KT – 863 – 071612 – Vì sao trái phiếu Quốc Cường Gia Lai và nhiều DN lớn khác ế ẩm?

Đất Việt

Theo:vietnamnet

 ( Lời bình): – Bài dưới đây có phần đúng, nhưng khi một khi cty như QCGL đang bị nguy cơ phá sản thì thoái vốn khi trái phiếu đáo hạn tốt gấp trăm lần đổi số tiền trái phiếu này thành cổ phẩn của QCGL, cty mà có khả năng phá sản trong 12 tháng thì những tờ cổ phiếu này thành những tờ giấy lộn đắt tiền nhất.
Tốt nhất lấy tiền đáo hạn, mua vàng hay usd hay mua cổ phiếu khác đang lên phải khỏe hay không. Đó là chưa kể cp QCGL sẽ ngày càng sụt trong 12 tháng tới đây thì sao ??? Đó là lý do duy nhất.
Sẵn đây tôi cũng nói luôn là có nhóm thầy dùi tài chánh khuyến cáo đổi nợ xấu của NH thành cổ phiếu của cty vay nợ. Cty vay nợ làm ăn trật giuộc nên không thanh toán được nợ nhà băng, bây giờ đổi số nợ này thành cổ phiếu của cty trật giuộc đó thì ai mà ngu mà chịu, mấy thằng thầy dùi hoàn toàn không có kiến thức hay kinh nghiệm thực tiễn.
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
14.07.2012

——————————————————————————————-

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/80629/vi-sao-trai-phieu-quoc-cuong-gia-lai-va-nhieu-dn-lon-khac-e-am-.html

Vì sao trái phiếu Quốc Cường Gia Lai và nhiều DN lớn khác ế ẩm?

Trái phiếu là một kênh huy động vốn không thể bỏ qua của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn, có tên tuổi. Tuy nhiên, thời gian qua,trái phiếu nhiều doanh nghiệp lớn, cả nhà nước và tư nhân lại khá ế ẩm. Nguyên nhân là vì đâu?

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai vừa mới công bố kết quả tổng hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu QCG. Theo đó, trong số 195 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi do Công ty Quốc Cường Gia Lai phát hành, chỉ có 30% được các nhà đầu tư đồng ý chuyển thành cổ phiếu với giá chuyển đổi là 10.524 đồng. Tổng giá trị trái phiếu đã chuyển đổi là 58,5 tỷ dồng, sang cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng với giá 10.524 đồng.

Việc tỷ lệ trái phiếu chuyển đổi thành công chỉ đạt 30% là một con số khá thấp, khiến Quốc Cường Gia Lai khó vẫn hoàn khó trong việc huy động nguồn vốn từ trái phiếu.

Trước đó, cũng đầu tháng 7, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) kết thúc đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong kế hoạch phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2012.

Tuy nhiên, tỷ lệ trái phiếu bán thành công chỉ đạt 500 tỷ đồng trái phiếu, chiếm chưa đầy 17% lượng chào bán. Lãi suất chốt ở mức 14,5% trả cho năm đầu tiên.

Có 4 đơn vị tham gia mua đợt này bao gồm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương (Vietinbank Securities), Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam, trong đó Vietinbank tham gia mua với số lượng lớn nhất, dù con số này chưa được tiết lộ.

Việc tỷ lệ trái phiếu bán thành công của Vinacomin chưa đầy 17% cũng là một con số khá thấp, và đáng chú ý hơn những đơn vị mua trái phiếu của Vinacomin hầu hết là doanh nghiệp nhà nước. Vietinbank sở dĩ mua nhiều nhất bởi đây là đơn vị tư vấn phát hành, đồng thời là đại lý phát hành trái phiếu cho Vinacomin lần này.

Vậy vì sao thời gian qua, trái phiếu nhiều doanh nghiệp lớn, cả nhà nước và tư nhân lại ế ẩm vậy?

Ở những thời điểm khó khăn chung như hiện nay, các DN đều rất cần tiền mặt, nhất là DN bất động sản. Việc phần lớn NĐT giữ trái phiếu của Quốc Cường Gia Lai đòi rút tiền gốc là một điều gây khó cho DN.

Về trường hợp trái phiếu chuyển đổi của Quốc Cường Gia Lai, theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút, thâm chí lãi suất 0%. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỷ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại.

Có một số loại hình trái phiếu chuyển đổi, trong đó loại thông thường là người mua trái phiếu (hay còn gọi là trái chủ) có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc nhận lại tiền vào thời điểm đáo hạn. Tuy nhiên, có loại trái phiếu chuyển đổi đương nhiên (là loại mà trong bản cáo bạch không nhắc gì đến quyền của trái chủ trong việc rút tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn), thì trái chủ phải đồng ý chuyển đổi thành cổ phiếu.

Trường hợp trái phiếu chuyển đổi của Quốc Cường Gia Lai là trường hợp 1, khi đáo hạn trái phiếu, người sở hữu trái phiếu có quyền chọn giữa chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc nhận lại tiền mặt. Năm 2010, Công ty Quốc Cường Gia Lai phát hành trái phiếu chuyển đổi theo phương thức riêng lẻ cho các nhà đầu tư với giá trị 195 tỷ đồng, lãi suất 0% với kỳ hạn 2 năm. Ngày phát hành là 9/12/2010. Số tiền huy động được dùng để bổ sung vốn lưu động, hoàn thành các dự án bất động sản, phát triển thêm mảng trồng cao su… Và giờ đã sắp đến thời điểm đáo hạn nên công ty lấy ý kiến trái chủ về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

Thông thường, thời điểm đáo hạn, nếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm mạnh, công ty làm ăn thua lỗ thì những nhà đầu tư đang giữ trái phiếu không dại gì đồng ý chuyển đổi thành cổ phiếu, bởi thiệt hại rất nhiều. Chỉ khi giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư được hưởng lợi thì họ mới đồng ý chuyển đổi sang cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai liên tục sụt giảm, chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá QCG đã giảm hơn 23%.

