bán hàng cho thương hiệu Polo. Đứng cả buổi không có khách, buồn quá, không biết làm gì cho hết ngày, cả nhóm tụ lại chào hàng với nhau.
Nguyệt kể: Mấy tháng nay, khách tới trung tâm ngày một vắng. Trung tâm mở cửa từ sáng nhưng nhiều khi tới chiều mới có khách mở hàng. Nhiều ngày không bán được món nào. Nguyệt là nhân viên làm ca từ 15g cho đến khi trung tâm đóng cửa vào buổi tối. Mỗi ngày làm ngần ấy thời gian, cô được trả lương khoảng 1,9 triệu đồng/tháng. Ngoài tiền lương cơ bản, nhân viên bán hàng còn được hưởng hoa hồng dựa trên số hàng bán ra. Hàng ế, khoản tiền này cũng teo tóp. “May mà em chỉ làm có một ca chiều. Buổi sáng, em đi bán cà phê lề đường trên đường Hàm Nghi, nhờ vậy mới đủ sống” – Nguyệt cười tiết lộ.
“Bán hàng ở đây khổ nhất là những lúc không có khách” – Nguyễn Minh Hùng, nhân viên bán hàng cho Hãng NinoMaxx, buông một câu nghe lạ tai. Hùng giải thích: “Đừng tưởng không có khách là khỏe. Có khách mình còn có cớ mà nói, mà mời, mà làm này làm nọ. Không có khách cũng không được ngồi, không được nói chuyện, đọc báo, nghe nhạc, lên mạng… càng khổ hơn”.
Tại gian hàng quần áo nhãn hiệu Calvin Klein, nhân viên bán hàng Nguyễn Minh Phụng cho biết: “Hàng bây giờ bán chậm. Mỗi ca trực bán được chừng 1-2 cái, có khi không bán được cái nào”.
Đi dọc các tầng của trung tâm, đập vào mắt chúng tôi là những gian hàng không có khách. Mấy cô nhân viên quầy kẹp tóc thì túm tụm… chải tóc cho nhau. Ở những góc khuất, thi thoảng bắt gặp một cô ngồi ăn bánh ngọt.
Chỉ có nhân viên và manơcanh đứng đợi khách tại Superbowl, Tân Bình chiều 5-5 – Ảnh: Thanh Đạm
Giảm giá triền miên
Qua đợt lễ 30-4 và 1-5, dạo quanh các trung tâm mua sắm, tình trạng đìu hiu vắng khách còn có vẻ nghiêm trọng hơn. Nhiều nhãn hàng trước lễ kéo khách bằng cách tung khuyến mãi “khủng” và khuyến cáo “chỉ giảm giá duy nhất vào dịp lễ” thì nay lại tiếp tục kéo dài thời gian giảm giá.
Trước lễ 30-4, gian hàng Thế giới kim cương giảm giá 40-50% cho trang sức vàng, đá quý. Nhân viên không quên nhắc khách: mua ngay kẻo lỡ vì 2-5 là hết giảm. Vậy mà ngày 4-5 trở lại, bảng giảm giá vẫn còn nguyên. Nhân viên giải thích: “Chương trình bên em kéo dài thêm mấy ngày, chị mua đi, tới ngày 6-5 là hết thiệt đó”!
Tương tự, nhãn hàng thời trang Papaya trương bảng giảm giá 50% từ ngày 3-5 đến 15-6, nhãn hàng Mary & Jei tung ra nhiều kiểu đầm Hàn Quốc đồng mức giá từ 500.000-800.000 đồng/cái, giảm trên 50% so với giá ban đầu. Nhãn hàng Jeanswest trương bảng hấp dẫn: siêu giảm giá tất cả mặt hàng 50% từ ngày 4 đến 6-5…
Siêu thị dienmay.com ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh chiếm một mặt tiền rộng hàng chục mét ở giữa khu vực giao lộ của ba con đường lớn. Trước cửa dienmay.com treo một băngrôn rất lớn: “Tiếp sức mua mùa bão giá, trợ giá đặc biệt lên đến 49%”! Trong mấy trăm mét vuông trưng bày đủ loại sản phẩm điện máy, vào thời điểm chúng tôi ghé thăm, cửa hàng có 45 nhân viên, nhưng chỉ có 36 người khách. Khách đã ít, lại có nhiều người đi chung với nhau, nên nhiều nhân viên đành đứng không, lấy điện thoại ra bấm bấm nháy nháy giết thời gian. Tôi đến quầy linh kiện điện tử, xem một chiếc đồ sạc điện thoại dự phòng, lập tức có hai nhân viên cùng đến tư vấn.
Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Lê Giang thay nhau nói: “Sản phẩm này hiện đang được giảm giá 50%. Chị mua về dùng, trong vòng bảy ngày nếu không vừa ý có thể mang sản phẩm đến đổi lại. Hiện nay đang trong 10 ngày tri ân đặc biệt của siêu thị, nên không những được giảm giá, khi mua sản phẩm còn được chọn số điện thoại đẹp, với một chiếc sim giá 25.000 đồng, gọi nội mạng 10 phút…”.
Với khách hàng nào, Giang, Huệ cũng tư vấn hết hơi như vậy nhưng lượng khách nghe xong rồi… bỏ đi là chính!
Quần áo phải sau sữa cho con!
Hiện nay, các hệ thống siêu thị điện máy lớn nhất nhì TP như Nguyễn Kim, Thiên Hòa cũng đang lâm vào cảnh ế ẩm tương tự, mặc dù mấy tháng nay các chương trình giảm giá, khuyến mãi… được tung ra đợt sau nối đợt trước nhưng vẫn không cải thiện được sức mua. Theo một nhân viên quản lý tại hệ thống siêu thị điện máy Thiên Hòa đã làm trong lĩnh vực này được bảy năm, chưa bao giờ cô thấy hàng bán chậm như vậy.
Hơn 19g ngày cuối tuần – giờ vàng cho mua sắm, trung tâm thương mại Now Zone vẫn vắng hoe. Cả tầng 1, tầng 2 rộng thênh thang chưa có đến chục người khách. Nhãn hàng Vera trưng bảng khuyến mãi rầm rộ mà tuyệt nhiên không thấy bóng khách lai vãng.
Thấy tôi cầm lên bộ đồ ngủ có giá 525.000 đồng giờ giảm còn 199.000 đồng (giảm đến gần 70%), cô bán hàng vồn vã: “Em thử đi. Có đủ size. Thích bộ nào cứ lấy vô thử bao nhiêu cũng được”.
Đây là sự lạ vì từ trước đến giờ, đã là đồ ngủ, đồ lót, lại là hàng giảm giá thì hầu như khách hàng không được thử hoặc đổi, trả. Chị bán hàng kể thêm: “Năm nào qua tết hàng cũng bán chậm nhưng chưa bao giờ thê thảm như năm nay, số bán ra không bằng phân nửa giờ này năm ngoái. Ế quá, chủ đã cho nhân viên bán hàng nghỉ việc bớt. Cứ như thế này, có khi vài bữa nữa mình cũng mất việc”.
Một khách hàng nữ mặc đồng phục của Công ty Lam Hồng ghé vào, cầm lên rồi lại bỏ xuống vài món đồ lót. Chị phân trần: “Bây giờ đến sữa cho con mình cũng còn đắn đo suy nghĩ, huống gì mua quần áo!”.
***
Kết thúc một ngày lang thang tại những thiên đường mua sắm đèn thắp sáng trưng, máy lạnh phả tê người, hương nước hoa xịt phòng thơm nức mũi mà sao chẳng thấy vui. Đi thang cuốn trở xuống hầm lấy xe, ngang qua quầy hàng Giovanni, vẫn thấy Sơn đang ngồi… ngáp một mình. Cậu chàng than: “Hổng biết chừng nào mới thoát được cảnh này. Ngồi không vậy buồn ngủ muốn chết!”.
MAI LÂM
Thu nhập theo không kịp
Theo Tổng cục Thống kê, sức mua giảm sút một phần do lạm phát tăng cao, thu nhập của người dân không theo kịp tốc độ tăng giá các mặt hàng thiết yếu.
Mặc dù khuyến mãi lớn nhưng nhân viên gian hàng Aussino ở TP.HCM ngồi chơi trò chơi điện tử vì vắng khách – Ảnh: Thuận Thắng
Hàng điện máy: thấp nhất trong vòng 15 tháng gần đây
