KT* – 606 – 040912 – Tái cơ cấu nền kinh tế và mục tiêu ưu tiên

Đăng lần đầu: 09.04.2012

Nguyen Hà

       Theo: vneconomy
(Lời bình): – VN có câu:” Đợi nước tới trôn mới nhẩy” và CP của TT Dũng làm chính xác việc đó. Giờ nầy mới “tá hỏa tam tinh” khi thấy DN kêu cứu, thất nghiệp hàng triệu rồi mới họp đại hội, hội thảo, “hit the panic button” (có nghĩa là bấm nút hoản loạn”.
Nơi tôi học và làm việc, Úc, dạy chúng tôi, từ một đứa con nít đến một người lớn, tới ông Thủ Tướng là phải suy nghĩ trước tiên đoán, dự báo v.v….và phải nghĩ ra phương án để tránh tai họa.
Từ việc tham nhũng làm mất dự trử usd, đến phá giá and 9.3%, đến bão giá đầu 2011, đến lạm phát, đến nghị quyết 11, đến TTCK sụp đổ còn 320 điểm, đến TT BDS tê liệt, đến nợ xấu nhà băng, đến thanh khoản, đến DN phá sản hàng loạt, đến thất nghiệp cả triệu người VN là tất cả mọi người thấy tôi đoán từ 6 tháng trước tới 3 năm trước mà CP vẫn mãi mê ca ngợi thành tích kinh tế.
Họ vận hành kinh tế như vậy mà không phá sản cả nước mới là lạ. Và sắp tới đây, khi thất nghiệp hàng triệu hằng 2 triệu thì làm sao họ có thể cho công việc người dân, nổi loạn là gần như nắm phần chắc rồi.
Ai theo dõi bài tôi thường xuyên đều thấy độ chậm của chính sách rất quan trọng, ví dụ như bây giờ thấy thất nghiệp hằng triệu mà tìm phương án giải quyết là 3 tháng nhanh nhất, như phải tạo cơ hội cho DN sống lại và mướn người, DN sống lại là cũng 6 hay 12 tháng, khi vững và có lòng tin tí xíu về nền kinh tế thì họ mới bắt đầu mướn người, và từ lúc mướn người cho đến lúc 2 triệu người trở lại làm việc là 1 hay 2 năm…Vị chi là nếu để tới bây giờ mới nghĩ, tọa đàm, hội họp v.v.. để cứu nạn thất nghiệp thì phải mất thêm 2 hay 3 năm nữa (vì độ chậm nên khi đụng khủng khoảng và suy thoái, cần nhanh nhất 2 năm chậm là 9 năm mới phục hồi ….

CXN* – Loạt bài về Chính Phủ Hậu Cộng Sản (11)

