Nới lỏng vòng kim cô đất đai

 

Posted by ttxcc2 on 10/06/2012

Nam Nguyên, phóng viên RFA  -2012-06-09

Mặc dù các đại biểu Quốc hội nôn nóng với việc sửa đổi Luật Đất đai cho rằng nếu chậm trễ là có tội với dân. Nhưng dù sửa thế nào đi nữa thì sẽ vẫn chỉ là nới lỏng việc sử dụng chứ không thay đổi vấn đề sở hữu.

AFP photo  -Nông dân các tỉnh phía Bắc tập trung về Hà Nội phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất.=======================>>>> 

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa đơn vị Đà Nẵng được nhiều báo điện tử như Pháp Luật TP.HCM, Dân Trí Online trích lời: “Tham nhũng nhất ở Việt Nam hiện giờ là lĩnh vực đất đai. Bây giờ bao nhiêu vụ bức xúc như vậy. Vì thế, chậm sửa luật đất đai là có tội với dân. Chậm thì người có chức, có quyền lại có thêm điều kiện tham nhũng.”

Xem các báo tường thuật, chúng tôi có cảm giác nhiều vị đại biểu Quốc hội đang muốn thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của thể chế chính trị ở Việt Nam. VnExpress đưa tin, chiều 1/6 phát biểu tại Quốc hội đại biểu Vũ Công Tiến cho rằng, lý do lùi việc cho ý kiến Luật Đất đai sửa đổi vì chờ sửa Hiến pháp là chưa thuyết phục bởi “chờ khi sửa xong Hiến pháp thì đến năm 2015 Luật Đất đai sửa đổi mới có hiệu lực, tình hình đất đai càng thêm phức tạp.” Trong khi đó đại biểu Trương Trọng Nghĩa và Bùi Mạnh Hùng đề nghị lấy ý kiến Luật Đất đai ở kỳ họp thứ 4 thay vì hoãn đến kỳ họp thứ 5, hai vị này cho là “cần sửa đổi gấp quyền sở hữu của dân”, cũng như có thể xem xét Luật Đất đai đồng thời với việc sửa Hiến pháp.

Xin nhắc lại rằng tại Hội nghị Trung ương 5 họp ở Hà Nội (7-15/5) Đảng Cộng sản đã tái khẳng định Việt Nam theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa dân chủ tập trung và do Đảng toàn quyền lãnh đạo. Riêng về đất đai, Đảng tiếp tục quan niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà Nước đại diện chủ sở hữu.

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về ý kiến chuyên gia trí thức cho rằng thể chế chính trị là tiền đề cho việc cải cách kinh tế xã hội, kể cả cải cách về đất đai, LS Nguyễn Văn Hậu phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:

“Ngoài cải cách về chính trị thì cải cách hành chính, cải cách về kinh tế và cải cách tư pháp, tất cả những cái này phải được làm đồng bộ, trong đó cải cách kinh tế là một vấn đề then chốt. Chính vì những cơ chế chính sách phải làm sao phù hợp với cơ chế thị trường và phải phù hợp với lòng dân. Tôi cho rằng đây giống như 4 cái kiềng, nó phải vững chắc thì mới đạt được mục tiêu đề ra.

Dĩ nhiên phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, thì nó mới đổi mới đồng bộ và những thứ khác mới chuyển động theo. Nghĩa là đổi mới sự lãnh đạo, đổi mới thiết chế để làm sao là một thiết chế do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng như thế sẽ thành công.”