Ông Đinh Anh Huân, tổng giám đốc hệ thống bán lẻ điện máy dienmay.com, cho biết từ cuối năm 2011 cũng như đầu năm 2012, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường điện máy đã tuột dốc không phanh.
Dẫn số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường GFK VN cung cấp, ông Huân cho biết so với đỉnh điểm mua sắm tháng 1-2011 có doanh thu toàn thị trường ở mức 12.159 tỉ đồng thì tháng 1-2012 còn khoảng 10.606 tỉ đồng, giảm 12,76%. Doanh thu đỉnh điểm mua sắm của ngành hàng điện tử vào tháng 1-2012 cũng chỉ 2.006 tỉ đồng, trong khi tháng 1-2011 đạt hơn 2.854 tỉ đồng. Riêng tháng 3-2012 thu chỉ còn 869 tỉ đồng, mức thấp nhất trong vòng 15 tháng gần đây.
Với ngành hàng điện thoại, sức mua giảm rất mạnh kể từ tháng 2-2012 cho đến nay, trong đó doanh thu tháng  2-2012 chỉ đạt hơn 2.152 tỉ đồng, tháng 3-2012 giảm xuống còn gần 1.937 tỉ đồng.
Đại diện trung tâm mua sắm Zen Plaza cho biết khó khăn kinh tế khiến nhiều người đã từ bỏ sở thích tham quan mua sắm, ba tháng đầu năm doanh thu tại trung tâm giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Một số trung tâm chuyên kinh doanh mặt hàng cao cấp như Vincom, hệ thống Parkson… cũng trong tình cảnh nhân viên đông hơn khách, thậm chí vào các dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần khách chủ yếu vào trốn nóng!
Siêu thị cũng than
Siêu thị, nơi được cho là đang có nhiều lợi thế hơn so với các kênh mua sắm khác, sức mua cũng sụt giảm. Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giảm đốc Saigon Co.op, cho biết so với năm ngoái doanh thu tại hệ thống ba tháng đầu năm vẫn tăng nhẹ, nhưng nếu so với các năm trước cũng như sau khi trừ đi mức trượt giá thì xem như không tăng.
Cơ cấu danh mục mua sắm của người dân cũng thay đổi khi tỉ trọng ngành hàng thực phẩm tăng nhanh, chiếm áp đảo trong khi các ngành hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, quần áo… có phần lép vế.
Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa (Q.Tân Bình), cho biết người dân cân nhắc chi tiêu mua hàng và chỉ chọn những hàng hóa thật thiếu yếu. “Doanh thu đến từ nhóm hàng thực phẩm đạt mức tăng trưởng tốt từ 10-20%, chiếm 55-60% cơ cấu tổng doanh thu. Đây là điều ngược lại so với các năm trước” – bà Thảo nói.
T.V.N. – N.BÌNH

3 comments on “KT – 732 – 050612 – Shopping buồn

  1. TẨY CHAY KHU ĐÔ THỊ ECOPARK
    NHỮNG AI CÓ Ý ĐỊNH MUA NHÀ Ở KHU ĐÔ THỊ ECOPARK HÃY CẨN THẬN
    Chúng tôi là người dân Văn giang thề quyêt tâm đấu tranh đến cùng cho công bằng xã hội ,nếu bè lũ độc tài quyết bảo kê cho Ecopark ,chúng tôi buộc lòng phải dùng võ bẩn ,rải phân tươi trường kỳ khắp đường ra vào khu đô thị ecopark ,biến khu đô thị sinh thái thành khu đô thị phế thải .

    • Cứ rải đinh mỗi ngày vào đường ẾchCóBạc và cho xe ô tô chúng ăn gạch đá! Nơi nào có áp bức nơi đó có vùng lên mà!

    • Khi cách mạng xanh vùng lên, chúng ta cứ vào khu biệt thự của cộng đỏ mà bứng cỏ! Ngày xưa chúng núp trong quần đàn bà nông dân, ngày nay chúng gân cổ ra khoe khoang và rủa dân!

Bình luận về bài viết này