CXN_061312_1582_Giải pháp càng mới với VN, càng dể tham nhũng: Mua nợ xấu

Châu Xuân Nguyễn
Trích:”Trước khi đệ đơn kiện vào đầu tháng 11 năm ngoái, Elliott Advisors và các chủ nợ khác đã được Vinashin chào mời phương án trả ngay lập tức bằng tiền toàn bộ số nợ với mức bằng 35% mệnh giá ban đầu, tương đương 210 triệu đô la Mỹ.
Vinashin không có tiền, nhưng một ngân hàng lớn đứng phía sau sẵn sàng mua lại nợ với giá đó. Elliott Advisors và các chủ nợ đã từ chối vì cho rằng giá quá thấp, không thể chấp nhận.” hết trích
Một nhà băng thương mại (gọi là nhà băng B) của VN mua nợ xấu của Vinashin từ Elliot là 35% (nợ 600 triệu usd, B trả dứt điểm một lần là 210 triệu usd, rồi bye bye Elliot, không kiện tụng gì nữa).
Nhà băng B bây giờ đã mua nợ của Vinashin, B phải lấy tiền nợ lại từ Vinashin, Vinashin bây giờ thiếu nhà bank B là 600 triệu usd (chứ không là 210 triệu usd), B ráng cố gắng đòi Vinashin, lâu lâu phát mãi một nhà máy, được 10 triệu, nợ còn 590 triệu rồi B cứ đòi hoài đòi mãi, khi đòi được 210 triệu thì B phá huề, nhưng tùy theo thời điểm nào B được 210 triệu này (nếu 210 triệu đòi trong vòng 5 năm @ lãi suất 20% thông thường thì nhà băng B coi như không thu được đồng nào vì nếu B không mua nợ, bỏ 210 triệu usd lấy lãi thì mỗi năm được 20% của 210 triệu, 5 năm thì phải được gần hay hơn gấp đôi 210 triệu usd, cả vốn lẫn lải, vậy có nghĩa là tùy theo bao giờ Vinashin trả được, nếu Vinashin trả trong 1 năm số tiền 210 triệu thì NH B gần lấy đủ vốn (hụt 20%), và B cứ cố gắng đòi, sau 2 năm đòi được 600 triệu usd từ Vinashin thì NH B lãi to. Nhưng nếu sau 2 năm NH B chỉ đòi được 100 triệu rồi Vinashin phá sản, sau khi bán mấy đống sắt vụn cộng với đất khỉ ho cò gáy bán được 5000 vnd/m2 thì NH B thâu thêm được 10 triệu usd nữa, vậy là NH B bỏ ra 210 triệu, thu về 110 triệu sau 1 năm (mất lời của 210 triệu @ 20% là 42 triệu usd), vậy là NH B lỗ tròm trèm 210 triệu usd-110 triệu +42 triệu= 142 triệu usd(lỗ 68%, còn 32% vốn).
Nếu NH B là NHNN thì tiền lỗ này ai trả ??? 90 triệu dân VN trả chứ ai vào đây.
Nếu NH B không chỉ mua nợ của Vinashin thôi, mua nợ Vinalines, EVN, TKV (Đại gia chúa chổm) thì mua 100 ngàn tỉ vnd, lỗ bao nhiêu ??? Lỗ 68% là lỗ 68 ngàn tỉ vnd, còn vốn 32 ngàn tỉ, ai gánh phần lỗ này ??? 90 triệu con và cháu của chúng ta gánh.
Nên nhớ mua 35 vnd/100 vnd nợ là giả sử Vinashin làm ăn đúng và bắt đầu trả nợ năm 2013 như Sinh Hùng nói, nếu Vinashin làm ăn bết bát mà 2 bên mua nợ và bán nợ đều biết sẽ là 10 năm nữa Vinashin mới bắt đầu trả nợ thì giá mua nợ không là 35% mà có thể là 15%, thậm chí có thể là 5% thì bên mua nợ mới có lời. Không có lời thì không ai thèm bỏ tiền ra mua nợ trừ khi tiền đó là tiền chùa hay tiền của 90 triệu dân thì được, giá nào cũng mua.
Chuyện trên là chuyện mua bán sòng phẳng, 100 triệu usd nợ, mua lại 35 triệu usd (35%).
