KT – 817 – 060612 – Chưa đầy 1% doanh nghiệp TP HCM được hưởng trần lãi vay

Lệ Chi

Theo:vnexpress

( Lời bình): – NH càng ngày càng phải né tránh cho DN vay, nhất là cho vay với LS ưu đãi (bài báo viết 680 DN được vay nhưng số tiền thì chắc là nhỏ xíu thôi). Tại sao ????

Câu trả lời là thanh khoản, NH vừa qua cơn sốc thanh khoản từ Tết đến tháng 4.2012 nên bây giờ họ rất sợ cho DN nhỏ và vừa vay (vì nếu DN nhỏ và vừa không bán được hàng, tồn kho chất đống thì NH lại kẹt thêm thanh khoản và phải huy động nóng 20,21% để giải quyết nợ của chính NH so số nợ 415,000 tỉ đ của DNNN nợ họ (NH cũng phải vay từ NHNN, NH ngoại quốc, trái phiếu phố Wall, v.v….tức là tới kỳ hạn họ cũng phải trả nợ của họ chứ (DNNN, Tập đoàn có thể ngồi ị đó với NHTM, nhưng NHTM phải chạy tiền vì uy tín của họ).
ĐCS nhất quyết phải giải quyết nạn thanh khoản, quá lâu rồi, hơn 1 năm rưỡi nay rồi.
Trở lại bài viết trên, tôi nói áp dụng trần lãi suất sẽ thất bại nếu nợ xấu chưa giải quyết được, bọn NHNN, Nguyễn văn Bình, 3D cứ tưởng là bơm tiền cho NH Thương mại để họ không mất thanh khoản thì tiền sẽ tới tay DN đang chết khát, thực tế chứng minh một lần nữa bọn CS, bọn kinh tế định hướng XHCN này một lần nữa lại thất bại, hàng chục ngàn DNNVV lại nối đuôi nhau phá sản và hàng triệu người thất nghiệp. Không biết bao giờ người dân Vn xuống đường biểu tình vì đói khổ, thất nghiệp như AiCap, Tunesia, Syria v.v…

KT – 788 – 052712 – Ngân hàng đang xài nhiều thủ thuật

KT – 760 – 051212 – Dửng dưng với lãi giảm!

Trích:” Ngày 08.05.2012, áp dụng trần lãi suất vay 15% sẽ là một thất bại nữa vì khi NHTMCP lách trần huy động được thì họ lách trần cho vay được.
Ai ai cũng biết lãi suất cho vay là 18.5% minimum, sau 08.05.2012, NHTMCP nếu có thanh khoản mà muốn cho vay 19 hay 20% thì quá dể, chỉ có việc chê tới chê lui là đơn xin vay không hội đủ điều kiện, cty xin vay không đủ bảo chứng, dự án không đủ tin cậy, tiền sử trả nợ không xuất sắc…1001 lý do để buộc DN phải đi đêm lãi suất, mà khi DN cần tiền thì chuyện đi đêm lãi suất thì họ sẵn sàng.
Giữ bài này, khoảng một tháng sau sẽ thấy DN kêu ca từ ngày có trần cho vay thì tiếp cận càng khó hơn lúc trước (y chang như khi NV Bình siết trần huy động 14% thì NHTMCP càng hụt hẫng vì dân chúng rút tiền tiết kiệm khỏi NH, NH càng mất đi thanh khoản, rốt cuộc đến đầu năm 2012, lãi suất huy động chui lên 21, 22%).
Một CP hoàn toàn không có ý niệm về kinh tế thị trường thì bất cứ chính sách nào đề ra cũng có kết quả ngược lại với kết quả mong muốn, đó là vấn đề rất lớn cho ĐCS mà cho đến nay chưa ai thấy hay chưa ai hành động.
Melbourne
06.05.2012
Châu Xuân Nguyễn”hết trích
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
06.06.2012

——————————————————————————————-

Trong tổng số hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP HCM, vỏn vẹn 650 đơn vị đã tiếp cận được vốn ưu đãi của ngân hàng trong suốt tháng đầu tiên thực hiện trần lãi suất cho vay với một số lĩnh vực ưu tiên.
Khó vay được vốn theo trần lãi suất

