KT – 815 – 060512 – Doanh nghiệp ngành thép bế tắc

HNMO

Theo:QĐND

( Lời bình): – Từ hồi ra nghị quyết 11 đầu năm 2011 siết tín dụng thì BĐS khoảng tháng 6.2011 bắt đầu chịu sức ép và từ đó họ chỉ thị cho thầu chậm lại hoặc ngưng hẳn. Đó cũng là lúc ngành sắt xây dựng bắt đầu thấy áp lực cho doanh số. Nhưng tất cả vẫn sãn xuất cho đến tháng 12.2012 thì có người nào đó mới bắt đầu báo động. Tháng 12.2011 cho tới bây giờ thì những đại gia BĐS đều ngưng công trình vì BĐS không thấy lối ra, bế tắc…Chính vì vậy tới thời điểm này sắt cũng bế tắc. Bao giờ sắt xây dụng trở lại ???

Phải đợi tới khi những căn hộ bắt đầu bán được (cái này rất khó hơn lên trời vì căn hộ vẫn là 250 hay 300 lương GDP/đầu người), và phải 3 năm mới bán phần lớn của 200,000 căn hộ (dư nợ BĐS là 400,000 tỉ, 16% của tổng dư nợ hệ thống NH là 2,4 triệu tĩ vnd)…Sau khi bán được 70% căn hộ thì ngành xây dựng mới bắt đầu xây lại…Vậy là phải 3 năm sau khi thị trường BĐS tan băng, tức là giao dịch kha khá, chứ bán vài căn rồi ngưng thì vẫn không là tan băng.
Theo ước tính của tôi, 4 hay 5 năm nữa BĐS mới tan băng thì 7 năm thị trường Vật liệu xây dựng mới có cơ may phục hồi. Khủng hoảng và suy thoái này do 3D và tham nhũng tạo ra.