Còn bon nhà nước này dự định lấy tiền nhân dân mua 100 triệu nợ với giá 100 triệu cộng thêm 50% lãi (thì dụ 1 năm 20%, 50% của nợ quá hạn 1 năm là 10 triệu usd), vậy 100 ngàn tỉ vnd mà hệ thống NH không đòi được một cắc bây giờ CP lấy ngân sách trả nhà băng 110 ngàn tỉ vnd, đó là giá khởi điểm đấy, NH đòi còn hơn nữa…Thí dụ NH Sacom bank của Trầm Bê, bầu Kiên bán 1 tỉ usd nợ của 5 tập đoàn trên với giá 1.2 tỉ rồi lại quả cho 3 Dũng hay Thống Đốc Bình 500 triệu usd là xong ngay. Thí dụ cty mua nợ là cty của NHNN là cty C, khi cty C mua hết 37 tỉ usd nợ xấu rồi chỉ thu lại được 2 tỉ usd thì ai trả số tiền thiếu hụt 35 tỉ usd này ??? nhân dân chứ ai, và 35 tỉ usd này đi về đâu ??? về túi 3D, bầu Kiên và Trầm Bê chứ đi đâu.
Ai sẽ là người định giá 37 tỉ usd mua lại với giá bao nhiêu ??? thì NV Bình, 3 Dũng, Bầu Kiên và Trầm Bê định giá chứ ai vào đây, mua lại 40 tỉ cũng phải, 50 tỉ cũng phải, thậm chí 100 tỉ usd cũng phải, 3D và Bình có móc tiền túi ra trả sau này đâu mà sợ, chết thằng Tây nào đâu …..
Đó là phần trên, phần chánh, còn phần phụ là bài viết dưới đây, thằng viết báo làm con tính này hay chiên da Nguyễn đại Lai làm con tính này tôi không biết, nhưng nó sai bét….Trích:”Theo tính toán gần đúng, tổng dư nợ nền kinh tế đến hết tháng 5.2012 khoảng gần 2,7 triệu tỉ đồng. Trong đó: khối doanh nghiệp các loại chiếm 80% tổng dư nợ. Trong khối doanh nghiệp này có khoảng 65% doanh nghiệp có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh nếu được tiếp cận vốn ngân hàng bình thường với lãi suất phải chăng. Nếu 65% số doanh nghiệp này có dư nợ chiếm cũng khoảng 65% tổng dư nợ toàn khối doanh nghiệp và có mức nợ xấu bình quân khoảng 3,4% tổng dư nợ của nhóm này, thì tổng nguồn dự báo mà Chính phủ cần huy động cho việc mua nợ xấu theo kịch bản nói trên sẽ là: 2,7 triệu tỉ x 80% x 65% x 3,4% = 47.736 tỉ đồng nợ gốc đã thành nợ xấu.” hết trích.
Tính toán kiểu này thì gần đúng nhưng có một điểm sai căn bản, theo cách tính nợ xấu VN, 3,4% nợ xấu chỉ là thành phần của nợ quá hạn chứ không phải là toàn nợ gốc (thí dụ mượn 100 triệu, mỗi tháng trả góp 10 triệu, 12 tháng thành 120 triệu là dứt nợ cả vốn lẫn lãi, nếu trả chậm 1 tháng thì kiểu VN tính là nợ xấu 10 triệu, 2 tháng là 20 triệu, 4 tháng là 40 triệu…vì tính như vậy nên con số 3.4% chỉ là một phần của nợ chứ ko phải nợ gốc. Còn cách tính Basel III là sau 1 tháng, ko nợ xấu, 2 tháng không nợ xấu, tháng thứ 3, nợ xấu là 100 triệu, tháng thứ 4 là 100 triệu, tháng thứ 12 là 100 triệu, vì vậy sau 2 tháng là phải trích dự phòng 100 triệu trà vào nợ xấu này. Chính vì vậy Vn nói nợ xấu là 3.2%, WB và IMF nói là 13%, tôi nói là 30% (tùy theo đầu của nợ hay cuối của nợ).
Tác giả bài này dùng “2,7 triệu tỉ x 80% x 65% x 3,4% = 47.736 tỉ đồng nợ gốc đã thành nợ xấu” và nói đây là nợ gốc là sai, 3,4% chỉ là một phần quá hạn của nợ gốc, nợ gốc phải 10 lần số này nếu  là mượn 12 tháng và trả được 2 tháng rồi không có khả năng trả, còn nếu trả phân nửa rồi thì nợ xấu phải gấp 5 lần số này…Nhưng vì tổng dư nợ gồm cả trăm ngàn món nợ cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp, có cái đầu, cái cuối (như nhiều dây hụi vậy đó) nên không chính xác, nhưng chắc chắn là 10 lần hay hơn, có thể 20 lần nếu nợ 24 tháng mà chỉ mới trả được 2 tháng…..
Đồng bào, báo chí nên lên tiếng vì vụ tham nhũng này nhiều gấp mấy lần tham nhũng gói kích cầu 8 tỉ usd năm 2008 đó…mà Tập đoàn xơi hết và lại quả hậu hỉ cho 3D nên bây giờ gia tài 3D là trên 5 tỉ usd rồi.

