Cầm Quyền Côn Đồ Trung Cộng Lại Dở Trò Hù Dọa ….

 

Posted on 25.06.2012

Luật biển của Việt Nam làm Trung Quốc nổi đóa

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được chú thích là Xisha (Tây Sa) của Trung Quốc. 

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được chú thích là Xisha (Tây Sa) của Trung Quốc.
Tú Anh

Hôm qua, ngay sau khi Quốc hội Việt nam thông qua Luật biển, bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu đại sứ Việt Nam tới nghe phản đối. Theo giới phân tích, pha biểu diễn « cơn thịnh nộ của thiên triều » không dọa được dân chúng Việt Nam, mà còn cho thấy Bắc Kinh e dè pháp lý, một nhược điểm của kẻ chỉ biết dùng sức mạnh.

Theo phân tích của nhật báo Mỹ The New York Times, trong một « pha biểu diễn quyết tâm » đối đầu với mọi tranh chấp tại « Nam Hải », Trung Quốc đã đả kích một cách mạnh mẽ Việt Nam thông qua Luật biển khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay sau khi Luật biển được Quốc hội Việt Nam thông qua, đại sứ Nguyễn Văn Thơ tại Bắc Kinh đã bị bộ ngoại giao Trung Quốc triệu mời nghe phản đối « luật biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Tây Sa và Nam Sa là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc » và « Trung Quốc cực lực chống lại ».

Đây là lần đầu tiên Việt Nam trang bị cho mình một vũ khí pháp lý bảo vệ biển đảo sau khi Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974 lúc đất nước phân đôi và một phần Trường Sa bị rơi vào tay Trung Quốc năm 1988.

Dự luật này đã bị dời đi dời lại nhiều năm liền trước khi bất ngờ được biểu quyết hôm qua 21/06/2012. Trong những ngày qua, giới thạo tin tại Hà Nội còn báo động là Bắc Kinh gây sức ép để ngăn chận.

Thái độ giận dữ của Trung Quốc được biểu lộ hai tuần trước khi diễn ra hội nghị cấp ngoại trưởng của Hiệp Hội Asean tại Phom Penh, mà trong đó có sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Theo New York Times, hồ sơ tranh chấp biển Đông sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự.

Bắc Kinh cũng gấp rút ban hành một số biện pháp hành chánh trong mưu toan đặt quốc tế và các nước láng giềng trước sự đã rồi : tuyên bố nâng cấp địa bàn gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ( mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) và đảo Macclesfield Bank của Philippines ( mà Trung Quốc gọi là Trung Sa ), thành « Địa cấp Tam sa thị », lớn hơn huyện nhưng nhỏ hơn tỉnh.

Cũng trong kế hoạch biến Biển Đông thành ao nhà, Trung Quốc tiếp tục duy trì tàu ngư chính và tàu đánh cá bên ngoài vùng bãi đá ngầm Scarborough của Philippines, sau hơn hai tháng biểu dương sức mạnh.

Theo nhận định của New York Times, hội nghị diễn đàn an ninh khu vực tại Phnom Penh trong hai tuần tới sẽ mở ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong bối cảnh này, chưa rõ Việt Nam và Philippines sẽ được Hoa Kỳ hậu thuẩn cụ thể ra sao. Nhưng Việt Nam đã chủ động đặt Trung Quốc « trước sự đã rồi », khẳng định chủ quyền biển đảo bằng một đạo luật quốc gia.

Cũng chưa biết là quân đội Việt Nam sẽ bảo vệ ngư dân và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến đâu, nhưng ít ra những người có trách nhiệm cầm súng bảo vệ quốc gia hay đàm phán trên bàn hội nghị kể từ nay có trong tay những cơ sở pháp lý.

Trong vấn đề biển Đông, khi nói đến pháp lý, Bắc Kinh hoàn toàn không đưa ra được một chứng cứ nào để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.Có lẽ đây là lý do khiến cho Bắc Kinh « nổi cơn thịnh nộ » và de dọa chống lại luật biển của Việt Nam một cách kịch liệt.

