KT – 825 – 061112 – Những doanh nghiệp đang lâm nguy

Sàn OTC

Theo:báomoi

( Lời bình): – Tình trạng suy thoái dẫn tới cty niêm yết mất lợi nhuận và lỗ đã được tôi dự báo vào ngày 15.07.2011 trong bài sau đây:

 Trích:”(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Vì hậu quả của lạm phát tăng cao, tần số đình công đòi tăng lương để bù vào mất mát do lạm phát ngày càng tăng cao.

IPO là chử viết tắt của Initial Public Offerings tức là cổ phần hóa một cty sắp niêm yết lần đầu. Những lý do ế ẫm thì rất dễ suy luận:

1. TTCK vốn đã yếu vì lãi suất cao

2. Cty ra mắt lúc này thì ai cũng biết rằng lợi nhuận sẽ rất thấp so với “không suy thoái”. Vì lẽ đó P/E ratio (tỉ lệ giá cổ phiếu/cổ tức là rất cao, càng cao thì cty càng có hiệu suất thấp). Như gửi tiền định ký 18% thì P/E Ratio (PER) tương tự là đảo ngược lãi suất này, tức là 1/.18= 5.56, nếu mua cp với giá 10 ngàn vnd, cuối năm chia cổ tức là 800 vnd thì PER sẽ là 10,000/800= 12.5. Vậy thì gửi tiền ngân hàng sẽ có lợi hơn.

Trong thời kỳ suy thoái, lợi nhuận sẽ là 200 vnd (nhiều khi lỗ nữa là đằng khác), thì PER sẽ là 10,000/200=500..quá cao.

3.Vì lý do 2. mà thiên hạ mua vàng và usd hơn là bỏ nhà băng hay TTCK vì lạm phát đến 20 hay 25% trong suốt thời kỳ suy thoái.

Như tôi viết ở mấy bài trước, đầu tiên là vì lạm phát cao (do bất tài, tham nhũng của tập đoàn, ăn hại đái nát ) mà phải tăng lãi suất (đầu tháng 02.2011) để kỉm lạm phát. Hậu quả của 5 tháng lãi suất là sức mua của người dân yếu đi trong khi lạm phát vẫn còn trớn hướng tới (với Nguyễn tấn Dũng bơm 70 ngàn tỉ để cứu vây cánh, tay chân bên BĐS và TTCK càng làm lạm phát quay trở lại nhanh vì thông tin này tôi và các báo lề trái, lề phải đều lan tỏa trong dân gian rất nhanh, vì vậy tăng giá là điều không tránh khỏi vì tội tình gì thương lái thịt heo, nhà chăn nuôi (mày dành giựt tiền bơm ra thì tao cũng đang đói đây) phải hy sinh cho tay chân Nguyễn Tấn Dũng ở BĐS và TTCK).” hết trích.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
11.06.2012

——————————————————————————————- 

http://www.baomoi.com/Nhung-doanh-nghiep-dang-lam-nguy/127/8631681.epi

Những doanh nghiệp đang lâm nguy

Xem tin gốc

Sàn OTC – 3 ngày trước 312 lượt xem 1 tin đăng lại

Nhung doanh nghiep dang lam nguy

Những dự báo khó khăn năm 2012 đã phần nào được phản ánh qua kết quả kinh doanh bết bát của một số doanh nghiệp trong quý I. Nếu không có sự đột biến, khả năng phá sản những doanh nghiệp này chỉ còn đếm từng ngày.

Lỗ gần hết tổng tài sản

CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I-2012 với mức lỗ lên tới 88,7 tỷ đồng. Điều đáng nói tại thời điểm kết thúc quý I, lượng tiền mặt của THV khá khan hiếm nếu so sánh với số dư cuối các quý trước, khi chỉ còn 6,89 tỷ đồng tiền mặt.

Nguyên nhân do dư nợ phải trả của THV cuối quý I là 1.964,3 tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng tài sản. Đây là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này chịu lỗ với mức lỗ khá cao. Dù lãnh đạo THV đã đề ra nhiều phương án khắc phục lỗ nhưng với tỳ vết “chém gió” trước đó chẳng NĐT nào còn tin tưởng vào “lời nói gió bay” này.