Chỉ nới lỏng việc sử dụng đất

000_Hkg6934575-250.jpg
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau ngày cưỡng chế. AFP photo

Báo Pháp Luật TP.HCM bản tin trên mạng ngày 6/6 thể hiện rõ nét về việc dân chỉ có quyền sử dụng đất và không có quyền sở hữu đất, mọi sự thay đổi nhằm mở rộng các điều kiện sử dụng này mà thôi. Theo đó, tại Hội nghị triển khai kết luận Hội nghị Trung ương 5 và kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai tổ chức ngày 5/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết “Trung ương cho rằng vẫn cần phải qui định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nhưng kéo dài hơn so với hiện nay”.Bộ trưởng cho biết sẽ đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp lên 100 ha. Theo qui định hiện hành, hạn mức nhận chuyển nhượng đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản cao nhất là 6 ha, đối với đất trồng cây lâu năm cao nhất là 50 ha. Riêng về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, nhiều ý kiến trong hội nghị cho rằng, nên giao đất trồng lúa, cây hoa màu, nuôi trồng thủy sản cho dân với thời hạn từ 50-70 năm.

Ông Vũ Văn Luân thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng Hải Phòng, từ vụ án Tiếng súng Hoa cải, đã tìm hiểu pháp luật Việt Nam một cách cặn kẽ. Trao đổi với chúng tôi ông Luân nhận định rằng, hiện nay đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, hiểu như thế thì điều 200 Luật Dân sự người ta nói tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách của nhà Nước… Qui định như thế thì rất rõ và theo ông Luân, Điều 212 Luật Dân sự qui định các hình thức sở hữu tư nhân trong đó có tư liệu sản xuất. Ông Vũ Văn Luân nhấn mạnh:

Không biết Nhà nước Việt Nam có nhìn rõ không, nhưng tôi cho rằng nếu cứ vẫn không tuân thủ qui luật khách quan mà vẫn duy trì hạn điền và vẫn duy trì thời hạn thì đến 100 năm hay 5 năm cũng vậy thôi.
Ông Vũ Văn Luân

“Vừa rồi trong Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi, Tổng Bí thư có nói đất đai đưa về hàng hóa là tư liệu sản xuất, đã là hàng hóa tư liệu sản xuất thì phải được mua bán chứ không phải chuyển nhượng, ở đây một khái niệm hơi trừu tượng và không rõ ràng trong nền kinh tế.

Tôi muốn nói rằng, vừa qua chính vì vấn đề chính sách đất đai của Việt Nam có những điều bất cập không tuân thủ theo qui luật khách quan cho nên đã đưa đến bất ổn, xáo trộn, có đến 80% các vụ khiếu kiện về đất đai. Không biết Nhà nước Việt Nam có nhìn rõ không, nhưng tôi cho rằng nếu cứ vẫn không tuân thủ qui luật khách quan mà vẫn duy trì hạn điền và vẫn duy trì thời hạn thì đến 100 năm hay 5 năm cũng vậy thôi. Thực tiễn đã xảy ra, thí dụ nếu là 50 năm thì đến năm thứ 45 ngân hàng sẽ không cho vay nữa, nhân dân người ta cũng sẽ không đầu tư nữa và lại tiếp tục thu hồi như thế, thì phải mất đi 5 năm trước và 5 năm sau của 50 năm này. Đấy là chưa nói những vấn đề tiêu cực, những vấn đề bất ổn, nguy cơ tham nhũng xen vào đó, và nếu như 1 ha đã như thế thì hàng triệu ha sẽ như thế nào.”

Tại Hội nghị ngày 5/6 ở Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Tài nguyên Môi trường hé lộ việc nâng hạn điền lên 100 ha, nói chính xác là người dân có thể tích tụ đất đai tới 100 ha một cách hợp pháp.

LS Nguyễn Văn Hậu phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:

“Sửa đổi Luật Đất Đai sắp đến phải làm theo hướng tăng hạn mức đất nông nghiệp và giao đất lâu dài cho nông dân để tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa giá trị cao. Khống chế những định mức này gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích canh tác cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lãnh vực nông nghiệp. Theo quan điểm của tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng nên sớm rà soát hoàn thiện bổ sung sửa đổi qui định Luật Đất đai. Sửa theo hướng là tăng thời hạn giao đất nông nghiệp và tăng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp và qui định chặt chẽ cụ thể và làm rõ quyền về bảo vệ đất trồng lúa và thu hồi đất nông nghiệp cũng như là việc bồi thường hỗ trợ khi chuyển đổi nghề, làm sao ổn định cuộc sống người dân khi họ có đất bị thu hồi.”

