CXN_060212_1557_Nếu trong 3 năm qua, không có 21 tập đoàn thì 400 000DN phá sản sẽ….

Châu Xuân Nguyễn

Trong bài báo dưới đây, họ nói DNNN nợ 415.000 tỉ đồng (20 tỉ usd), nhưng những bài báo khác nói DNNN nợ 65 tỉ usd (1.300.000 tỉ), có bài báo nói nợ 900.000 tỉ vnd 

 

CXN*_102611_1269_Khối DNNN nợ 65 tỉ usd (65% GDP)

CXN_053112_1549_Con số nợ 415 nghìn tỷ đồng của DNNN với NH trong nước là phần nổi của tảng băng chìm thôi

Bây giờ giả sử nợ là 800.000 tỉ vnd. Nếu 3 năm trước, không có một tập đoàn nào cả thì 800.000 tỉ vnd này chia đều cho 400.000 DN phá sản thì mỗi DN mượn được 2 tỉ vnd, vậy thì họ có phá sản hay không không ????

Chưa, như thế nào đã hết đâu, không có DNNN, không có thất thoát, tham nhũng, lãng phí 800.000 tỉ vnd thì làm gì có khan hiếm usd, làm gì có lạm phát 25%, nếu không lạm phát cao như thế thì làm gì cần Nghị quyết 11 để siết chặt tín dụng, để đẩy lãi suất từ tháng 2.2011 lên 22%, thì làm gì có suy thoái….

Vậy thì lỗi của nền kinh tế lụn bại này tại vì ai vậy ??? Ai là người vẫn bao che, tái cấu trúc DNNN mà không bao giờ chịu bán tất cả 100% tập đoàn vậy ??? Phải 3D hay không ????

Đó là lý do tôi nói 4 năm nay rồi, rằng tập đoàn giành tất cả những nguồn lực kinh tế thay vì nhường tất cả cho DN tư nhân. Chánh Phủ Châu xuân Nguyễn có DNNN hay không ??? Chắc chắn là không, tôi chỉ muốn 90 triệu người cùng dùng tài sức công bình mà cạnh tranh, người nào giỏi, thông minh thì sẽ giàu như Bill Gates, người nào không giỏi thì đi làm mướn, người nào tệ nữa thì có an sinh xã hội vì thằng giàu phải đóng thuế nhiều cho chính phủ CXN lắm vì nó được cơ hội mà 3D không bao giờ cho nó cơ hội công bình.

Châu Xuân Nguyễn

 

Melbourne

01.06.2012

———————————————————-

Thứ tư, 30/5/2012, 18:36 GMT+7

Hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn ngân hàng dành cho các tập đoàn

Số liệu của Bộ Tài chính đến tháng 9 năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng trên 415.000 tỷ đồng, hơn một nửa trong đó là tiền vay của các tập đoàn, tổng công ty.
Nhà tài trợ quốc tế lo ngại về các tập đoàn Việt Nam