Chiều 5/6, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP HCM đã có cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước TP HCM, tính đến 29/5, gần một tháng triển khai áp trần lãi vay theo Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 4 nhóm ưu tiên trên địa bàn TP HCM mới tiếp cận được gần 7.000 tỷ đồng vốn vay từ ngân hàng. Trong đó, 70 doanh nghiệp được vay vốn theo diện ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Dư nợ tín dụng theo thông tư 14 trên địa bàn TP HCM đạt gần 7.000 tỷ đồng. Ảnh: Lệ Chi
Khu vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, có 85 doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay với dư nợ hơn 887 tỷ. Còn công nghiệp hỗ trợ là trên 181 tỷ đồng dành cho 37 doanh nghiệp. Riêng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp vừa và nhỏ được giải ngân là 459 đơn vị với nguồn vốn hơn 4.279 tỷ đồng.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM Nguyễn Ngọc Thắng cho biết thêm, tổng dư nợ của các nhà băng trên địa bàn đến ngày 31/5 đạt 762.200 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước, giảm 0,24% so với cuối năm và tăng 1,58% so với cùng kỳ. Trong đó dư nợ bằng VND đạt 553,103 tỷ đồng, giảm 0,72% so với cuối năm, dư nợ ngoại tệ đạt 209,097 tỷ đồng, tăng 1,05%.
Lý giải sự tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn cho 4 lĩnh vực ưu tiên, Phó giám đốc cho rằng, mặc dù thực hiện đúng chủ trương của Ngân hàng Trung ương nhưng các nhà băng vẫn khó khăn tìm kiếm khách hàng mới vay vốn. Nguyên nhân do hầu hết các doanh nghiệp đều đang trong tình trạng có nợ quá hạn hoặc nợ xấu cao tại các nhà băng. Trong khi đó, hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm, lại chưa có phương án kinh doanh hiệu quả. Chỉ số an toàn trong hoạt động doanh nghiệp bị suy giản đáng kể.
Trong khi đó, về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cho rằng, nguyên nhân là do ngân hàng chọn an toàn về vốn và an toàn về chính sách.
Để minh chứng cho nhận xét của mình, ông Hưng chỉ ra rằng, vì sợ mất vốn nên nhiều nhà băng thường rút ngắn thời gian cho vay, thay vì từ một năm thì chỉ còn 6 tháng khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn và không xoay sở kịp. Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều gặp khó về tài sản thế chấp. Thêm vào đó, với mức lãi suất 14% hiện nay thì đầu tư vẫn không có lời.
Giãi bày nỗi khổ của ngân hàng, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á cho biết, ngân hàng không hề “đóng cửa” với doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều muốn chăm lo khách hàng của mình bằng cách giảm lãi suất để giữ chân khách. “Bởi nếu không làm vậy, nhà băng sẽ bị ngân hàng bạn lôi kéo khách”, ông bình nói.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, theo ông Bình cần phải đưa ra cụ thể doanh nghiệp nào, của hiệp hội nào đang gặp khó khăn khi tiếp cận vốn, và những khó khăn đó là gì…thì nhà băng mới có hướng giải quyết.
Để khơi thông dòng vốn, Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cho rằng, vấn đề đầu tiên là phải tiếp tục giảm lãi suất. Nếu giá lãi suất thấp thì cầu về tiền tệ sẽ tăng. Muốn vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xác lập trần cho vay không chỉ dành cho 4 nhóm mà nên mở rộng ra. Bởi theo ông, hiện nay chỉ áp trần cho 4 đối tượng nên lãi suất không xuống được. Vì vẫn còn có nhiều ngõ ngách để các ngân hàng lách nên lãi suất vẫn cao.
Ngoài ra, Tổng giám đốc Eximbank còn cho rằng, đi đôi với giảm lãi suất phải tìm cách giải quyết cho được bài toán hàng tồn kho. Biện pháp cuối cùng là thành lập công ty mua bán nợ. Khi đó, Việt Nam vừa tẩy được nợ xấu ra khỏi ngân hàng, doanh nghiệp cũng sẽ tiếp cận được vốn vay.
Đánh giá về con số giải ngân gần 7.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp thuộc 4 nhóm ưu tiên trong gần một tháng qua, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn cho rằng, đây là con số quá khiêm tốn và cần đẩy mạnh tăng trưởng hơn nữa trong những tháng cuối năm.
Theo ông Tuấn, với tình hình lạm phát đang giảm như hiện nay, có thể thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tổng kết cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân yêu cầu, trong thời gian sớm nhất, các lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra danh sách những đơn vị trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn về vốn vay, hàng hóa tồn kho một cách thật cụ thể để trình lên Uỷ ban. “Có như vậy, chúng tôi mới có thể đưa ra hướng giải quyết hiệu quả chứ không nên báo cáo suông. Ngoài ra, từng nhà băng cũng phải đưa ra cam kết cho doanh nghiệp vay vốn trong khả năng của mình”, ông Quân nói.
Lệ Chi

Bình luận về bài viết này