Trích:”Độ trễ của nghị quyết 11 bắt đầu ảnh hưởng đến xuất khẩu
Truoc khi bàn về độ trễ này, tôi muốn lập lại một lần nữa, căn nguyên của con bệnh trầm kha của nền kinh tế này là hư đâu sữa đó, sữa đâu hư đó và hư đó sữa đâu. Những bài viết trong vòng 2 năm nay của tôi đều chỉ rõ căn bệnh của nền kinh tế này là tham nhũng và dung dưỡng những tập đoàn và tổng công ty, bao giờ VN cổ phần hóa 100% cty quốc doanh và diệt trừ tham nhũng thì nền kinh tế này mới có cơ may mà khỏi bệnh và tiến tới phát triển giàu mạnh.
Hãy nghiệm lại ( http://bằng cách bấm vào đây)
Nghị quyết 11 để chống lạm phát, để siết chặt tín dụng, để tăng cao lãi suất (Monetary Policy), để làm giảm nguồn cung tiền. Trong những nền kinh tế thế giới, khi chiến đấu chống lạm phát thì họ phải vừa siết chặt cung tiền nhưng họ phải giảm tối đa đầu tư công (Fiscal Policy Restrain) (mặc dầu đầu tư công của họ rất hiệu quả, không có rút ruột hay tham nhũng như VN) hầu giảm nhu cầu tiền để không tạo hiệu ứng chen chân tín dụng làm bóp nghẽn đầu tư và phát triển của thành phần kinh tế tư nhân. Hai động thái phải xảy ra cùng một lúc thì mới không tạo sức ép làm nghẻn tín dụng như chúng ta đã thấy trong bài dưới đây.
Đầu tư công năm 2011 là 200 ngàn tỉ, 10 tỉ usd, khi tôi nói phải cắt, họ tuyên bố sẽ cắt 97 ngàn tỉ, gần 5 tỉ usd (48%). Tôi hoàn toàn không tin vì có những bài báo gần đây nói thực tế đầu tư công càng tăng thêm chứ không giảm xuốn. Con số 97 ngàn tỉ này chỉ là để lừa bịp cho người dân yên tâm thôi. Năm nay, sẽ bán trái phiều chính phủ là 55 ngàn tỉ vnd tứ là 2.7 tỉ usd, tiền này là số tiền hút từ lưu hành thay vì để cho thành phần kinh tế tư nhân xử dụng với lãi suất thấp.
Muốn đọc những bài cũ của tôi về chen chân tín dụng thì vào trang này, đánh CXN sẽ hiện ra những bài tôi viết và rất dễ kiểm chứng những lời tôi nói trong hơn 2 năm qua.
Chúng ta, dân tộc ta tới bây giờ đều biết những cty quốc doanh, tập đoàn và tổng công ty là biểu tượng của tham nhũng, hiệu quả thấp, xuất khẩu kém, không đem ngoại tệ xuất khẩu về nhiều.
Những cty này phải cổ phần hóa 100% (chứ không cổ phần hóa 25% như nguyen sinh hùng đề nghị petrolimex gần đây). Họ là những thành phần phá hoại của nền kinh tế này (như vinashin, điện lực v.v..), họ rút nguồn tiền vnd quý giá, khát khao từ hệ thống ngân hàng và trái phiếu chánh phủ (trái phiếu 100 ngàn tỉ vừa rồi hút số tiền này ra khỏi hệ thống lưu hành, làm Thị trường chứng khoán và bất động sản thiếu vốn cực kỳ) dưới hình thức đầu tư công cho bộ Giao thông vận tải và Bộ xây dựng.
Những đồng tiền này là mạch máu cho nền kinh tế tư nhân, thay vì để cho nền kinh tế tư nhân có máu để sản xuất, để xuất khẩu (vì vậy hạn chế nhập siêu), máu với giá lãi suất rẻ vì hệ thống ngân hàng không phải tranh dành huy động với lãi suất cao, 18, 19% rồi cho vay lại 22, 25 thậm chí 27% cho tư nhân để họ có tiền sản xuất, để xuất khẩu, để thu vào usd, để giảm nhập siêu.
Những tập đoàn và tổng cty lấy máu này để làm gì ?? làm bầu sửa cho tham nhũng của DCS (cash cow to the CPVN) nên toàn bộ chính trị đều không muốn giải thể những bọn ăn bám này. Người dân VN phải chịu trả những món tiền tham nhũng kết sù này của Vinashin, của điện lực, của Vinalines…tất cả tập đoàn đều tham nhũng và hút máu nền kinh tế này cho đến khi TTCK sụp, bất động sản sụp và sắp tới hệ thống banking cũng sẽ sụp.
Ba vòng kim cô tròng vào nền kinh tế này mà tôi vạch ra 3 năm nay là nhập siêu, nợ quốc gia và tập đoàn và tổng công ty. Chỉ trừ khi nhà cầm quyền cộng sản đánh ngay đích của 3 thành phần này thì mới giải quyết được căn bệnh của nền kinh tế này.
