Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời

 

Posted by ttxcc2 on 24/06/2012

Mặc Lâm, biên tập viên RFA    – 2012-06-23

Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.

Photo courtesy of Phạm Duy 2010. Nhạc sĩ Phạm Duy chụp tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007.===============>>> 

Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.

Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.

pham-duy-180.jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy. Hình chụp năm 1937. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.==============>>

Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.

Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.

Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.

Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.

Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..

Muốn điều hợp lại xã hội

pham-duy-200.jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy tại Bình Trị Thiên năm 1948. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.=================>>>

Nhạc sĩ Phạm Duy: Từ lúc tôi bắt đầu bước chân vào âm nhạc vào năm 1942 cho đến bây giờ là 2012 rồi, tôi không có một chút gì thay đổi trong đường lối làm việc. Chỉ có thời đại của mình, của nước Việt Nam mình nó thay đổi nhiều quá. Hiểu theo nghĩa là từ thực dân qua tới thời kỳ cách mạng độc lập, xong rồi tới thời kỳ bị các cường quốc cắt đôi nước Việt mình, nó không đánh được với nhau thì nó để cho mình đánh nhau.

Nó chia mình làm hai nước, rồi đến khi mình thống nhất được đất nước rồi nhưng lòng người không thống nhất. Trong tất cả những điều đó thì tôi gần như là một trong những người bị làm nạn nhân của thời cuộc, thành thử ra tôi không thay đổi gì cả. Đường lối của tôi khi bắt đầu làm âm nhạc thì tôi là người muốn điều hợp lại xã hội và điều hợp lại con người đúng như ông Khổng Tử đã chủ trương như vậy. Đến bây giờ ngồi ngẫm lại thì gần một nghìn bài của tôi soạn ra không đi ra khỏi cái ý định thống nhất lòng người và đồng thời điều hợp xã hội.

Mặc Lâm: Vâng. Thưa nhạc sĩ, ông có thể cho biết rõ một chút về cái khái niệm mà ông vừa nói là “điều hợp xã hội” thì có thể hiểu như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đưa ra một câu nói thôi: “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.

Mặc Lâm: Vâng. Đó là nỗi buồn và một cái gì đó rất là…

Nhạc sĩ Phạm Duy: Một nỗi buồn? Sự thực tôi không buồn đâu. Tôi thản nhiên lắm. Bây giờ tôi 92 tuổi đầu rồi tôi còn buồn làm cái gì nữa.

Lòng người chưa thống nhất

pham-duy-250.jpg
Phạm Duy và gia đình thực hiện Minh Họa Truyện Kiều Phần 2. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.====>>>

Mặc Lâm: Nhạc sĩ Phạm Duy gắn liền cuộc đời của mình với những nổi trôi của đất nước như vậy, thì xin được hỏi ông nếu lịch sử thiếu vắng những nổi trôi thì Phạm Duy sẽ ra sao và dòng nhạc của ông sẽ ra sao ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không có những cái đó sẽ không có Phạm Duy nữa.

Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?

Mặc Lâm: Tuy không nói ra nhưng rất nhiều người tại hải ngoại vẫn theo dõi sinh hoạt của nhạc sĩ rất đều đặn. Trong những lần ông ra mắt những CD hay các chương trình nhạc thính phòng từ Sài Gòn ra Hà Nội, Nhạc sĩ có hạnh phúc lắm hay không khi được đứng trên sân khấu tại quê hương? Nhiều người muốn biết cảm giác của ông có thay đổi gì so với trước đây khi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.

Nhạc sĩ Phạm Duy: Thì bây giờ đây anh xem. Tôi ở trong nước, tôi ở ngoài Hà Nội, tôi phải đi vào trong Nam. Rồi tôi lại phải bỏ trong Nam đi ra ngoại quốc. Ra ngoại quốc rồi lại trở về, thành thử tôi không có thay đổi gì cả, mà mỗi lần đi như vậy thì tôi chỉ đi lánh nạn thôi, lánh nạn đấy, thành thử tôi không thay đổi gì cả.

Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?
Nhạc sĩ Phạm Duy

Mặc Lâm: Bảy mươi năm đã trôi qua và hiện nay nhạc sĩ vẫn tiếp tục công trình cuối cùng của mình đó là tác phẩm “Minh họa Kiều”, xin ông cho biết là đứa con út này hiện giờ ra sao rồi, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiện nay thì những phần xong từ trước khi còn ở hải ngoại thì đã được trình bày khắp thế giới rồi, ở Paris, ở bên Đông Đức, Tây Đức, ở khắp nơi rồi… còn những phần về sau này mà tôi mới sáng tác thì chưa thu thanh được. Con tôi – Duy Cường nó bận quá, nó không đủ thì giờ để làm hòa âm, và đồng thời người hát cũng không có ai. Thành thử nếu mà tôi có chết đi thì nó sẽ trở thành một tác phẩm bị bỏ dở thôi.

Mặc Lâm: Tôi còn nhớ có một bản nhạc mà khi xưa đã gây tranh cãi là có nên lấy nó làm quốc ca hay không là bản “Việt Nam! Việt Nam!” của ông. Ông có muốn chia sẻ gì thêm về bài hát này?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài “Việt Nam! Việt Nam!”. Tại sao đầu đề lại hai chữ “Việt Nam! Việt Nam!”? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ “Việt Nam – Việt Nam”. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì“tình yêu đây là khí giới” mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là “lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi”.

Chỉ muốn làm thinh

pham-duy-2-200.jpg
Nữ ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày cưới tại Thanh Hóa năm 1949. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.==========================>>>

Mặc Lâm: Trở về Việt Nam là ước vọng cuối cùng của ông đã được thực hiện, nhạc sĩ có hài lòng với sự trở về này sau bảy năm sống và đi khắp nơi trên lãnh thổ hình chữ S hay không ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi. Lúc mà tôi về đây thì tôi cũng không có ý định gì khác hơn là về hưu. Người ta hỏi tôi về đây ông có ý định làm gì, thì tôi bảo tôi về đây thì thích làm thinh thôi, tôi không muốn nói năng gì cả nữa. Không may là vấn đề tất cả tác phẩm của tôi bán cho nhà xuất bản thì mỗi lần nhà xuất bản họ in hay là họ tổ chức đại nhạc hội thì tôi lại phải ra mắt, hóa ra mình muốn làm thinh mà nhà xuất bản cứ thích tôi lại làm ồn lên thôi.

Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi.
Nhạc sĩ Phạm Duy

Mặc Lâm: Nhưng mà đó là xuất phát từ tình yêu thương một nhạc sĩ, một cây nhạc cổ thụ của Việt Nam, như vậy có gì đáng trách đâu!

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không! Không! Không! Tôi không phê bình ai bảo tại sao tôi làm ồn đâu. Nói như vậy nhưng tôi không trách ai cả. Chỉ có vấn đề là tôi là một người đã 92 tuổi đầu rồi thì tôi nên làm thinh thôi, nhưng mà khổ nhất là tôi vẫn còn phải hoạt động, vẫn phải đi quảng cáo, làm dĩa hát, rồi phải bán, thành thử khổ một nỗi là tôi bị mang tiếng làm ồn quá, sợ làm phiền thôi.

Mặc Lâm: Vâng!

Quý vị vừa theo dõi một vài chia sẻ với nhạc sĩ Phạm Duy. Đáng ra bài phỏng vấn này được giữ lại cho tới khi nhạc sĩ qua đời nhưng chúng tôi quyết định cho nó xuất hiện vì nếu không, chắc ông không còn dịp nghe những phản hồi của người yêu nhạc của ông sau khi nghe những trình bày khá thiết tha của nhạc sĩ trong bài phỏng vấn này…

Một lần nữa xin cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa và xin chúc ông luôn giữ lòng thanh thản trong những ngày tháng sắp tới.

