KT – 810 – 060412 – Nhiều DN xi măng bên bờ vực phá sản

Trần Thủy 

Theo:Vef-VN

( Lời bình): – Phải công nhận là “đỉnh cao trí tuệ” làm ăn hay thật, tiền của nhân dân bao nhiêu chúng nướng cũng hết, không bao giờ có khó khăn khi nướng những khoản tiền này, thậm chí đến 120 tỉ usd của DNNN chúng nó còn tiêu thụ được thì nói chi đến những cái lẻ tẻ.

Nhà máy xi măng đang xây dở dang, biết là hoàn thành thì phải đắp chiếu vì sản xuất ra thì bán không được nhưng chúng cũng vẫn tiến hành đổ bạc chục triệu usd để có cơ hội phết phẩy.
Tình hình kinh tế này là ảm đạm như chưa bao giờ thấy, ngành nghề nào cũng thua lỗ sặc gạch, đóng cửa, phá sản và thảy công nhân ra thất nghiệp. Như tôi dự đoán, tốc độ phá sản và ngưng hoạt động chỉ tăng tốc chứ không giảm.

NVDT*_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này

CXN_080611_1179_Suy thoái KT sẽ từ cuối 2011 đến cuối 2013, hãy ngưng kinh doanh

Trích:”Khi suy thoái bắt đầu thì ngay cả những đại gia kinh doanh còn thất bại thì những người buôn bán nhỏ lẽ ít có hy vọng nào cả. Cách tốt nhất là ngưng kinh doanh, càng kinh doanh càng lỗ và càng phải cầm thế nhà cửa vì lãi suất cắt cổ. Nạn xã hội đen xiết nhà sẽ rộ lên. Lúc đó nãn nhân chỉ ước sao cho Đảng Cộng sản sụp, nọ bị ngưng trả hay xóa bỏ vì chính phủ mới sẽ ra đạo luật cấm xiết nợ (Chính Phủ mới biết rằng chủ nợ chính là bọn tư sản đỏ CS hút máu dân lành).

Tình hình suy thoái là từ 2 đến 5 năm, tùy theo bọn này biết làm cứu cành nhanh hay không. Theo đánh giá của tôi thì bọn này sẽ bị xâu xé bởi nhóm lợi ích tư bản đỏ, thả lõng tín dụng thì lạm phát sẽ tăng cao hơn và sâu hơn. Chính vì vậy khả năng nếu CS không sụp thì đau khổ suy thoái 5 năm là có thực.”hết trích