Nghị quyết hành chính 11 phát động hồi tháng 2, chỉ siết chặt tín dụng, nâng cao lãi suất, giảm dư nợ ngân hàng thì 4 tháng sau, tháng 6 này, doanh ngiệp đang Trích ”Doanh nghiệp ‘ngấm đòn’ lãi suất” hết trích. Rồi dẫn đến chuyện gì…Trích “kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng 4″. hết trích…..tháng 5 bắt đầu tăng chậm vì sản xuất cầm chừng thì tháng 6 không tăng so với tháng 5, rồi tháng 7 sụt so với tháng 6, tháng 8 sụt so với tháng 7…và cuối cùng tháng 12 sụt so với tháng 11. Vầy xuất khảu cả năm chỉ tăng rất nhẹ so với 2010, nhập khẩu thì tăng nhanh, rồi nhập siêu sẽ trầm trọng hơn, rồi không đủ usd dự trử để trả cho nhập khẩu, rồi lại phải phá giá vnd để thu ngoại tệ rồi xăng tăng, điện tăng, bão giá tăng, lạm phát tăng, rồi nghị quyết 11b, 11c, 11d ra đời…rồi tăng thêm lãi suất, siết thêm tín dụng rồi …bổn củ soạn lại nhưng ngày càng tệ thêm, hình ảnh của nền kinh tế này rất xám xịt.
Đợt giữ lãi suất cao này, bọn bất tài đã tuyên bố giữ đến cuối năm mà bây giờ là thành phần kinh tế tư đang sản xuất cầm chừng, đến cuối năm, với độ chậm như thế này thì nền kinh tế tư nhân sẽ đi tới đâu…Câu hỏi này không khó trả lời lắm đâu.
Nếu lời khuyên của tôi 2 năm trước là bán hết cty quốc doanh thì đâu có lỗ vinashin 4 tỉ usd, điện lực 11 ngàn tỉ nợ (550 triệu usd) và từ 2008 đến 2009 các tập đoàn và tổng cty mượn thêm nợ là 30 tỉ usd, tổng nợ của tập đoàn và TCt là 50 tỉ usd (Vốn của Tập đoàn và TCT là 30 tỉ usd, bây giờ nếu bán thì may lắm với TTCK xep lép thì được 3 tỉ usd, còn hơn mỗi năm ghi nợ thêm 30 tỉ usd, dân tộc ta chọn phương án nào ???).
Không cần tổng kiểm tra tài chính của tập đoàn như nguyen sinh hùng vừa ra lệnh, chỉ cần phát lệnh bán, bán cho quân xanh, quân đỏ cũng bán…bọn quân xanh quân đỏ mua được 3 tỉ, làm ăn ko ra gì thì 1 năm sau giá trị trên thị trường chỉ còn 30 hay 300 triệu, khi đó bất động sản rẻ bèo trong vòng 2 năm nên cho dầu mua rẻ với 3 tỉ usd, bán bất động sản vàng của tập đoàn và tổng cty cũng không thâu được nhiều đâu. Đây là lúc bán hết vì kinh tế sa sút, bọn này mượn tiền còn khủng khiếp hơn mà tôi thấy đâu có ai giám sát bọn nó, chỉ có nguyễn tấn dũng với con gái sắp xếp nợ và lại quả, dân VN trả nợ còng đầu….
Khi bọn này không còn hút máu đồng tiền lưu hành nữa thì bất kỳ tư nhân nào làm đường xá, cầu cống đều phải đấu thầu cạnh tranh và nhà thầu phải giữ gìn đồng tiền của họ và giám sát công trình của bộ ngành mạnh miệng chỉnh sửa sai phạm của thầu như chúng tôi đây bên Úc, Mỹ, Anh v.v…
Kinh tế tư nhân sẽ dễ mượn tiền, sẽ gia tăng sản xuất, sẽ tăng xuất khẩu gấp bội, thâm thụt dự trử sẽ không còn nữa, không cần phá giá vnd nữa, bảo giá, xăng, điện sẽ được chặn lại, lạm phát sẽ xuống thấp thì lãi suất sẽ giảm, nền kinh tế thật sự tư nhân sẽ có tiền trong lưu thông với lãi suất rẻ để gia tăng sản xuất, lúc đó nền kinh tế này mới phát triển.
Khi phát triển thì thuế thu tăng, có tiền trả nợ công, mua vũ khí để chống lại tàu khựa và chúng ta sẽ liên minh với Hoa kỳ chứ không đu dây nữa. Lúc đó là nền kinh tế sẽ khởi sắc và chỉ khởi sắc với hậu cộng sản vì còn cộng sản là còn tập đoàn, là còn tham nhũng, là còn bất tài, là còn ngu xuẩn, là còn ăn hại đái nát.
Bài toán này sẽ giải quyết nợ công, nhập siêu và quốc doanh cùng một lúc, hy vọng lúc đó dưới quyền của Thủ Tướng Cù Huy Hà Vũ và nếu cần, tôi và những người bạn tâm huyết của tôi sẽ cố vấn cho Thủ Tướng Cù Huy Hà Vũ.
Melbourne 08.06.2011″ hết trích.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
09.04.2012

