KT – 811 – 060412 – Làng vận tải biển duy nhất đang… vỡ nợ

Quốc Dũng

Theo:sggp

( Lời bình): – Như tôi dự báo, tất cả ngành nghề đều đi đến phá sản và có ảnh hưởng dây chuyền. Nếu không có hàng hóa sản xuất thì có cần vận tải biển đâu. Vận tải biển đã đầu tư vào tàu bè, máy móc, vay tiền mua phương tiện bây giờ không đủ khách hàng, phải “dành ăn” thì làm sao có đủ sở hụi trả lãi NH, vậy thì phải phá sản thôi, công của 3D là rất lớn trong vụ khủng hoảng này.

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

Trích:”Bây giờ họ họp, họ tọa đàm liên miên và họ biết là làn sóng phá sản là không có cách nào ngưng được. Sở dĩ tôi có sự so sánh vì tôi đang đọc và xem video những ngày cuối của 30.04.75 và đọc về chiến trận Kontum Pleiku, QLVNCH biết rằng họ không chặn được làn sóng CSBV vì B52 không còn, Đệ thất hạm đội không còn yểm trợ được nữa, chỉ có cách rút khỏi vùng 2 mà thôi.
Quay về chiến trận KT của ĐCS, ai ai cũng đều biết B52 (usd) không có, tiền thì thiếu hụt mọi nơi, ngay cả chuyện tếu hài ACB có 3 tỉ usd cũng là chuyện bịa để giữ tinh thần suy nhược của binh sĩ KT (những DN sắp phá sản, đào ngủ v.v…). Nếu ACB có 3 tỉ usd mà cho vay không được thì họ huy động vốn 16, 17% làm gì ???? Bầu Kiên bưng bô CS làm hại người dân đây.
Đọc bài này sẽ thấy họ họp trong những quyết định lẫn quẫn, muốn cứu nhưng kẹt vĩ mô cái này, cái nọ, cỗ máy cổ lổ sỉ đang nhận chìm chính họ đây và những người họp tọa đàm này biết tỏng là sẽ thất thủ thôi vì thế giới không giúp họ (điều này thấy rõ khi DN ngoại quốc bỏ rơi ĐCS, họ khăn gói quả mướp ra đi từ 2 năm nay (y như Mỹ ký Hiệp định Paris 37.03.1973 để mất nước 1975.))
Trích:”Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc” hết tríchTin tức từ chiến trường về và tiên đoán là xám xịt. Trich:”Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than – Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.” hết trích
Và đây:”Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…” hết trích…Điều này như nói là chúng ta còn đạn thì rút làm gì, đừng nản. Xu thế hồi phục như ở Long Khánh nhưng khí thế phá sản vẫn ào ào tới theo thời gian.
Giờ này mà đợi QH xem xét tháng 5 là banh chìa hết rồi, như VNCH trông chờ vào lưỡng viện QH Mỹ thông qua 300 triệu usd khủng hoảng từ Hoa Kỳ, một QH bây giờ cũng muốn buông xuôi 3 Dũng rồi: Trích:”Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới” hết trích.
Đọc đoạn này như lúc Cố TT Thiệu bàn giao cho TT Trần văn Hương đây, không khác một tí, phải thay đổi để thương thuyết với CS, nhưng CS có còn chịu thương thuyết nữa đâu, chúng chỉ lừa gạt để đẩy TT Thiệu ra để chúng chiếm cho nhanh thôi. Còn giờ này mà mấy ông này bàn về cải cách vĩ mô là quá chậm rồi, 30.04.75 đến đích rồi. Trích:”Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu…” hết trích.Cải cách này tốn bao lâu ?? 5 năm, 10 năm, 20 năm ?????
Trích:”Cũng không thể tái cấu trúc đầu tư công nếu không làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công, trách nhiệm giải trình trong hệ thống Nhà nước, kể cả vấn đề phân cấp giữa Trung ương và địa phương, ban hành Luật Đầu tư công… Không thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại mà không cải cách chức năng, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường các thể chế giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó.”hết trích. Đây là lúc rút quân về SG, CS đến Long Khánh và đang bàn có nên rút về vùng 4 ĐBSCL để đánh cố thủ hay không. Giờ này mà nói về cải cách đầu tư công và hệ thống điều hành NHNN là tình hình quá khủng hoảng rồi, cả triệu chuyện đang đến đích chế độ đây, thuế thất thu vì DN phá sản, không đủ chi viện cho Bộ Y tế, GTVT, còn giáo dục thì bỏ quên từ lâu rồi….
Và đây, cuối cùng là họp chuyển quyền từ Ông Trần văn Hương tới Dương văn Minh, bàn giao và thay đổi Nội Các để thương thuyết sao cho ĐCS chấp nhận, nhưng CS có chịu thương thuyết đâu. Còn binh lính 400.000 DN phá sản biết là “viện trợ Quân sự Mỹ” không có thì phải buông súng thôi. 7 năm suy thoái trước mắt như là 400.000 quân Bộ Đội CS đang vây Saigon thôi.
Thế trận KT theo tôi thấy các ngài hội họp liên miên mà không giải quyết được gì cả, tình hình thì xấu thêm, cần giải quyết khẩn cáp thì lại chú ý vào vĩ mô, 2, 3 năm trước thay vì giải cứu vĩ mô thì lại không làm. Bây giờ chửa lửa phá sản không kịp, thất nghiệp tràn trề….
Giữ bài này để cuối năm xem tôi đúng bao nhiêu.
Melbourne
11.04.2012
Châu Xuân Nguyễn” hết trích.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.06.2012