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

Trích:”Bây giờ họ họp, họ tọa đàm liên miên và họ biết là làn sóng phá sản là không có cách nào ngưng được. Sở dĩ tôi có sự so sánh vì tôi đang đọc và xem video những ngày cuối của 30.04.75 và đọc về chiến trận Kontum Pleiku, QLVNCH biết rằng họ không chặn được làn sóng CSBV vì B52 không còn, Đệ thất hạm đội không còn yểm trợ được nữa, chỉ có cách rút khỏi vùng 2 mà thôi.
Quay về chiến trận KT của ĐCS, ai ai cũng đều biết B52 (usd) không có, tiền thì thiếu hụt mọi nơi, ngay cả chuyện tếu hài ACB có 3 tỉ usd cũng là chuyện bịa để giữ tinh thần suy nhược của binh sĩ KT (những DN sắp phá sản, đào ngủ v.v…). Nếu ACB có 3 tỉ usd mà cho vay không được thì họ huy động vốn 16, 17% làm gì ???? Bầu Kiên bưng bô CS làm hại người dân đây.
Đọc bài này sẽ thấy họ họp trong những quyết định lẫn quẫn, muốn cứu nhưng kẹt vĩ mô cái này, cái nọ, cỗ máy cổ lổ sỉ đang nhận chìm chính họ đây và những người họp tọa đàm này biết tỏng là sẽ thất thủ thôi vì thế giới không giúp họ (điều này thấy rõ khi DN ngoại quốc bỏ rơi ĐCS, họ khăn gói quả mướp ra đi từ 2 năm nay (y như Mỹ ký Hiệp định Paris 37.03.1973 để mất nước 1975.))
Trích:”Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc” hết tríchTin tức từ chiến trường về và tiên đoán là xám xịt. Trich:”Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than – Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.” hết trích
Và đây:”Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…” hết trích…Điều này như nói là chúng ta còn đạn thì rút làm gì, đừng nản. Xu thế hồi phục như ở Long Khánh nhưng khí thế phá sản vẫn ào ào tới theo thời gian.
Giờ này mà đợi QH xem xét tháng 5 là banh chìa hết rồi, như VNCH trông chờ vào lưỡng viện QH Mỹ thông qua 300 triệu usd khủng hoảng từ Hoa Kỳ, một QH bây giờ cũng muốn buông xuôi 3 Dũng rồi: Trích:”Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới” hết trích.
Đọc đoạn này như lúc Cố TT Thiệu bàn giao cho TT Trần văn Hương đây, không khác một tí, phải thay đổi để thương thuyết với CS, nhưng CS có còn chịu thương thuyết nữa đâu, chúng chỉ lừa gạt để đẩy TT Thiệu ra để chúng chiếm cho nhanh thôi. Còn giờ này mà mấy ông này bàn về cải cách vĩ mô là quá chậm rồi, 30.04.75 đến đích rồi. Trích:”Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu…” hết trích.Cải cách này tốn bao lâu ?? 5 năm, 10 năm, 20 năm ?????
Trích:”Cũng không thể tái cấu trúc đầu tư công nếu không làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công, trách nhiệm giải trình trong hệ thống Nhà nước, kể cả vấn đề phân cấp giữa Trung ương và địa phương, ban hành Luật Đầu tư công… Không thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại mà không cải cách chức năng, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường các thể chế giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó.”hết trích. Đây là lúc rút quân về SG, CS đến Long Khánh và đang bàn có nên rút về vùng 4 ĐBSCL để đánh cố thủ hay không. Giờ này mà nói về cải cách đầu tư công và hệ thống điều hành NHNN là tình hình quá khủng hoảng rồi, cả triệu chuyện đang đến đích chế độ đây, thuế thất thu vì DN phá sản, không đủ chi viện cho Bộ Y tế, GTVT, còn giáo dục thì bỏ quên từ lâu rồi….
Và đây, cuối cùng là họp chuyển quyền từ Ông Trần văn Hương tới Dương văn Minh, bàn giao và thay đổi Nội Các để thương thuyết sao cho ĐCS chấp nhận, nhưng CS có chịu thương thuyết đâu. Còn binh lính 400.000 DN phá sản biết là “viện trợ Quân sự Mỹ” không có thì phải buông súng thôi. 7 năm suy thoái trước mắt như là 400.000 quân Bộ Đội CS đang vây Saigon thôi.
Thế trận KT theo tôi thấy các ngài hội họp liên miên mà không giải quyết được gì cả, tình hình thì xấu thêm, cần giải quyết khẩn cáp thì lại chú ý vào vĩ mô, 2, 3 năm trước thay vì giải cứu vĩ mô thì lại không làm. Bây giờ chửa lửa phá sản không kịp, thất nghiệp tràn trề….
Giữ bài này để cuối năm xem tôi đúng bao nhiêu.
Melbourne
11.04.2012
Châu Xuân Nguyễn” hết trích.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.06.2012

——————————————————————————————-
Nhiều DN xi măng bên bờ vực phá sản
VEF – 12/05/2012 7:53:00 SA

Từ giữa năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp (DN) xi măng Việt Nam đã đối mặt với hàng loạt khó khăn như tiêu thụ  giảm, tồn kho tăng cao, lãi suất cao và cạnh tranh khốc liệt… Nhiều DN xi măng đang bên bờ vực phá sản.

Tiêu thụ giảm mạnh

Theo số liệu từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2011, cả nước tiêu thụ nội địa xấp xỉ 50 triệu tấn xi măng, giảm 1 triệu tấn. Điều đặc biêt, càng về cuối năm tiêu thụ càng giảm mạnh. Tháng 11 và 12 hàng năm vốn là mùa cao điểm xây dựng nhưng sức mua thấp chưa từng có, từ khoảng 4,8 triệu tấn/tháng trong những tháng đầu năm giảm xuống chỉ còn 3,5 – 3,6 triệu tấn/tháng.