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

Trích:”Bây giờ họ họp, họ tọa đàm liên miên và họ biết là làn sóng phá sản là không có cách nào ngưng được. Sở dĩ tôi có sự so sánh vì tôi đang đọc và xem video những ngày cuối của 30.04.75 và đọc về chiến trận Kontum Pleiku, QLVNCH biết rằng họ không chặn được làn sóng CSBV vì B52 không còn, Đệ thất hạm đội không còn yểm trợ được nữa, chỉ có cách rút khỏi vùng 2 mà thôi.
Quay về chiến trận KT của ĐCS, ai ai cũng đều biết B52 (usd) không có, tiền thì thiếu hụt mọi nơi, ngay cả chuyện tếu hài ACB có 3 tỉ usd cũng là chuyện bịa để giữ tinh thần suy nhược của binh sĩ KT (những DN sắp phá sản, đào ngủ v.v…). Nếu ACB có 3 tỉ usd mà cho vay không được thì họ huy động vốn 16, 17% làm gì ???? Bầu Kiên bưng bô CS làm hại người dân đây.
Đọc bài này sẽ thấy họ họp trong những quyết định lẫn quẫn, muốn cứu nhưng kẹt vĩ mô cái này, cái nọ, cỗ máy cổ lổ sỉ đang nhận chìm chính họ đây và những người họp tọa đàm này biết tỏng là sẽ thất thủ thôi vì thế giới không giúp họ (điều này thấy rõ khi DN ngoại quốc bỏ rơi ĐCS, họ khăn gói quả mướp ra đi từ 2 năm nay (y như Mỹ ký Hiệp định Paris 37.03.1973 để mất nước 1975.))
Trích:”Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc” hết tríchTin tức từ chiến trường về và tiên đoán là xám xịt. Trich:”Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than – Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.” hết trích
Và đây:”Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…” hết trích…Điều này như nói là chúng ta còn đạn thì rút làm gì, đừng nản. Xu thế hồi phục như ở Long Khánh nhưng khí thế phá sản vẫn ào ào tới theo thời gian.
Giờ này mà đợi QH xem xét tháng 5 là banh chìa hết rồi, như VNCH trông chờ vào lưỡng viện QH Mỹ thông qua 300 triệu usd khủng hoảng từ Hoa Kỳ, một QH bây giờ cũng muốn buông xuôi 3 Dũng rồi: Trích:”Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới” hết trích.
Đọc đoạn này như lúc Cố TT Thiệu bàn giao cho TT Trần văn Hương đây, không khác một tí, phải thay đổi để thương thuyết với CS, nhưng CS có còn chịu thương thuyết nữa đâu, chúng chỉ lừa gạt để đẩy TT Thiệu ra để chúng chiếm cho nhanh thôi. Còn giờ này mà mấy ông này bàn về cải cách vĩ mô là quá chậm rồi, 30.04.75 đến đích rồi. Trích:”Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu…” hết trích.Cải cách này tốn bao lâu ?? 5 năm, 10 năm, 20 năm ?????
Trích:”Cũng không thể tái cấu trúc đầu tư công nếu không làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công, trách nhiệm giải trình trong hệ thống Nhà nước, kể cả vấn đề phân cấp giữa Trung ương và địa phương, ban hành Luật Đầu tư công… Không thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại mà không cải cách chức năng, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường các thể chế giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó.”hết trích. Đây là lúc rút quân về SG, CS đến Long Khánh và đang bàn có nên rút về vùng 4 ĐBSCL để đánh cố thủ hay không. Giờ này mà nói về cải cách đầu tư công và hệ thống điều hành NHNN là tình hình quá khủng hoảng rồi, cả triệu chuyện đang đến đích chế độ đây, thuế thất thu vì DN phá sản, không đủ chi viện cho Bộ Y tế, GTVT, còn giáo dục thì bỏ quên từ lâu rồi….
Và đây, cuối cùng là họp chuyển quyền từ Ông Trần văn Hương tới Dương văn Minh, bàn giao và thay đổi Nội Các để thương thuyết sao cho ĐCS chấp nhận, nhưng CS có chịu thương thuyết đâu. Còn binh lính 400.000 DN phá sản biết là “viện trợ Quân sự Mỹ” không có thì phải buông súng thôi. 7 năm suy thoái trước mắt như là 400.000 quân Bộ Đội CS đang vây Saigon thôi.
Thế trận KT theo tôi thấy các ngài hội họp liên miên mà không giải quyết được gì cả, tình hình thì xấu thêm, cần giải quyết khẩn cáp thì lại chú ý vào vĩ mô, 2, 3 năm trước thay vì giải cứu vĩ mô thì lại không làm. Bây giờ chửa lửa phá sản không kịp, thất nghiệp tràn trề….
Giữ bài này để cuối năm xem tôi đúng bao nhiêu.
Melbourne
11.04.2012
Châu Xuân Nguyễn” hết trích.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
05.06.2012

——————————————————————————————-

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/2/26/26/189133/Default.aspx

Doanh nghiệp ngành thép bế tắc
QĐND – Thứ Sáu, 18/05/2012, 8:31 (GMT+7)

Mặc dù các bộ, ngành, hiệp hội liên tiếp cảnh báo về dư thừa công suất, nhưng các dự án sản xuất thép vẫn “mọc lên như nấm” ở các địa phương. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch ngành, mà còn khiến công nghiệp thép rơi vào khủng hoảng thừa như hiện nay. Doanh nghiệp (DN) lâm vào cảnh bế tắc, còn các cơ quan quản lý đang loay hoay với bài toán cung – cầu.

Khốn đốn vì khủng hoảng thừa

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), chỉ một năm sau khi Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015”, VSA đã có công văn gửi Chính phủ, Bộ Công thương cảnh báo về tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương. Vì nôn nóng thu hút đầu tư, thay vì xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, nhà đầu tư cùng địa phương chia đôi dự án để dễ được đầu tư. Điều này khiến cho sản xuất thép xây dựng phát triển quá “nóng” ở nhiều địa phương, đẩy ngành thép vào tình trạng dư thừa công suất như hiện nay. Trong khi đó, nhu cầu thép cán nóng, thép chế tạo, thép không gỉ… rất lớn lại không có DN nào đầu tư sản xuất.