——————————————————————————————-
http://sgtt.vn/Thoi-su/164149/Lang-van-tai-bien-duy-nhat-dang-vo-no.html
Ngày 21.05.2012, 09:07 (GMT+7)
Làng vận tải biển duy nhất đang… vỡ nợ
Nhiều thành viên của hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) lâm vào bế tắc, vỡ nợ hoặc đang có nguy cơ vỡ nợ.
Mới đây, hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư đã trình bày với UBND thành phố Hải Phòng về những khó khăn đang gặp phải.
Không có hàng, tàu cũng nằm bờ.
Xiết nợ, bán tàu
Ông Trần Văn Tề, chủ tịch hiệp hội Vận tải biển đoàn kết An Lư dẫn ví dụ tiêu biểu từ chi phí tuyến Hải Phòng –TP.HCM để chứng minh cho những khó khăn mà các thành viên hiệp hội gặp phải. Cụ thể, cước vận tải hàng vào năm 2007 là 360.000 đồng/tấn, hàng ra 230.000 đồng/tấn (bình quân 295.000 đồng/tấn), sau đó liên tục giảm mạnh. Đỉnh điểm là tới năm 2011, giá cước hàng vào chỉ còn 210.000 đồng/tấn, hàng ra 90.000 đồng/tấn, bình quân 150.000 đồng/tấn.
Như vậy sau năm năm (2007 – 2011), giá cước vận tải biển tuyến Hải Phòng – TP.HCM đã giảm tới 49,2%. Cước giảm trong khi tàu nhiều nên số vòng quay vận doanh tàu giảm từ bình quân 10 chuyến/năm xuống còn 7 vòng/năm. Kết quả là doanh thu của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội đã rơi theo chiều thẳng đứng: từ 796 tỉ đồng năm 2007 xuống chỉ còn 284 tỉ đồng năm 2011.
Trong khi đó giá nhiên liệu lại tăng tới 247%, từ 8.500 đồng/lít năm 2007 lên 21.050 đồng/lít năm 2011; thuế giá trị gia tăng tăng từ 5% lên 10% như hiện nay. Ngoài ra là các khoản chi phí khác như lương thuyền viên, tiền ăn… cũng đều tăng.
Đau nhất với các doanh nghiệp vận tải biển là lãi suất cho vay tăng mạnh. “Lãi suất cho vay của ngân hàng năm 2008 ở mức 12%, nhưng đến năm 2011 đã tăng tới 24%”, báo cáo của ông Tề cho biết.
Các loại chi phí gia tăng nhưng tổng doanh thu giảm, thế nên các chủ tàu lâm vào cảnh thu không đủ chi. Và vì hầu hết các tàu của doanh nghiệp thuộc hiệp hội vay ngân hàng để đầu tư, nên mỗi lần đến kỳ hạn trả ngân hàng, chủ tàu buộc phải vay ngoài với lãi suất “cắt cổ” lên tới 7 – 9%/tháng để thanh toán.
Vay mãi mà lợi nhuận lại chỉ giảm, không tăng nên các chủ tàu tiếp tục lâm vào tình thế không có nguồn trả nợ. Kết quả là “ngân hàng sẽ xiết nợ, bắt phải bán tàu, hoặc bàn giao tàu cho đơn vị khác”.
Theo báo cáo của ông Trần Văn Tề, hiện đội tàu của các thành viên thuộc hiệp hội có tổng trọng tải 270.000 tấn, giá trị tài sản vào khoảng 3.000 tỉ đồng, sử dụng hơn 3.000 lao động, với thu nhập khoảng 4 triệu đồng mỗi  tháng. Tuyến hoạt động các tàu thuộc hiệp hội là tại các nước khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và tuyến nội địa.