15 comments on “Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời

  1. Về nước mà im lặng sống đến cuối đời thì là bình thường.
    Nhưng rất tiếc vì tiền, và vì danh, mà ông đã tự nguyện làm bung xung cho nhà nước.
    Đó mới là cái muốn nói.

    • Hình như bạn là cỡ 8X hay trẻ hơn nhiều nên chẳng biết gì về Phạm Duy. Bạn đang lạm bàn về một việc mà bạn không biết gì cả. Nếu bạn là thế hệ 6x trở về trước thì càng đáng xấu hổ vì bạn chỉ biết Phạm Duy là một ông già nhạc sĩ chạy trốn CS và bây giờ về VN. Vậy thôi sao?

  2. Trong mot bai hat Pham Duy sang tac o hai ngoai sau 75 co ten ” 1954, con bo xu, 1975 cha bo nuoc” trong do co cau ” BAY QUY DU XUA CON RA DAI DUONG”
    Nay Pham Duy ve song chung voi bay quy du !!!!
    Pham Duy la mot ten vo liem si, Cau mong no chet cho roi, Do cho de

    • Những người có học thì họ sẽ nghĩ chính Lien Hoan là vô liêm sĩ và là chó đẻ. Tôi không biết LH là giống gì: cái hay đực vậy? Lý luận của LH vừa hạ cấp vừa ấu trĩ nên không mất thì giờ phân tích phải trái.

      Anh Châu liệu có nên cho đăng những ý kiến như vậy không?

      • Quan điểm của Liên Hoan là quan điểm của đại đa số NV Hải Ngoại đấy bạn. Nếu đó là quan điểm của một nhóm đại đa số quần chúng thì tôi ko xóa dc bạn ah,
        Thân ái,
        Chau Xuan Nguyen

      • Noi voi Hiensg
        Cau hat ” Bay quy du xua con ra dai duong” trong bai hat cau Pham Duy sang tac sau 75 tai hai ngoai am chi ai
        aby quy du o day ai cung cung hieu la bon cong san Viet nam
        Pham Duy goi bon Cs vn la ” bay quy du ” roi lai ve han hoan vui ve ho kho phan khoi ve song voi ” bay quy du ” Con nguoi nhu the nay co nen goi la vo liem si hay khong??
        Cuoc soi Pham Duy ai neu chiu kho tim hieu thi khong ngac nhien khi ong ta ve vui ve song voi bay quy du Cong san chut nao.. Cuoc doi ong la cuoc doi cua mot ten dam duc, vo luan ( tang tiu voi em dau Khanh NGoc la mot vi du cu the)
        Cau mong Pham Duy chet cvho roi, thang khon nan nay con song gio nao la con lam nhung chuyen ruoi bu toi bai khi nguoi doi non mua,, Thang Hien Sg la con chau Pham Duy nen gan co benh vuc cho ong co noi toi bai cua no do thoi.., Do mat day

  3. 92 tuổi, thành danh đã lâu, thế mà thua tay nhạc sỹ quèn ở miền tây là Việt Khang! Gần xuống lỗ rồi còn cố đánh bóng tên tuổi!

    • Bác Triệu ạ,cháu rất thích nghe nhạc của Phạm Đinh Chương.Dù tác phẩm của ông không nhiều như Phạm Duy nhưng bài nào cũng hay cả.Bài hát Đêm nhớ trăng Sài Gòn..đoạn mở đầu mà cháu nhớ là “đêm về trên chuyến lăn,nhớ tôi xa lộ nhớ nhà Hàng Xanh.Nhớ em kim chỉ khiếu tình”..(Rất tiếc những bài hát mà bác post lên không xem đươc,chỉ thấy tối đen).Mến chào Bác

      Posted by 27.79.62.169 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
      This is added while posting a message to avoid misusing the service

      • Có một scandal Pham Duy và Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương) mà nhiều người Saigon biết, bàn nhiều.
        Lưu ý Phạm Đình Chương là em vợ Phạm Duy. (em Thái Hằng).