Đối với người dân Việt Nam, nhất là những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước, lời dọa nạt của Bắc Kinh không làm họ lo sợ. Luật biển là ngọn gió làm giới thanh niên sinh viên lên tinh thần . Trên mạng « Nhật Ký Yêu Nước » đã xuất hiện lời kêu gọi biểu tình vào chủ nhật 01/07/2012 tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sàigòn, như cách nay đúng một năm về trước.

 

Vietnam Law On Islands Draws Anger From China

By JANE PERLEZ

Published: June 21, 2012

BEIJING — In a show of its resolve in a dispute over the South China SeaChina sharply criticized Vietnam on Thursday for passing a law that claims sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, saying they are the “indisputable” territory of China.

The Foreign Ministry in Beijing summoned the Vietnamese ambassador, Nguyen Van Tho, to strongly protest the new law, said a spokesman, Hong Lei.

“Vietnam’s Maritime Law, declaring sovereignty and jurisdiction over the Paracel and Spratly Islands, is a serious violation of China’s territorial sovereignty,” a ministry statement said. “China expresses its resolute and vehement opposition.”

The dispute between China and Vietnam over the law, which had been in the works for years, is the latest example of Beijing’s determination to tell its Asian neighbors that the South China Sea is China’s preserve.

The Chinese statement comes two weeks before a meeting of foreign ministers of theAssociation of Southeast Asian Nations, or Asean, in Phnom Penh, Cambodia, which will be attended by Secretary of State Hillary Rodham Clinton. The South China Sea is expected to be high on the agenda.

To reinforce its claims, China also announced that it had raised the level of governance on three island groups in the sea: the Spratlys, the Paracels and the Macclesfield Bank, known in Chinese as the Nansha, Xisha and Zhongsha Islands.

The Chinese State Council issued a statement placing the three groups of islands and their surrounding waters under the city of Sansha as a prefectural-level administration rather than a lower county-level one.

Xinhua, the state-run news agency, quoted a Ministry of Civil Affairs spokesman as saying that the new arrangement would “further strengthen China’s administration and development” of the three island groups.

China and South Vietnam fought over the Paracels and the Spratlys in 1974, and a unified Vietnam fought briefly with China in 1988 over the islands. China controls the Paracels and reefs and shoals within the Spratlys, according to the International Crisis Group, a research organization. The Macclesfield Bank comprises a sunken atoll and reefs. In another South China Sea squabble, President Benigno S. Aquino III of the Philippines said Wednesday that he would order Philippine government vessels back to the Scarborough Shoal if China did not remove its ships from the disputed area, as had been promised.

A two-month standoff between China and the Philippines at the shoal appeared to have been defused last weekend, when a typhoon forced Philippine fishing boats and a navy vessel to leave. China pledged to remove its vessels, too, the Philippines said at the time.

But this week, Philippines officials said half a dozen Chinese government vessels and fishing boats remained at the shoal. The exact position of the Chinese boats — whether they were inside the shoal’s large lagoon, or outside the lagoon in more open waters — was not clear.

The Philippine government spokesman, Raul Hernandez, said a verbal agreement between China and the Philippines applied only to the withdrawal of vessels from the sheltered lagoon, where Chinese fishermen were poaching rare corals, fish and sharks.

“The two sides are still talking about the vessels outside the lagoon,” he told a Philippine radio station.

The Asean ministerial meeting in Phnom Penh will almost certainly come under competing pressures from China and the United States over the tensions in the South China Sea.

Last month, at an Asean session in Phnom Penh in preparation for the ministerial meeting, Cambodia, which holds the chairmanship of the regional bloc and is a close ally of China, refused to allow the issuing of a statement on the need for a peaceful resolution of the disputes.

The United States is expected to urge the association to strengthen an existing code of conduct on the South China Sea, probably over China’s objections.

Bree Feng contributed research.

3 comments on “Cầm Quyền Côn Đồ Trung Cộng Lại Dở Trò Hù Dọa ….