Melbourne
13.06.2012
Châu Xuân Nguyễn

http://sgtt.vn/Goc-nhin/164997/Phien-ban-%E2%80%9Cloi-toi-huong-lo-dan-chiu%E2%80%9D.html
Ngày 13.06.2012, 10:01 (GMT+7)
LTS: Đang có nhiều ý kiến bình luận về kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ xấu từ các ngân hàng thương mại của ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là đề xuất mang tính cụ thể hoá của TS Nguyễn Đại Lai, phó giám đốc trung tâm Thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước; nguyên vụ phó vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng xử lý nợ xấu là việc cần phải làm để khơi thông tín dụng cho nền kinh tế trong lúc này nhưng xử lý, mua bán như thế nào lại là câu chuyện của thị trường với những quy luật giá cả thị trường. Dưới góc nhìn này, Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bình luận của chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi với hy vọng có thể tìm kiếm những gợi mở cho bài toán xử lý nợ xấu.
Đề xuất mua nợ xấu với giá bằng 100% nợ gốc và 50% lãi
Phiên bản “lời tôi hưởng, lỗ dân chịu”
Một trong những trọng tâm chính trong đề xuất của TS Nguyễn Đại Lai, theo cách hiểu của tôi, là “cứu ngân hàng” bằng giá ưu ái nhất có thể và người đóng thuế cam chịu nhiều nhất có thể (chứ không phải là mua nợ theo giá thị trường theo nguyên tắc hàng xấu – giá rẻ – PV).
Đề xuất quá ưu ái
Nhà nước sẽ trở thành chủ nợ mới?
TS Nguyễn Đại Lai đề nghị Chính phủ nên thực hiện chính sách mua nợ đơn giản. Theo đó, tất cả ngân hàng (chủ nợ) được nhận lại  100% các khoản nợ đã cho vay và 50% khoản nợ lãi gồm lãi trễ và lãi phạt gộp lại, và nếu với lý do nào đó ngân hàng không đồng ý nhận 50% nợ lãi thì từ từ Chính phủ sẽ trả đủ… 100%.
Trong tất cả các thương vụ mua bán nợ xấu mà tôi đã trực tiếp và gián tiếp tham gia trong thị trường nợ thứ cấp quốc tế, và đặc biệt với những khoản nợ xấu của Việt Nam từ cuối năm 1993 đến nay, chưa có một thương vụ nào được giao dịch (chủ nợ bán hoặc người đầu tư mua hoặc con nợ mua) với mức ưu ái hoàn hảo 100% nợ gốc và cũng chưa có mức cứng hấp dẫn hiển nhiên 50% nợ lãi gộp. Vì vậy, nếu là chủ nợ hiện  nay, tôi rất hoan hỉ đồng ý 100% với chính sách vô cùng tiện và lợi này. Nhưng, tôi lại là công dân đang đóng thuế.
Cách làm… mầu nhiệm
TS Nguyễn Đại Lai đề xuất một quy trình thực hiện cũng rất mầu nhiệm vì đơn giản và dễ thực hiện!
Theo quy trình này thì chủ nợ cũ (ngân hàng) hoàn toàn thụ động như không có việc gì xảy ra. Chủ nợ mới (Chính phủ – Nhà nước) cũng gần như thụ động nhưng vẫn là ở vị trí xin và cho. Con nợ (tất cả doanh nghiệp đang có nợ xấu và nợ gần xấu) náo động ngược xuôi mười phương tám hướng để xin, chờ được cho “phiếu” mua nợ để xoá nợ. Một quy trình mà chủ nợ mới (rốt lại là đại diện cho người đóng thuế) không trực tiếp đàm phán với chủ nợ cũ mà chỉ biết qua các con nợ thì đúng là một quy trình mầu nhiệm của… đức tin!