Giải thích về vấn đề bức xúc này, VSA cho biết, do được phân cấp, các địa phương không lường hết khó khăn và dễ dàng chấp nhận các dự án dẫn đến phá vỡ sự cân đối về số lượng và chủng loại sản phẩm thép. Bên cạnh đó, do không chọn lọc kỹ đối tác về tiềm lực tài chính, về công nghệ nên khi có những biến động kinh tế thì đối tác thường kéo dài tiến độ, thậm chí là dừng việc thực hiện dự án. Có một số dự án phải thu hồi giấy phép vì đối tác không có khả năng thực hiện, một số dự án sử dụng công nghệ lạc hậu tác động tiêu cực đến môi trường, biến Việt Nam thành nơi tập kết của những nhà máy sản xuất tiêu tốn năng lượng.

Hiện nay cả nước có hơn 400 DN thép các loại, trong đó có gần 120 DN sản xuất thép xây dựng, nhưng chỉ có 26 DN nằm trong quy hoạch. Dự kiến, cả năm 2012 công suất lên đến 9 triệu tấn (chưa kể 5 nhà máy công suất 1,5 triệu tấn sắp hoạt động), trong khi tiêu thụ cả nước chỉ đạt gần 6 triệu tấn/năm. Ngành thép dư thừa công suất, trong khi thị trường bất động sản – một trong những lĩnh vực tiêu thụ thép lớn nhất chưa có dấu hiệu phục hồi, đầu tư công và dân dụng cũng giảm mạnh trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay khiến lượng thép tồn kho ngày càng lớn. Nhiều DN thép phải sản xuất cầm chừng để tồn tại, thậm chí phá sản. Trong khi đó, với việc hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA (Khu vực tự do mậu dịch ASEAN), thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh với các DN thép trong nước. Gần đây, nhiều DN đã tính chuyện xuất khẩu (XK) để giảm tồn kho. Nhưng hướng đi này cũng không thuận lợi khi kinh tế thế giới chưa hết khó khăn cùng với những rào cản thương mại của nước sở tại, các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá. Nhìn vào con số XK 2 triệu tấn thép các loại của năm 2011, Việt Nam thu về gần 2 tỷ USD, tăng hơn 56% so với năm 2010, nhưng lợi nhuận so với các ngành khác rất thấp.

Sản xuất thép tại Công ty CP Thép Việt – Đức. Ảnh: HNMO

Loay hoay bài toán cung – cầu

Bộ Công thương nhận định, năm 2012 ngành thép tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn bởi nền kinh  tế chưa thể khởi sắc. Để tiêu thụ được sản phẩm trong bối cảnh hiện nay, các DN phải đầu tư nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành và tìm thị trường XK trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, để hạn chế ở mức thấp nhất việc có thể bị kiện trong các vụ tranh chấp thương mại, các DN XK thép trong nước cần phải tìm hiểu kỹ, nắm rõ luật lệ và quy định của các nước sở tại để có thể đẩy mạnh XK. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, XK về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động XK, cải thiện chất lượng hàng hóa, tránh rủi ro cho DN khi thực hiện các hợp đồng XK… Bộ Công thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam ở các nước tiếp  tục làm cầu nối giữa DN thép “nội” và DN “ngoại”, cung cấp và tư vấn cho DN “nội” thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đẩy nhanh sự hợp tác, giảm rủi ro trong giao dịch. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo, rà soát và quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép. Đồng thời rà soát, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án không đủ điều kiện triển khai, tránh cấp phép tràn lan đã gây nên tình trạng dư thừa công suất hiện nay.

Trong bối cảnh khó khăn chung, ngành thép cũng giống như các ngành sản xuất khác cần phải cơ  cấu lại trước khi quá muộn. Những DN thép không còn đủ sức cạnh tranh vì công nghệ lạc hậu, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng lớn, giá thành cao sẽ buộc phải dừng sản xuất hoặc bán lại cơ sở sản xuất cho các nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư đổi mới công nghệ, bảo đảm sản xuất có hiệu quả. Lâu nay, nhiều DN thường nhắm đến thị trường dự án, thị trường lớn nhưng không đạt được kỳ vọng, thì một số DN khác lại tiếp thị, hướng đến thị trường ngách, thị trường dân dụng và đã thành công, để mỗi nhà máy chạy 100% công suất thiết kế. Do vậy, DN nên có sự bù đắp thị trường lẫn nhau để tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh kinh tế ảm đạm hiện nay.

Theo HNMO

Bình luận về bài viết này