———————————————————————————–

08/04/2012 06:10 (GMT+7)
picture Các tham luận tại diễn đàn, dù tiếp cận ở các lĩnh vực khác nhau của tái cơ cấu nền kinh tế cũng đều nhấn mạnh những ưu tiên và cả những lực cản cần phải vượt qua để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra toàn diện, thực chất.

Đổi mới thể chế kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, giảm nhanh lạm phát, tái lập lòng tin… rất nhiều ưu tiên được đề nghị xác lập để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có thể diễn ra thành công, trong các tham luận tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức trong hai ngày 8 và 9/4 tại Đà Nẵng.

Gắn với chủ đề “ Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đều nhấn mạnh những ưu tiên và cả những lực cản cần phải vượt qua để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra toàn diện, thực chất.

TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, không thể tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế, một trong 3 đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Lê Xuân Bá thì kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên cả trước mắt và trong suốt kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bởi vì, đây chính là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Đề cập cấp độ ưu tiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên nói rằng, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay (thực tế vẫn đang trong xu hướng khó khăn hơn), không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu (với mục tiêu là làm cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng thực sự diễn ra). Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội.

Đây phải là hai mục tiêu – nhiệm vụ ưu tiên cao nhất, ông Thiên nhấn mạnh.

Đi vào từng lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, gồm tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính,  các tham luận cũng kiến nghị không ít giải pháp cần làm để “xoay chuyển thực tiễn”.

Với các doanh nghiệp nhà nước, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách  loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn.

Nhưng, việc phải làm, thì không thể không làm. Và một trong số các giải pháp được ông Cung kiến nghị là năm 2013 ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo các chuẩn mực ít nhất tương tự như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cũng đến từ Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Phó viện trưởng Võ Trí Thành cho rằng môi trường thể chế kinh tế và tài chính Việt nam nhìn chung còn nhiều yếu kém. Trong khi Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán (đang được hoàn thiện) vẫn chưa có các nhóm giải pháp mang tính bao trùm, có hệ thống và liên thông giữa các thị trường cấu thành.

Bổ khuyết các nhóm giải pháp mà hai đề án chưa đưa ra, đồng thời, chi tiết hóa một số giải pháp trong các đề án, nội dung số 1, theo vị chuyên gia này là tái cấu trúc hệ thống tài chính theo hướng cân đối hơn thông qua lành mạnh hóa thị trường tín dụng và nâng cao vai trò thị trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp.

Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng “có thể được coi là một đề án khá hoàn hảo xét theo nghĩa “Giải pháp tốt thứ nhì”, đặt trong bối cảnh thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, “sẽ không thể có được một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động an toàn, hiệu quả tồn tại trên một nền kinh tế thực ốm yếu với một môi trường pháp lý lỏng lẻo, kém hiệu lực và một môi trường kinh doanh đầy bất ổn …”.TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế của Maritime Bank bình luận.

Ở lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công,  TS. Trần Du Lịch đề nghị trước hết cần xác định rõ chức năng của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Đây là cơ sở để đổi mới nội dung thể chế kinh tế nói chung  và tái cấu trúc đầu tư công nói riêng.

Còn theo TS. Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, một trong các vấn đề quan trọng là thiết lập mô hình tài chính cho các dự án đầu tư công để kết hợp các nguồn vốn công, nguồn vốn tư nhân và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong cùng một dự án.

Nói tóm lại, tái cấu trúc nền kinh tế là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế để trên cơ sở đó hoạch định cho được những chính sách kinh tế mới để mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững, TS. Đặng Văn Thanh,  Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam góp thêm quan điểm.

Bình luận về bài viết này