        + Mời các bạn nghe bản nhạc mới sáng tác của Phạm Duy, đảm bảo nó chẳng ăn nhập gì với cái nỗi niềm của Phạm Duy như bài viết trên. (đạo đức giả).

        + So với Việt Khang thì Phạm Duy như một đứa con nít đòi ăn, chứ đừng nói gì đến chuyện đất nước, dân tộc.

        Phạm Duy thật là đạo đức giả.

    • Pham Duy con song gio nao la con lam chuyen toi bai , nhuc nha, hen ha khien nguoi doi non mua,, Cau mong no chet cho roi, chet nhu mot con cho chet, khong ai thuong tiec con cho chet nay ca,,

  4. Ngay cả đứa con cũng chẳng quan tâm tới sáng tác hiện tại của ông bố, bỏ mặc.
    Thì chúng ta bàn đến giá trị của những tâm sự của ông ta làm gì.

    • Co ai nho loi cua bai hat ” 1954, con bo xu, 1975 cha bo nuoc ” cua nhac no Pham Duy de xem Pham Duy goi Bon Csvn la bay quy du nhu the nao ??? Xin chep lai toan bai de xem cai vo liem si cua Pham Duy khi ve nuoc song chung voi bay quy du
      Chua ai quen moi day cai hinh Pham Duy toe toet cuoi chup chung voi cai the chung minh cthu ( can cuoc) no moi xin duoc tu chinh quyen cong san! Tien su cai than g vo liem si don mat Pham Duy..

  5. Tên tuổi Phạm Duy trước thập niên 60 hầu như gắn liền với tiếng hát Thái Thanh!Rất tiếc ông đã “dị “nên trở thành bất hạnh như ngày nay….!Chính mình tạo ra và gây nên thì phải nhận lấy “kết quả”nghiệp báo này!
    Dù ông có biện hộ bao nhiêu đi nữa thì “Cát bụi cũng sẽ không tha thứ cho ông”…..!!

  6. Phạm Duy là một nhạc sĩ đã từng đi kháng chiến,sau nhận ra sai lẳm của mình nên ông bõ về,ông chạy trốn cộng sản vào miền Nam và năm 75 ông phải di tản trốn tránh cs lần nũa.Nay vì tuổi già nên ông xin quay về VN để sống những ngày cuối đời và được chết trên quê hương mình.Thôi thì chúng ta hảy có cái nhìn thông cảm và quãng đại với một người già.

    Posted by 27.79.62.169 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
    This is added while posting a message to avoid misusing the service

  7. Thông thường tâm lý của một con người khi về già thì sự suy nghĩ chín chắn hơn, có cái tâm và có cái tầm cao nhân bản, cái cao thượng.
    Ai cũng vậy.
    Ví dụ như : Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch quốc hội VN … (kể nhiều mất công các bạn phải đọc)
    Còn Phạm Duy ?
    Các bản nhạc đi vào lòng người như : Trường ca con đường cái quan, Tình ca, Việt Nam-Việt Nam … được sáng tác vào thời tỉnh táo – Nếu Phạm Duy giữ im lặng trước công chúng cho đến cuối đời thì có lẽ ông sẽ có một chỗ xứng đáng trong lòng các thế hệ mai hậu.
    Nhưng không phải vậy.
    Cho trình làng những bài tục ca ở cuối đời (như bài nêu ở trên), ông ta bắt những người yêu nhạc Phạm Duy phải hiểu rằng : ông ta là một người bình thường, tầm thường mà thôi.
    Nghe ông ta nói những câu đại loại như : “… đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn” … thật là khả ố.
    Tôi chỉ có thể nhận xét Phạm Duy hiện tại như sau : THẰNG GIÀ MẤT NẾT.

Bình luận về bài viết này