CXN*_051812_1509_Dấu hiệu của một chánh phủ bất tài, xa thực tế nay thể hiện ngày càng rõ

Đăng lần đầu: 18.05.2012
Châu Xuân Nguyễn
Ở Úc và những quốc gia OECD, một chánh phủ bất tài là khi họ đưa ra những giải pháp cứu nguy thì lại chính thành phần kinh tế được chính sách đó cứu nguy lại lên tiếng là giải pháp đó không giúp gì cho họ cả.
Điều này chúng ta thấy xuyên suốt cuộc khủng hoảng kinh tế này, một CP bất tài như 3 Dũng và ĐCS này loay hoay, mất hằng 6 tháng hay 1 năm đưa ra những chính sách rồi lại thất bãi não nề, rồi lại 6 tháng sau, nghĩ ra một chính sách mới, lại thất bại nữa và nền kinh tế trong khi đó, càng ngày càng trượt vào hố sâu khủng hoảng chứ họ đâu có chờ giải pháp tiếp, đã có gần 400.000DN/600.000 phá sản hay ngưng hoạt động, hàng triệu người mất việc. Những quyết định bất tài của CP 3 Dũng và ĐCS là:
1. Siết chặt hành chánh lãi suất 14% (tạo cảnh lãi suất thực âm), người dân rút hết tiền tháng 9.2011, DN đói tiền một thời gian rất dái, 6 tháng.
2. Gói cứu cánh BĐS và tiêu dùng, đưa 4 lãnh vực ra khỏi phi sản xuất…Giới BĐS chỉ trích là làm sai, không hiệu quả
3. Bơm tiền cứu BĐS, thất bại hoàn toàn, đem lạm phát trở lại (không qua con số phù phép nhưng sức mua giảm rất mạnh)
4. Cứu BĐS vài lần từ đầu năm nhưng thất bại hoàn toàn, BDS bây giờ là tê liệt chứ không còn bất động nữa
5. Chính sách sát nhập NH thất bại hoàn toàn, thanh khoản vẫn là một vấn đề lớn hiện nay, DN không tiếp cận được tài chánh.
6. Hạ lãi suất huy động từ 14% còn 13%, thất bại vì thanh khoản quá tệ, nợ xấu ngày càng cao
7. Hạ lãi suất từ 13% còn 12%, như ở điểm 6.

8. Gói cứu trợ này, 29.000 tỉ vnd bị DN chỉ trích nặng nềCXN_051212_1503_Chính phủ bất tài thì bất cứ một giải pháp cứu vãn nào cũng trật chìaVới những bằng chứng trên, cuộc suy thoái này như tôi dự báo kéo dài thêm 6 năm nữa có cơ sở hay không ??? Có quá đi chứ, có rất nhiều cơ sở chứ…

Melbourne
08.05.2012
Châu Xuân Nguyễn
————————————–
Thứ năm, 17/5/2012, 22:37 GMT+7

Doanh nghiệp kêu khó với đề án tái cơ cấu nền kinh tế

Cho rằng đề án tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ bắt đúng bệnh chứ chưa đưa ra giải pháp hiệu quả, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh vẫn đối mặt với nợ xấu, lãi suất cao, hàng tồn kho…
> Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu nền kinh tế
>Tái cơ cấu nền kinh tế với 7 nhóm ngành ưu tiên