Thậm chí, nhiều NĐT cho rằng đây là hành động “chém gió” tập 2 của lãnh đạo THV. Điều khiến NĐT đưa ra nhận định này do cổ đông nội bộ của THV là bà Ngô Thị Hạnh, ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc và là vợ ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT THV, đã bán ra gần hết số cổ phần đang nắm giữ.

Một doanh nghiệp sản xuất cà phê là CTCP Cà phê An Giang (AGC) cũng trong tình cảnh không khá hơn so với THV. Theo báo cáo tài chính quý I-2012, AGC lỗ ròng 10,5 tỷ đồng do doanh thu sụt giảm mạnh và chi phí tài chính gia tăng. Cụ thể, trong kỳ doanh thu thuần của AGC chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, giảm hơn 74 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 (tương đương mức giảm lên đến 96%); lợi nhuận gộp chỉ vỏn vẹn 840 triệu đồng (bằng 7% cùng kỳ).

Điểm đáng chú ý là AGC hầu như không phát sinh doanh thu tài chính nhưng chi phí tài chính lại tăng 1,2 lần (chiếm 10,6 tỷ đồng). Từ đó dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế của AGC âm 10,5 tỷ đồng, trong khi quý I-2011 AGC lãi 2,1 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 4 liên tiếp AGC hoạt động thua lỗ (quý IV-2011, AGC lỗ gần 95 tỷ đồng). Như vậy, tính đến ngày 31-3, nguồn vốn chủ sở hữu của AGC âm 63,7 tỷ đồng do mức lỗ lũy kế 154,7 tỷ đồng, vượt vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Nợ lớn khó đòi

Trong năm 2011, dù doanh thu thuần của CTCP Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI) tăng hơn 10 lần so với năm trước, nhưng với việc giá vốn hàng bán tăng mạnh 27 lần nên lợi nhuận gộp giảm gần 80%. Ngoài ra, việc chi phí hoạt động tài chính tăng vọt lên 222 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của PVFI âm 155 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất đối với PVFI trong thời điểm này đến từ các khoản hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết và ủy thác quản lý vốn cho CTCK SME với tổng số dư 313 tỷ đồng. Khoản phải thu này đã quá hạn trong năm 2011 nhưng SME đã bị đình chỉ giao dịch và lưu ký chứng khoán 3 lần kể từ tháng 11-2011 đến tháng 2-2012 do mất khả năng thanh toán.

Việc này đã buộc PVFI phải trích lập dự phòng 156,7 tỷ đồng nợ khó  đòi (chiếm 50% tổng giá trị khoản phải thu), đồng thời nhờ pháp luật can thiệp song khả năng thu hồi là rất thấp. Bên cạnh đó, PVFI còn ghi nhận khoản hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết với CTCK Phố Wall (WSS) với số tiền 72,8 tỷ đồng và cũng gần như thua lỗ nặng nề với khoản đầu tư này.

Theo đơn vị kiểm toán của PVFI là Công ty Deloitte, khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào kết quả kinh doanh trong thời gian tới và việc tiếp tục hỗ trợ từ phía các cổ đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, kỳ vọng này không nhiều.

Dù số tiền thua lỗ chưa bị ăn vào vốn nhưng CTCP Thương mại và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (VMG) vẫn nằm trong số các doanh nghiệp  đang lâm nguy. Theo báo cáo tài chính quý I-2012 vừa công bố, VMG tiếp tục lỗ sau thuế 692 triệu đồng.

Mức lỗ này đã giảm 61% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lỗ lũy kế của VMG đến nay hơn 52 tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu khoảng 82 tỷ đồng. Một trường hợp nguy cấp khác là CTCP Sông Đà Thăng Long (STL). Trong quý I-2012, STL lỗ 7,73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2011 lãi ròng 5,18 tỷ đồng.

Điều đáng ngại là nợ phải trả cuối quý I lên đến 5.070 tỷ đồng, bằng 96% tổng tài sản. Đây là mức nợ báo động trong bối cảnh hiện nay

Bình luận về bài viết này