Sang năm 2012 tình hình còn khó khăn hơn. Quý I/2012, cả nước chỉ tiêu thụ được 10 triệu tấn xi măng, bình quân mỗi tháng khoảng 3,3 triệu tấn, trong khi sản xuất 12,7 triệu tấn, lượng tồn kho của các nhà máy lên gần 3 triệu tấn, chiếm khoảng 25%, vượt xa ngưỡng an toàn là 10%.

Ông Đỗ Đức Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cho biết, khó khăn lớn nhất của ngành xi măng hiện nay là lượng tồn kho lớn. Dự kiến năm 2012, toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46 – 47 triệu tấn, cộng với xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được.

Nhiều công trình xây dựng bị cắt giảm tiến độ hoặc tạm dừng khiến tiêu thụ xi măng giảm, trong khi năng lực sản xuất tăng, dẫn đến cung vượt cầu là thảm cảnh của các DN xi măng hiện nay. Các DN xi măng dự báo, sức mua của thị trường thời gian tới chưa có dấu hiệu gì sáng sủa hơn do thị trường bất động sản vẫn đang trên đà lao dốc.

Thị trường trong nước tiêu thụ khó khăn, các DN đã tìm hướng xuất khẩu, nhưng xem ra đầu ra này cũng khó khăn không kém bởi xi măng là mặt hàng có giá trị thấp trong khi trọng lượng và thể tích lớn dẫn đến chi phí vận tải cao. Bên cạnh đó do thiếu cảng, phương tiện bốc xếp chuyên dùng cùng với kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm không có, tính chuyên nghiệp thấp cũng khiến cho việc xuất khẩu xi măng không đơn giản.

Tiêu thụ gặp khó khăn khiến các DN hiện nay chỉ sản xuất khoảng 70 – 80% công suất. Mặc dù vậy thì công suất toàn ngành vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2011, công suất thiết kế toàn ngành xi măng đã lên đến 65,5 triệu tấn. Năm 2012, cả nước dự kiến tiếp nhận thêm 7-8 dự án nhà máy xi măng đi vào hoạt động, với công suất xấp xỉ 7 triệu tấn/năm, nâng công suất cung ứng ra thị trường lên 70 triệu tấn/năm, cao hơn 20 triệu tấn so với nhu cầu thực tế.

Khi công suất dư thừa, tồn kho tăng cao và tiêu thụ giảm sút thì trên thị trường xi măng đã diễn ra cạnh tranh khốc liệt.

Các DN sản xuất xi măng cả lớn lẫn nhỏ đang ồ ạt khuyến mãi để giải phóng bớt lượng hàng tồn kho. Không chỉ đua nhau giảm giá bán, mà còn tung khuyến mãi khủng như bán 100 bao tặng thêm 10-13 bao, đây là mức khuyến mãi chưa bao giờ có trên thị trường.

Nhiều DN cho rằng họ đang “trầy trật” bởi chính sách giá thấp và khuyến mại “khủng” giữa các nhà máy xi măng với nhau. Hiện nay trên cùng một địa bàn, giá bán xi măng của các DN chênh lệch nhau từ 80.000 – 180.000 đồng/tấn. Ví dụ như Xi măng VINACOMIN (nhãn hàng hợp nhất của 3 nhà máy La Hiên, Quán Triều và Tân Quang) có giá bán trong năm 2011 tại phía Bắc chỉ vào khoảng 870.000 đồng/tấn, giá này thấp hơn giá của các loại xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Chinfon, Phúc Sơn, Sông Thao, Hữu Nghị từ 220.000 – 360.000 đồng/tấn. Mấy tháng qua, xi măng của VINACOMIN đã tăng giá lên xấp xỉ 1 triệu đồng/tấn, nhưng vẫn quá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường.

Cách duy nhất để bán được nhiều hàng mà các DN xi măng đang làm hiện nay là hạ giá thấp và khuyến mại lớn, mặc dù biết rằng sẽ thua lỗ lớn.