  1. YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN VN PHẢI TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI DÂN VN ĐƯỢC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ LUẬT BIỂN VN VÀ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC CÓ THÁI ĐỘ XẤC LÁO VỚI CHÍNH PHỦ VN

    Đối với người dân Việt Nam, nhất là những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước, lời dọa nạt của Bắc Kinh không làm họ lo sợ.
    Nhưng đối với bọn Việt gian đang nắm quyền lãnh đạo thì rất lo sợ , chúng dùng quyền lực hạn chế tối đa việc thông tin , tuyên truyền về Luật Biển VN . Mấy ngày qua , bọn báo đài nô dịch thì thập thò thậm thụt đưa tin , đưa lên rồi lại rút xuống . Ngay cả cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước như đài truyền hình VN mà còn không dám đưa tin .
    Người dân chỉ biết được vỏn vẹn tin : “ Quốc hội VN đã thông qua Luật Biển VN , Hoàng sa Trường sa được khẳng định là chủ quyền của VN ”- Hết , thế thôi ! Còn nội dung cái Luật Biển đó ra làm sao , thì người dân chịu , chính quyền có muốn cho biết đâu .
    Bị dí quá , cùng đường rồi , phải làm một cái gì đó cho ĐỞ HÈN HƠN MỘT CHÚT vậy thôi !

  2. Luật gia Lê Hiếu Đằng trả lời phỏng vấn RFI ngày 24/6/2012 :
    “ …chúng tôi phản đối thái độ XẤC LÁO TRỊCH THƯỢNG của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết về Luật Biển. Mà có thể nói họ phản ứng rất nhanh. Và họ trịch thượng ở chỗ là họ TRIỆU TẬP đại sứ của mình đến để phản đối. Trong khi đó thì họ bách hại ngư dân mình, họ có những hành động ngăn cản các tàu khai thác dầu khí của mình, thì mình lại KHÔNG triệu tập đại sứ của họ !
    Tôi cho đây là một quan hệ KHÔNG BÌNH ĐẲNG. Tôi chưa thấy lần nào Việt Nam triệu tập đại sứ Trung Quốc đến. Trong khi đó mình vừa ra Luật Biển là họ đã triệu tập đại sứ của mình, và ngay lập tức họ nâng cấp lên thành một đơn vị hành chính cao hơn ở Hoàng Sa và Trường Sa….
    Tình hình hiện nay tôi cho là RẤT NGHIÊM TRỌNG rồi, nhiều người dân rất quan tâm. Dân thì rất lo lắng, nhưng tại sao lãnh đạo lại không thấy việc đó thì tôi hơi ngạc nhiên. Có cái gì khuất tất trong này. Tôi thấy bên cạnh việc ra Luật Biển còn phải có những biện pháp đối phó với Trung Quốc một cách toàn diện, chứ không thể lơ là, để cho họ khuynh loát…
    TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG ĐỂ CHO DÂN BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI ?. Phản đối việc làm đó của Trung Quốc, và phản đối cái thái độ trịch thượng của họ. Tại sao dân Philippines đi biểu tình được mà dân ta thì không được ?
    Chính phủ phải suy nghĩ lại về việc này. Biểu tình vì động cơ chính đáng, động cơ yêu nước thì cứ để cho người dân người ta biểu tình. Nhất là đối với Trung Quốc, phải kết hợp giữa sức mạnh quốc tế với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh nội lực của Việt Nam, thì chúng ta không sợ gì cả.
    Ý kiến cuối cùng của tôi là trước tình hình như vậy – với tư cách đảng viên, tôi đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam, và với tư cách công dân, tôi đề nghị chính phủ Việt Nam – phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết ! Không vì lợi ích của phe nhóm hoặc lợi ích riêng của một ai, mà để cho tình hình xấu đi, để cho những hiện tượng vi phạm an ninh quốc gia như chúng tôi đã nói ở trên ngày càng nghiêm trọng thêm. Nó đe dọa sự tồn vong của đất nước.

    Biển Đông: Lãnh đạo Việt Nam cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia trên hết

Bình luận về bài viết này