Những số liệu này được thể hiện khá chi tiết trong đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà Bộ Tài vừa trình Chính phủ, cho thấy thực trạng đáng lo ngại về tài chính của các tập đoàn, tổng công ty. Không ít đơn vị rất yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài.
Doanh nghiệp Nhà nước nặng nợ và kinh doanh kém xa khu vực tư. Ảnh: Bloomberg
Doanh nghiệp Nhà nước nặng nợ và kinh doanh kém xa khu vực tư. Ảnh: Bloomberg
Tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ), Điện lực (EVN – 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng)…
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết 30 trên tổng số 85 tập đoàn, tổng công ty nêu trên đang có tỷ lệ nợ cao hơn 3 lần vốn chủ sở hữu. Cá biệt, có 7 trường hợp đang có hệ số nợ cao hơn 10 lần, bao gồm Tổng công ty Xây dựng công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, 5 và 8, Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Phát triển đường cao tốc.
Tình trạng nợ nần của các các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã kéo dài nhiều năm nay. Năm 2006, báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tông công ty (bao gồm cả vay ngân hàng và các nguồn vốn khác) đạt gần 420.000 tỷ đồng, bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu. Con số này tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau đó và đạt hơn 1.044.000 tỷ đồng, gấp 1,65 lần vốn vào năm 2010.
Lúc đó, ngoại trừ Vinashin (chưa có số liệu cụ thể) và Bảo Việt (đã cổ phần hóa), có 3 trên tổng số 12 tập đoàn có nợ vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (Sông Đà – 8,85 lần), Phát triển nhà và đô thị (HUD – 6,36 lần) và EVN (4,26 lần).
Trong khi nợ nần chồng chất, kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty cũng khá bi quan. Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, mức lỗ bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần khu vực ngoài quốc doanh, tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng. Một số đơn vị lỗ lớn như EVN (2010 là 12.313 tỷ đồng), Vinashin (2009 là 5.000 tỷ), Tổng công ty Bưu chính (2009 là 1.026 tỷ)…
Tình trạng bi bét của các tập đoàn, tổng công ty cũng từng được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cảnh báo. Tại báo cáo kết quả thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước cuối năm 2011, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng việc sử dụng vốn kém hiệu quả đã khiến những chỉ báo tài chính như lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay tổng tài sản (ROA) của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
“Với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, bền vững, ROE cao hơn lãi ngân hàng, thì vay càng nhiều thì chủ sở hữu càng có lợi. Nhưng với những đơn vị hoạt động kém hiệu quả thì càng vay nợ, càng khó khăn”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông giải thích.
Số liệu tài chính – kinh doanh tính đến hết năm 2010
của các Tập đoàn – Tổng công ty Nhà nước
(
Đơn vị: tỷ đồng, Nguồn: MOF)
Tập đoàn / TCT Tổng tài sản Nợ phải trả Vốn CSH LNTT
Khối tập đoàn* 1.232.146 722.734 461.634 93.765
Dệt may 15.885 9.859 4.184 976
Điện lực 301.951 239.699 56.220 -12.313
Than & Khoáng sản 82.883 56.763 23.528 8.665
Sông Đà 76.764 61.145 6.908 1.962
HUD 40.391 32.422 5.101 2.174
Cao su 49.542 21.909 24.551 7.789
VNPT 111.416 41.392 69.499 8.973
Dầu khí 466.460 215.114 232.365 44.505
Hóa chất 31.469 18.653 10.626 3.844
Viettel 55.786 25.779 28.651 15.868
Khối tổng công ty ** 261.373 150.126 82.656 9.028
Vietnam Airlines 43.057 33.557 8.981 1.013
Vinalines 48.344 36.600 8.576 269
SCIC 36.934 312.803 21.715 2.448
Petrolimex 52.149 41.852 6.651 1.382
(*: Trừ Vinashin (chưa có số liệu) và Bảo Việt (đã cổ phần hóa), **: gồm 70 tổng công ty)
Nhật Minh

5 comments on “CXN_060212_1557_Nếu trong 3 năm qua, không có 21 tập đoàn thì 400 000DN phá sản sẽ….

  1. Từ khi chúng nó xâm lược miền nam đến nay đã đưa dân tộc mình luôn đi vào tâm tối, vì thế đã mất đi bản năng Phân Tích vốn có của người Việt mà trước đây phương tây và các nước trên thế giới phải luôn ngưỡng mộ chỉ số IQ của mình. Bây giờ nhìn lại thì hầu như người Việt mình, hiện nay ngay trên đất nước này do quá Khổ, dẫn đến mất phương hướng nên rất Lười phân tích trong mọi vấn đề thì phải? Giá như…?
    Dear Mr Chau, good health to you and your group!

  2. Nợ nần chồng chất và thua lổ ? Mặc kệ nó , ta đâu có thèm quan tâm làm gì , bởi vì đâu có phải tiền ta bỏ ra đâu , mà là tiền của bọn dân ngu khu đen đóng góp , ai bảo chúng nó ngu ráng chịu .
    Quan trọng là bây giờ tài khoản của ta tại ngân hàng nước ngoài đã thuộc hàng đại gia của thế giới rồi , có sống xa hoa sung sướng đến tận đời chít chắt cũng chưa hết .
    Bây giờ ta chỉ canh me sắp đến “ giờ G ” là biến thôi .

    Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ

    Ngày 30/05/2012, bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, với mức nợ là 450 000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216 000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120531-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-no-nan-chong-chat-va-lam-an-thua-lo

  3. tập đoàn nhà nước,là nơi kinh doanh mồ hôi nước mắt và máu của nhân dân.để nuôi lũ dòi bọ CS.ngày nào CS còn cai trị thì ngày đó dân VN còn nghèo nàn lạc hậu. chỉ mong chính phủ của CXN mau về chấp chánh thì dân VN mới hết khổ thôi!

Bình luận về bài viết này