“Tính toán gần đúng” với sai số 200 – 300%
TS Nguyễn Đại Lai đưa ra một mô thức nguồn và hoàn vốn mà ông gọi là “tính toán gần đúng” với những con số tổng nợ, nợ xấu, con nợ doanh nghiệp, mức lãi suất, số ngày quá hạn, nhóm nợ giáp ranh, nguồn mua, thời hạn ôm giữ nợ xấu và thu hồi vốn, nguồn thu ngân sách… Theo “tính toán gần đúng” này thì hệ số nợ xấu của khối doanh nghiệp là 3,4%, vì vậy chỉ cần 50.122,8 tỉ đồng từ việc các ngân hàng thương mại (kể cả các ngân hàng với những khoản nợ xấu lớn…) đang dư tiền mua trái phiếu chính phủ làm nguồn để “mua nợ cứu doanh nghiệp” và “sẽ thu hồi  vốn quá đơn giản sau bình quân 2,5 năm”.
Dân nộp thuế là những người chịu thiệt từ đề xuất của TS Lai.
Chiều ngày 7.6.2012, chỉ ba ngày sau khi TS Lai đưa ra đề xuất này, thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nói trước Quốc hội: “Nợ xấu của hệ thống, theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước, tính chung trong toàn hệ thống tăng từ mức 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống”. Trung tâm Thông tin tín dụng là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nhà nước, nơi bám sát thống kê nợ và nợ xấu của hệ thống ngân hàng, thế mà mô thức “tính toán gần đúng” của TS Lai – người lãnh đạo trung tâm này – lại có sai số gần 200% so với hệ số nợ xấu “trước đây” mà thống đốc Bình đã công bố và gần 300% so với con số mới vừa được ông này thừa nhận. Đặt mức sai số về nợ xấu này bên cạnh dự tính sẽ thu hồi vốn “sau bình quân 2,5 năm”, sẽ hình dung được mức sai số của dự tính này.
Và cũng theo đề án của TS Nguyễn Đại Lai, kho bạc nhà nước sẽ tạm thời đóng vai một ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp (con nợ xấu) vay và sau hai năm rưỡi hoặc ba năm lại đóng vai trò ngân hàng thương mại đi đòi nợ từ các doanh nghiệp (con nợ tốt?). Như vậy, từng sở kế hoạch và đầu tư hoặc từng kho bạc nhà nước phải bảo đảm sau thời gian ấy sẽ “thu hồi vốn quá đơn giản”?
Trong đề xuất của mình, TS Nguyễn Đại Lai khẳng định “Chính phủ không những không mất gì mà còn thu được lãi hơn 1.000 tỉ đồng sau 2,5 năm…” nhưng theo tôi, phương án “100%” và “50%” là phiên bản “lời thì tôi (ngân hàng thương mại hoặc những nhóm doanh nghiệp) hưởng, lỗ thì dân (người đóng thuế) chịu. Trên thực tế, có một chính bản  khác tốt hơn, thu ngân sách nhiều hơn, được lòng dân hơn và đàng hoàng  hơn nhiều lần: ai làm nấy chịu, mua bán nợ là nghiệp vụ bình thường nhưng cần mua – bán nó theo chính giá thị trường!