Đền bù phải hợp lý

2012-04-20-09.16-250.jpg
Người dân Văn Giang biểu tình phản đối trưng thu đất. Photo courtesy of nguyenxuandien’s blog===>>>

Một trong những nguyên nhân gây ra khiếu kiện đất đai và phản đối cưỡng chế đất trong thời gian qua ở Việt Nam là giá đền bù đất thu hồi không theo sát thời giá, cũng như thực tế người mất đất không được tạo điều kiện đúng mực về tái định cư chuyển nghề. Người dân bị Nhà nước thu hồi đất, đa số trở thành những người có cuộc sống không ổn định và nhiều khi lây lất ngay trên mảnh đất đã bị thu hồi.

LS Nguyễn Văn Hậu nhận định:

Khi thu hồi phải tính theo giá trị thị trường cùng thời điểm thì nó mới phù hợp, mới đúng đạo lý và công bằng.
LS Nguyễn Văn Hậu

“Khi thu hồi phải tính theo giá trị thị trường cùng thời điểm thì nó mới phù hợp, mới đúng đạo lý và công bằng. Thí dụ giá đất của tôi như thế, tôi phải có một nơi ở bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, thí dụ vị trí của tôi là mặt đường, tôi bị thu hồi thì tôi phải có một vị trí tương đương như vậy. Tôi ở mặt tiền, bây giờ thu hồi đất tự nhiên tôi phải lên chung cư ở thì nó sẽ tạo ra những bức xúc.

Để giải quyết tốt những vấn đề này, tôi nghĩ là phải tổng kết lại việc thu hồi và hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất thì sẽ thấy được những bất cập và thiếu sót và phải khắc phục vào trong Luật Đất Đai này thì nó mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của người dân.”

Tiến trình về sửa đổi Luật Đất đai được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giải trình hôm 1/6 tại Quốc hội. Theo VnExpress Phó Thủ tướng nói rằng, Hội nghị Trung ương 5 đã ra nghị quyết 8 về vấn đề sở hữu đất đai, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng hạn mức quyền sử dụng đất, xử lý khiếu nại tố cáo trong quá trình thu hồi đất. Ông Hoàng Trung Hải thêm rằng, Trung ương thấy đất đai là vấn đề phức tạp, cần xem xét một cách thận trọng nên đã giao cho chính phủ phải tiếp tục làm rõ một số nội dung để trình ra Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2012. Trên cơ sở đó, Trung ương sẽ ra nghị quyết định hướng dẫn sửa đổi Luật đất đai.

3 comments on “Nới lỏng vòng kim cô đất đai

  1. Được tích tụ ruộng đất. Khi tích tụ, người dân phải bỏ tiền thật ra chuyển nhượng cái gọi là quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu. Khi hết hạn giao đất, nhà nước thu hồi thì có trả lại đủ số tiền mà người dân đã bỏ ra không? Chắc là không. Nhưng bà con yên tâm, nhà nước này làm gì tồn tại tới 30 năm hay 50 năm mà phải lo xa thế. ai tích lũy được thì cứ tích lũy, chỉ ít năm nữa là quyền sở hứu về tay mình, vì không thể nào duy trì được cái khái niệm đất đai là sở hữu toàn dân được nữa.

    • Đúng vậy, CS sẽ sụp lâu lắm là vài năm nữa, CP hậu CS là bất kỳ ai cũng phải đem lại quyền sở hữu cho người dân,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  2. Sửa tất.

