CXN_060112_1555_Cách tốt nhất để nuôi sống tập đoàn và Tcty tham nhũng là đầu tư công

Châu Xuân Nguyễn
Đây là đặc thù của VN. Đầu tư công của VN là tiền về những Tcty và Tập Đoàn Xây Dựng, quan tham địa phương chứ có giải quyết được việc làm cho 2 triệu người thất nghiệp và 400.000 DN tư nhân phá sản đâu ????
Những công trình đầu tư công ai cũng nhìn thấy là đổ hàng trăm triệu nhưng chỉ giải quyết vài trăm công việc cho mỗi dự án, xi măng tồn kho hàng chục triệu tấn thì 20 dự án có giải quyết được nhiều xi măng và sắt thép hay không, chưa nói đến là thời gian tính, đợi tới khi dự án thiết kế, động thổ thì phải mất 2 năm, lúc đó 2 triệu người thất nghiệp nhe răng chết đói hết cả rồi.
Trong khi đó nếu dùng nguồn tiền này (bằng cách nào thì tôi không chỉ đâu) để vực dậy những nhà máy đang sản xuất phải đóng cửa (chi phí rất ít so với dự án đường xá, cầu cống bị tham nhũng của La# ăn hết).
Bài viết dưới đây là một bài chửi vào trí thông minh của người dân, làm sao đầu tư vào đường xá lại vực dậy BĐS…không một tí gì là logic cả, chiêu cuối cùng của giới BĐS trước khi lìa trần đây này.
Một lần nữa, 3D chứng minh là những chính sách giải cứu đều trật chìa với một số tiền ít ỏi của CP còn lại.
Theo lẽ tôi không viết bài này để 3D tự treo cổ nhưng 90 triệu dân VN cần tiền mà lại đổ vào Tập Đoàn và Tcty là tội nghiệp cho dân VN.
Úc Mỹ, OECD dùng cách đầu tư công để giải quyết suy thoái là đúng vì những lý do sau:
1. Không tham nhũng trong xây dựng, công trình
2. Họ không có sức ép của sức mua yếu, suy thoái nhưng họ vẫn phải tiêu dùng, giảm nhưng không nhiều vì đây là những xã hội tiêu dùng, còn VN, đại đa số là xã hội sống qua ngày.
3. Công trình của OECD cần rất nhiều nhân công
Melbourne
01.06.2012
Châu Xuân Nguyễn
——————————————————————

Thứ sáu, 1/6/2012, 01:21 GMT+7

120.000 tỷ đồng đầu tư công giúp ‘giải hạn’ cho địa ốc

Kế hoạch của Chính phủ nhằm tăng cường giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được kỳ vọng sẽ có tác động lan tỏa và góp phần gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản.
‘Gia hạn thuế – liều thuốc chưa đủ để cứu địa ốc’
Khách mua nhà vẫn chờ giá giảm thêm

Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố tại hội thảo Vực dậy thị trường bất động sản diễn ra ngày 31/5.
Theo Thứ trưởng, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. “Dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Ngân hàng thừa vốn sẽ cho vay trở lại, tạo bước đệm hỗ trợ thị trường bất động sản. Chẳng hạn như BIDV đang tung gói 4.000 tỷ đồng cho vay bất động sản trong vòng 2 năm. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến gói này.
Bất động sản được dự báo có thể phục hồi một cách chậm chạp vào cuối năm 2012 nhờ gói giải ngân 120 nghìn tỷ đồng đầu tư công. Ảnh: Vũ Lê
“Song dù có bao nhiêu cơ chế, chính sách hỗ trợ đi nữa, doanh nghiệp địa ốc phải chủ động cơ cấu lại hàng hóa, nhằm vào phân khúc có nhu cầu lớn với khả năng thanh toán cao. Hãy cơ cấu lại dự án, nguồn vốn để tự cứu mình trước”, ông Nam nói.
Đồng quan điểm với ông Nam, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Lê Xuân Nghĩa cũng tin rằng khi giải ngân 120.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư công sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, trong đó có bất động sản.
Theo ông Nghĩa, việc chống lạm phát quá liều dẫn dến GDP sụt giảm, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bị giảm phát, hàng tồn kho tăng cao. Chính vì thế, thúc đẩy chi tiêu đầu tư công theo kế hoạch được duyệt của năm 2012 là cần thiết để khôi phục lại sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có thể từng bước kéo thị trường bất động sản trở lại với tốc độ chậm, đến cuối năm nay thị trường này sẽ có chuyển biến.
“Chưa bao giờ bất động sản được quan tâm như hiện nay. Thậm chí Chính phủ đang có hẳn một chương trình tìm giải pháp vực dậy ngành này và bắt đầu xem đây là thị trường nền tảng. Nếu để nó lung lay là chết chắc”, ông Nghĩa nói.
Trong khi các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ tin tưởng dòng tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng bơm vào thị trường sẽ vực dậy bất động sản vào cuối năm 2012 thì không ít doanh nghiệp lo ngại theo chiều ngược lại.
Dù thị trường nhà đất trải qua 3 năm khủng hoảng nhưng không ít chuyên gia kinh tế cho rằng không nên vội vàng cứu thị trường này. Ảnh: Vũ Lê
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Phó giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, trông đợi thị trường địa ốc khởi sắc trở lại trong vài tháng tới là quá lạc quan. Bởi lẽ các thị trường bất động sản phát triển hơn Việt Nam như Mỹ, Nhật thậm chí cùng khu vực là Thái Lan bị khủng hoảng phải mất đến vài chục năm vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.
“Bài học cũ về bất động sản của các nước chúng ta không cần phải học lại. Biện pháp cứu thị trường địa ốc cần phải căng thẳng hơn nữa, không nên vội vàng”, ông Chí nhấn mạnh.
Tổng giám đốc Công ty Việt Trust, Nguyễn Lam Sơn đề nghị chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá sẽ dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Chuyên gia này cho rằng cần xây dựng cơ chế thẩm định giá trong giai đoạn mới vì thị trường địa ốc sụt giảm quá mạnh, đồng thời xây dựng chỉ số khả năng tín dụng của người mua nhà. Chẳng hạn như người mua nhà lần đầu tiên sẽ được nhà nước bù lãi suất. “Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chỉ có thể xem là tạm thời, về lâu dài ưu đãi cho người mua nhà mới cứu được thị trường”.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng, cần phải xem bất động sản là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ không nên để doanh nghiệp địa ốc nằm ngoài rìa nhóm được vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này. Nghị quyết 13 cần bổ sung mục giảm thuế cho doanh nghiệp bất động sản. Cấp bách nhất là phải sửa Nghị định 69 về việc thu tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường vì đây là văn bản bất hợp lý.
Theo ông Châu, hàng tồn kho bất động sản hiện rất lớn, các ngành liên quan như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng, nội thất cũng “chết” theo. Năm 2011 có hơn 90% doanh nghiệp bất động sản thua lỗ, bức tranh rất xấu. “Bất động sản là con chim báo bão khi thị trường khủng hoảng. Nếu nó tắt, nền kinh tế cũng lâm nguy, cần có biện pháp cứu thị trường này trước khi quá trễ”, ông nói.
Vũ Lê

5 comments on “CXN_060112_1555_Cách tốt nhất để nuôi sống tập đoàn và Tcty tham nhũng là đầu tư công

  1. Công nhận anh Châu nói mới đầu có vẻ khó tin nhưng càng về sau tôi thấy đúng là sự thật

  2. Cái mà chúng nó cần là thủ tục:Đầu Tiên….!
    Không có Đầu Tiên thì nói chi đến chuyện “Giải Ngân,Thanh Khoản….”!
    Ngân Sách nào?Từ Thuế chăng?rồi còn bao nhiêu vấn nạn nữa?Biết cái gì làm trước cái gì làm sau không?Cứ làm tràn lan,bát nháo rồi bay giờ Bổ nhào chỏng vó đấy…..Tại Sao?THAM!

  3. Người ta có thể ra văn bản chỉ đạo rồi sửa ngày lại giống ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank không?
    People can issue a written direction to repair the day like the director Nguyen Manh Trieu of Eximbank? Làm nhân viên Eximbank là cứ tham nhũng và trừ lương nhân viên là được, cứ trừ sạch sẽ lương trong tài khoản nhân viên là được! 3 sai phạm của giám đốc Eximbank Bạc Liêu (nghi là con cháu thủ tướng Dũng) là:

    1/. Tham nhũng: làm thiếu chứng từ (có văn bản + ghi âm), 2/. Làm sai pháp luật: giấu biên bản các cuộc họp, cắt mạng kế toán: có ghi âm+ văn bản, 3/. Sửa chứng từ xóa dấu vết (có những hành động đáng nghi ngờ!)

    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  4. Lại thêm một lần nữa 3D có dịp hốt đô la nhờ đầu tư công và bầy sâu có cái ăn cho đỡ đói trong khi nông dân ta vẫn phải ở truồng giữ đất. Cứ nghe bầy sâu này nói ra là thấy ngay những nhóm lợi ích bây giờ công khai lộ hàng mà không cần phải giấu đút nữa! Sự đè nén của người dân có giới hạn. Sắp đến lúc lò xo bị bật tung lên rồi.

Bình luận về bài viết này