Đề xuất giá và cách thức mua nợ xấu của TS Nguyễn Đại Lai

Chính phủ công bố (bằng văn bản) sẽ mua toàn bộ nợ xấu của các doanh nghiệp (không phân biệt thành phần, quy mô, lĩnh vực) đang có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, nhưng có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh.
Các chủ nợ cũ là các tổ chức tín dụng thống nhất đồng ý chỉ thu 100% nợ gốc và 50% lãi theo hợp đồng tính trên số ngày chậm trả của hồ sơ nợ xấu đó (tổ chức tín dụng nào không đồng ý giảm 50% số lãi trên số ngày chậm trả thì Chính phủ sẽ có ý kiến xem xét và trả sau cho tổ chức tín dụng đó).
Tất cả các doanh nghiệp có nợ quá hạn từ nhóm 3 trở lên mang hồ sơ đến cơ quan đã cấp phép hoạt động cho mình, để chứng minh bằng văn bản rằng nếu Chính phủ mua nợ xấu cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phát triển được.
Nếu được cơ quan này chấp thuận bằng bút tích và ký tên, đóng dấu trực tiếp vào hồ sơ vay nợ đó, doanh nghiệp sẽ mang bộ hồ sơ có chấp thuận này đến kho bạc gần nhất nộp vào và ký vào phiếu “mua nợ” của tổ chức tín dụng của Chính phủ với mệnh giá: doanh nghiệp nợ chính phủ = gốc + 50% [gốc x (số ngày quá hạn/360) x lãi suất theo năm ghi trong hợp đồng].
Toàn bộ mệnh giá này sẽ được kho bạc chuyển tiền thẳng cho tổ chức tín dụng là chủ nợ cũ và doanh nghiệp đương nhiên được xoá toàn bộ khoản nợ xấu này tại tổ chức tín dụng ngay sau khi tổ chức tín dụng nhận được tiền từ kho bạc.
Theo tính toán gần đúng, tổng dư nợ nền kinh tế đến hết tháng 5.2012 khoảng gần 2,7 triệu tỉ đồng. Trong đó: khối doanh nghiệp các loại chiếm 80% tổng dư nợ. Trong khối doanh nghiệp này có khoảng 65% doanh nghiệp có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh nếu được tiếp cận vốn ngân hàng bình thường với lãi suất phải chăng. Nếu 65% số doanh nghiệp này có dư nợ chiếm cũng khoảng 65% tổng dư nợ toàn khối doanh nghiệp và có mức nợ xấu bình quân khoảng 3,4% tổng dư nợ của nhóm này, thì tổng nguồn dự báo mà Chính phủ cần huy động cho việc mua nợ xấu theo kịch bản nói trên sẽ là: 2,7 triệu tỉ x 80% x 65% x 3,4% = 47.736 tỉ đồng nợ gốc đã thành nợ xấu.
Giả sử toàn bộ số nợ xấu này đang có mức lãi suất ghi trong hồ sơ là 20%/năm (do vay trước đây lãi suất rất cao) và số ngày quá hạn bình quân ở mức nợ giáp ranh nhóm 4, tức là đã quá hạn bình quân khoảng 180 ngày. Theo đó, dự toán tổng món lãi theo khoản gốc đã quá hạn mà Chính phủ cần trả thay doanh nghiệp theo chính sách nói trên là: 47.736 tỉ x 50% x [180/360 ngày x 20%/năm] = 2.386,8 tỉ đồng.
Như vậy tổng số tiền mà Chính phủ cần có lúc này để mua toàn bộ nợ xấu của những doanh nghiệp có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên nhưng có khả năng phát triển, là: 47.736 + 2.386,8 = 50.122,8 tỉ đồng.
(Theo VnEconomy)

3 comments on “CXN_061312_1582_Giải pháp càng mới với VN, càng dể tham nhũng: Mua nợ xấu

  1. Sau vài năm cty mua nợ xấu B và C trở thành cty có nhiều nợ xấu, phải giải tỏa nợ xấu của NH B và C nói trên, vậy là NHNN sẽ lập ra thêm NH X,Y,Z mua nợ xấu của cty”mua nợ xấu B và C”, và ai trả tiền, hay bỏ vốn lập NH X,Y, Z…NHNN chứ ai và tiền vốn từ tiền thuế người dân nữa…
    Cứ thế mà làm, cty mua nợ mua nợ của cty mua nợ của cty mua nợ….dài thòn lòn ra,
    Châu Xuan Nguyễn

  2. Alan Phan: Việt Nam có thể phải chi 70 tỷ USD để kích thích kinh tế

    Nền kinh tế thị trường to lớn của Mỹ có thể hấp thụ cơn bão do bất động sản đem lại; nhưng chánh phủ Mỹ cũng mất gần 2 ngàn tỷ đô la (khoảng 14% GDP) để cứu nguy (QE1, QE2 và Twist).

    Mỹ hay Thái Lan mất khoảng 7 năm để hồi phục khi bong bóng bất động sản nổ tung tại nước họ. Nhưng nền kinh tế thị trường của Mỹ và các nước khác không có những đặc thù như Việt Nam nên không thể có sự so sánh chính xác. Một vài chuyên gia ước tính là nền kinh tế Việt Nam sẽ phải chi ra hơn 70 tỷ đô la (65% GDP) trong 2 năm tới để có tác dụng tương tự.

    Cách duy nhất để kiếm số tiền này là huy động tiền nhàn rỗi trong dân, qua vàng và ngoại tệ, để không bị lạm phát phi mã.

    ==> Một bài toán khá khó khăn cho các nhà lãnh đạo kinh tế csvn ……………….

    http://www.vpbs.com.vn/News/2012/5/31/201968.aspx

Bình luận về bài viết này