Chiều ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ. Lãnh đạo nhiều công ty vừa và nhỏ cho rằng, đề án chỉ ra đúng thực trạng khó khăn hiện nay nhưng chưa giải quyết được điều gì cụ thể.
Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, lãi suất vay 15% và lên đến hơn 20% một năm như trước đây khiến các công ty không thể trụ được. Thêm vào đó, chi phí sản xuất đắt đỏ, hàng tồn kho nhiều dẫn đến phá sản hàng loạt công ty. “Với chính sách như hiện nay, những đơn vị ngồi đây may ra cũng chỉ lay lắt thêm được vài năm nữa”, ông nói. Ông Lê Vĩnh Sơn cho rằng, đề án cần căn cứ vào ý kiến của những người trải nghiệm thực tế để tháo khó cho doanh nghiệp, không nên chỉ dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia.
Nhưng thực tế được ông Sơn chỉ ra là, hiện rất ít doanh nghiệp đứng ra chia sẻ. “Một là vì họ đã quá chán và phản ứng bằng sự im lặng, hai là chẳng ai dám nói, vừa kêu khó là đánh động ngân hàng đòi nợ. Gần đây, các cuộc mổ xẻ chỉ chuyên gia nói với nhau, chứ hiếm thấy bóng dáng và tiếng nói của đơn vị kinh doanh”, ông Sơn nói.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thấy khó với đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh minh họa: Hoàng Triều.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thấy khó với đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh minh họa: Hoàng Triều.
Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Kangaroo Việt Nam chia sẻ, 10 năm qua, đơn vị này sản xuất theo sở thích của người tiêu dùng. Điều đó hiệu quả trong 9 năm, đến năm 2012, xu hướng khách hàng thay đổi, thắt chặt tiêu dùng và chỉ sắm những vật dụng thiết yếu. Điều đó dẫn đến việc kinh doanh của công ty gặp khó hơn trước. Về phương án giãn thuế và giảm thuế, ông Phương cho rằng chỉ hiệu quả với doanh nghiệp làm ăn có lãi, không hỗ trợ được đơn vị “sắp chết”.
Còn Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp hội các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam băn khoăn, không biết ai sẽ được hưởng lợi và ai sẽ thực hiện? Bởi đề án tìm ra được rất nhiều vấn đề nhưng chưa giải quyết được điều gì, chỉ có mục tiêu mà không nói rõ hướng đi và việc cần làm.
Đồng quan điểm như vậy, bà Dương Thu Hương, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đánh giá đề án tái cơ cấu nền kinh tế có hướng đi đúng nhưng đường đi thì chưa thấy. Bà Hương đặt câu hỏi: Làm thế nào giải quyết bất ổn và nợ xấu hiện nay, làm gì để chỉ số cạnh tranh và hiệu quả đầu tư tăng lên?
“Đề án chỉ định hướng, không nêu cụ thể việc cần làm thì thực hiện rất khó. Giải pháp phải nói rõ thì doanh nghiệp mới biết sân chơi nào, cơ hội nào cho mình để nhảy vào”, bà Hương đề xuất.
Là một trong những tác giả của đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, tái cơ cấu là nhiệm vụ không thể không làm hiện nay. Trước những ý kiến kêu khó của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Cung cho hay, để đánh giá đúng thực trạng hiện nay đã là điều rất khó, do phải căn cứ trên những số liệu có hệ thống. Còn đề án đưa ra cần có người sẵn sàng thực hiện rồi kế đến mới là triển khai ra sao.
Cũng tại cuộc họp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại – ông Trương Đình Tuyển cho rằng việc giảm thuế giá trị giá tăng, miễn thuế tuy chỉ có tác dụng với một số doanh nghiệp có lãi song rất hiệu quả để những đơn vị đó tái đầu tư. Tuy nhiên, theo ông, giải pháp đó không kích thích tiêu dùng vì chưa khiến giá sản phẩm, hàng hóa giảm.
Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng cần xác định rõ vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Theo đó, nhóm doanh nghiệp này nắm một số lĩnh vực mũi nhọn, còn lại cần tái cơ cấu hoàn toàn và thực sự. “Nếu chỉ cổ phần 20-30% thì vẫn bộ máy cũ, chẳng mang lại hiệu quả gì mà chỉ làm mất vai trò của cổ đông nhỏ”, ông nói.
Riêng về việc Chính phủ dành 29.000 tỷ đồng cứu doanh nghiệp, ông Trương Đình Tuyển khẳng định đó không phải là gói kích cầu. Theo ông, những đơn vị yếu kém lâu ngày nếu “chết” là bình thường của quy luật thị trường. Còn các công ty gặp khó do tác động của chính sách thì cần được hỗ trợ.
Xuân Ngọc

Bình luận về bài viết này