    Nếu giám đốc Eximbank Nguyễn Mạnh Triều làm bậy, cắt mạng kế toán, gian lận phân công, sổ sách…ép tôi nhận tội thay, ỷ có mối quan hệ với thủ tướng mà không có đạo đức nghề nghiệp. Nếu họ đã cắt mạng của kế toán để sửa chứng từ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, cho vay mở L/C…ở Việt Nam thì nên sửa luôn chứng từ L/C ở các ngân hàng nước ngoài luôn.
    Hành động làm bậy này đã không thực hiện thì thôi, nếu đã thực hiện thì phải triệt để. Nếu sửa ở Eximbank thì vẫn còn chứng từ ở nơi khác, như thế không có tác dụng gì đáng kể. Phải có hành động thống nhất cả nước…Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Sửa hết chứng từ cho vay trong nước ta thì L/C ở các ngân hàng trên thế giới còn lưu trữ rất nhiều. Phải sửa tất cả L/C cho vay thủy sản thế giới. Sửa tất. Nếu không, khi CIA quốc tế điều tra ra. Khi họ đến Việt Nam , khi họ hỏi đến chứng từ L/C thì ông Nguyễn Mạnh Triều sẽ nhìn họ không đối đáp được. Thật là nực cười và nan giải quá phải không???
    Hôm rồi, thời sự VTV đưa tin thủ tướng sẽ đối thoại với dân?
    Vậy người dân xin hỏi: “ Các thủ tướng, minh quân ở trên thế giới có con cháu, người quen làm việc sai pháp luật, không có đạo đức nghề nghiệp, gian lận sổ sách ép người khác nhận tội thay, rút tiền trong tài khoản người khác nhưng không được sự chấp thuận và không có chữ ký của chủ tài khoản … mà được bưng bít, che chở hay không?”
    Không biết thì hỏi vì dân có quyền hỏi?
    Còn nếu muốn bắt tội tôi, xin hãy kể tội tôi đã rồi hại cũng chưa muộn?
    Tội của tôi là gì?
    1/. Là giám đốc Eximbank Nguyễn Mạnh Triều gian lận phân công, sổ sách…ép tôi nhận tội thay, tội đáng chết.
    2/. Tự ý rút hết tiền trong tài khoản của tôi, tôi đáng chết.
    3/. Giám đốc giấu biên bản họp, tôi đáng chết.
    4/. Giám đốc và Trang Ngọc Yến làm sai, tôi đáng chết.
    5/. Việc này lan truyền ra các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga…khiến mọi người biết thủ tướng che chở cho con cháu làm bậy, khinh người liêm chính,…gán cho thủ tướng tiếng “Không làm tròn vai trò lãnh đạo…”, không theo dõi, kiểm tra, dạy dỗ con cháu, không có công bằng, liêm chính, văn minh, minh bạch để phát triển xã hội…
    Như vậy, tôi làm sai vì tôi làm đúng???
    Should we use the paramount Ritual in honor Mr. Trieu Nguyen Manh, director of Bac Lieu Eximbank (Prime Minister Dung relative in Vietnam ?) for illegal work, no morality and ethics?
    Nên dùng lễ nghi tối cao để vinh danh ông Nguyễn Mạnh Triều, giám đốc Eximbank Bạc Liêu (con cháu thủ tướng Dũng ở Việt Nam?) vì làm việc không đúng pháp luật, không có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp?
    Phải vinh danh những người như ông Nguyễn Mạnh Triều, giám đốc Eximbank Bạc Liêu vì làm bậy, không có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp ở Việt Nam (vì có mối quan hệ với thủ tướng?). Nên được che chở, bưng bít thông tin…mà lại cho lên chức giám đốc Eximbank thì quá nhỏ. Xin cho lên chức trưởng ban phòng chống tham nhũng và làm bậy toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam và quốc tế.
    Xin mọi người dân trong nước và quốc tế hãy đem tiền bạc, ngoại tệ,…lại cống nạp cho họ nếu muốn đầu tư làm ăn trong nước, bắt người dân đóng thuế cao hơn, khiến dân khỏa thân nhiều hơn như mẹ con bà Lài,… dùng các biện pháp đàn áp nhiều hơn nữa. Làm như thế để cho các nước biết Thủ Tướng Việt Nam khinh người nghèo, liêm chính…mà quý con cháu làm bậy và sai đạo đức nghề nghiệp???
    Con cháu, người quen thủ tướng làm bậy, nói láo…còn chối rồi bị người ta vạch mặt?
    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/332732/index

Bình luận về bài viết này