Bi kịch nối tiếp bi kịch
Khi bán tàu, giá chênh lệch giữa thời điểm đóng mới và thời điểm bán là rất lớn. Trong khi đó nhà cửa của gia đình, tài sản anh em, họ hàng, người quen đều đã bị các chủ tàu “mượn” để ném vào cuộc chạy đua tuyệt vọng tránh bị phá sản. Thế nên khi ngân hàng buộc phải trả nợ, một số công ty không còn tàu để hoạt động. Nhà cửa của những người đã cho công ty vay cũng không còn, vì phải bán để trả nợ. Làng An Lư, vì thế, đã không còn yên ổn như hàm nghĩa trong tên chữ của làng.
Đều đặn từ nhiều năm, hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư đều kiến nghị với các ngành chức năng điều chỉnh một số chính sách áp dụng với các doanh nghiệp vận tải biển tư nhân nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn. Nhưng kiến nghị của hiệp hội chưa bao giờ được xem xét! Chẳng hạn, cách đây hơn hai năm, ông Trịnh Xuân Nin, giám đốc công ty Vận tải biển Trung Kiên – khi ấy là chủ tịch hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư đã nhiều lần gửi văn bản cầu cứu cho các doanh nghiệp vận tải biển, nhưng không có kết quả. Giờ thì công ty ông Nin đã vỡ nợ.
Ông Trần Văn Tề trong một lần trả lời báo chí đã cay đắng: “Tàu quốc doanh nếu thua lỗ được tái cơ cấu, được ưu đãi thuế, tín dụng. Còn đội tàu biển tư nhân hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ nào, kể cả hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu vừa qua”.
Làng An Lư được công nhận là làng nghề vận tải biển truyền thống duy nhất của Hải Phòng và cả nước. Hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư cũng là hiệp hội vận tải biển cấp làng duy nhất của cả nước.
Chừng ấy sự duy nhất đầy độc đáo này đang “hứa hẹn” một cuộc vỡ nợ cấp làng đầu tiên, và hẳn nhiên cũng là duy nhất nữa của cả nước – giám đốc một doanh nghiệp vận tải biển của làng An Lư nói thế trong buổi kê biên căn nhà ông đang ở để giao cho ngân hàng. Ngày mai ông không còn tàu, không còn nhà, mà chỉ còn một đống nợ, và rất nhiều  chủ nợ.
bài và ảnh: Quốc Dũng

3 comments on “KT – 811 – 060412 – Làng vận tải biển duy nhất đang… vỡ nợ

  1. Ai đó từng nói rằng ông Thiệu thất bại, nhưng con cháu VNCH chắc chắn thành công… Tinh hoa nhân bản luôn luôn sáng ngời, quyết quét sạch lũ hình người có tâm tệ hơn động vật hoang dã. Thanks

  2. vậy ai sẽ là người cắm cờ lên nóc nhà mồ giáo chủ?
    ai thảo tuyên bố đầu hàng vô điều kiện?
    ai là người tiếp quản đây?
    anh CXN về đi!:)

Bình luận về bài viết này