Đầu ra giá thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh khiến nhiều DN điêu đứng. Thời gian qua chi phí xăng dầu tăng 32-43%, điện tăng 15,28%, tỷ giá ngoại tệ 9%, vỏ bao tăng 25% và than, nguồn năng lượng chính sử dụng trong ngành  xi măng, tăng gần 90%. Mặc dù vậy nhưng chẳng doanh nghiệp nào dám nghĩ đến việc tăng giá bán, bởi làm như vậy sẽ lập tức mất thị trường và chết ngay. Chấp nhận bán dưới giá thành, chịu lỗ, dù sao cũng còn có thể hoạt động lay lắt, kéo dài được ngày nào hay ngày đó.

Bên bờ vực phá sản

Theo ông Đỗ Đức Oanh, hiện tại có gần 100 DN xi măng đang rất khó khăn. Điển hình là, Xi măng Cẩm Phả lỗ lũy lế lên tới 1.259 tỷ đồng; tiếp đến là Xi măng Hạ Long lỗ 982 tỷ đồng và Xi măng Đồng Bành lỗ 149 tỷ đồng. Đấy là những DN đang ngoắc ngoải, còn không ít DN khác đã “chết” hẳn như Xi măng Thanh Liêm (Hà Nam) hay Áng Sơn (Quảng Bình).

Đáng chú ý là với việc tiêu thụ giảm, sản xuất cầm chừng, các DN xi măng đang gặp khó khăn lớn trong khâu trả nợ và khấu hao thiết bị, nhất là đối với những DN mới đầu tư, khấu hao còn lớn như một số nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng VN (Vicem), xi măng Thái Nguyên, xi măng Đồng Bành…

Hầu hết các DN này vay vốn bằng ngoại tệ và với áp lực trả nợ ngoại tệ trong điều kiện tỷ giá tăng mạnh, thực sự đang gặp khó khăn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 16 dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh vay vốn, trong đó có 15 dự án bảo lãnh qua Bộ Tài chính và 1 dự án bảo lãnh qua Ngân hàng Nhà nước. Tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 1,675 tỷ USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, tổng dư nợ của các dự án xi măng hiện vẫn còn tới 988,6 triệu USD.

Cũng trong số 16 dự án này, có 4 dự án đang gặp khó khăn về trả nợ và Bộ Tài chính đã phải trả nợ thay do đến kỳ hạn trả nợ, bao gồm xi măng Hoàng Mai, xi măng Tam Điệp, xi măng Thái Nguyên và xi măng Đồng Bành.

Bi kịch hơn nữa là những DN xi măng còn đang xây dựng nhà máy dở dang. Tất cả những DN này đều sử dụng nguồn vốn vay. Trong đó có những đơn vị vay đến 80% tổng nguồn vốn đầu tư và không ít nguồn vốn vay trong nước, với lãi suất 19-21,5%/năm. Đây là những DN đang chết. Với những dự án chưa hoàn thành, DN có muốn đầu tư tiếp cũng không được, vì không ngân hàng nào dám giải ngân trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Nhưng ngừng lại cũng không xong, vì nếu không thể đưa nhà máy vào hoạt động, sẽ không có dòng tiền vào để trả nợ gốc và lãi.

Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, cho biết, một số DN xi măng lỗ 700 – 800 tỷ đồng xin nhập về tổng công ty nhưng chúng tôi không dám nhận.

Một số DN xi măng khác thì đang tìm cách bán nhà máy để lấy tiền trả nợ, nhưng trong lúc tiêu thụ giảm, sản xuất cầm chừng, thị trường bất động sản xuống dốc thì chẳng ai dám mua.

Chỉ khi nào thị trường BĐS được vực dậy, sản xuất xi măng mới khởi sắc. Hiện tại hãy để thị trường giải bài toán này, bởi những DN uy tín sẽ tồn tại, DN làm ăn kém, cần phải đào thải. Các DN phải tự cân đo được khả năng của mình để đề ra phương hướng kinh doanh phù hợp.
Trần Thuỷ

Bình luận về bài viết này