Kết thúc năm 2011, công ty thua lỗ gần 40 tỷ đồng và tình trạng lỗ này còn kéo dài sang quý 1/2012 với mức lợi nhuận cả quý là âm 3,84 tỷ đồng. Đó là nguyên nhân khiến phần lớn nhà đầu tư muốn rút tiền mặt vào ngày đáo hạn trái phiếu. Đây là một điều gây khó cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà ở đây là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, bởi ở những thời điểm khó khăn chung như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đều rất cần tiền mặt.

Về việc trái phiếu của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam ế ẩm đến từ nhiều nguyên nhân. Trước khi phát hành, nhiều chuyên gia tài chính đã cho rằng đợt phát hành khó có thể đạt kết quả cao. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân do các nhà đầu tư đang rất lo ngại về sức khỏe tài chính của Vinacomin thời gian gần đây, việc bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc tế, lãi suất trái phiếu không hấp dẫn, bài học từ đợt phát hành trái phiếu của Vinashin, cộng với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế.

Liên tiếp trong quý II/2012, hai hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moodys và Standard &Poor’s đều hạ triển vọng tín nhiệm của Vinacomin từ mức “ổn định” xuống “tiêu cực”. Cả hai hãng này đều đánh giá tiêu cực về tỷ suất lợi nhuận của Vinacomin, cùng với tình trạng phụ thuộc nhiều vào vay nợ trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Moody’s cảnh báo sẽ chính thức hạ xếp hạng tín nhiệm của Vinacomin nếu “xuất hiện bằng chứng về việc Vinacomin gặp khó khăn trong việc huy động vốn cần thiết để duy trì và phát triển các kế hoạch kinh doanh đang có”, còn Standard &Poor’s cũng cảnh báo sẽ hạ tín nhiệm nếu tình hình thanh khoản của tập đoàn xấu đi.

Thực ra đây không phải lần đầu Vinacomin gặp khó trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu. Từ năm 2010, Vinacomin đã chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế, song đợt chào bán gần như thất bại hoàn toàn.

Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu chỉ ở mức 14,5%/năm cũng không phải là con số hấp dẫn với các nhà đầu tư. Mức này chỉ hấp dẫn khi yếu tố rủi ro thấp, còn trong trường hợp nhà đầu tư đang lo ngại nhiều rủi ro từ hoạt động của doanh nghiệp thì mức lãi suất phải cao hơn mới lôi kéo được họ.

Một điều nữa khiến các nhà đầu tư e ngại khi quyết định mua trái phiếu của Vinacomin là bài học từ việc mua trái phiếu của “con cưng” nhà nước là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trước đây. Vinashin là đơn vị tiên phong của hệ thống tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện phong trào huy động trái phiếu doanh nghiệp. Trong thời gian 3 năm (2007 – 2009), Vinashin đã phát hành tổng giá trị trái phiếu lên đến 10.296 tỷ đồng.

Kể từ 2012, Vinashin bắt đầu phải hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu của doanh nghiệp này. Tính riêng trong năm nay, khoản vốn bắt buộc phải trả đã là 1.500 tỷ đồng. Nhưng với tình cảnh hiện thời của Vinashin, việc trả nợ có nguy cơ trở thành vỡ nợ. Làm ăn thua lỗ, nợ chồng lên nợ, tiền lương công nhân còn bị treo thì Vinashin đào đâu ra 1.500 tỷ đồng trả nợ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2012.

Khi đổ tiền ra mua trái phiếu của Vinashin, các nhà đầu tư hy vọng làm ăn phát đạt, vậy mà giờ đến kỳ thu hồi vốn (chỉ cần nợ gốc, chưa tính lãi) chẳng khác gì bài toán vô nghiệm. Đến bao giờ và làm thế nào để Vinashin hoàn trả trái phiếu doanh nghiệp lên đến 10.296 tỷ đồng. Hầu hết các nhà đầu tư (chủ yếu là tổ chức kinh tế nhà nước) mua trái phiếu của Vinashin cùng chung số phận trở thành nạn nhân. Khoản vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp đã biến Vinashin thành con nợ lớn và nợ khó đòi.

Theo Đất Việt

6 comments on “KT – 863 – 071612 – Vì sao trái phiếu Quốc Cường Gia Lai và nhiều DN lớn khác ế ẩm?

  1. Áp lực nợ nần khiến Quốc Cường Gia Lai ‘xui xẻo’ tới mức nào?

    Việc nợ nần của Quốc Cường Gia Lai cũng là một trong những đề tài làm xôn xao dư luận thời gian qua. Nhiều nguồn tin cho biết Quốc Cường Gia Lai đang nợ tới cả nghìn tỷ đồng.
    Như vậy, có thể thấy Quốc Cường Gia Lai đang phải chịu một áp lực khá lớn từ các khoản nợ nần và có những động thái như bán rẻ dự án, chấp nhận chịu thiệt để trả được nợ.

    Mới đây nhất, công ty của mẹ con Cường “đô la” lại đón nhận tin xấu khi 195 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi do Quốc Cường Gia Lai phát hành chỉ có 30% được các nhà đầu tư đồng ý chuyển thành cổ phiếu với giá chuyển đổi 10.524 đồng.

    http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Ap-luc-no-nan-khien-Quoc-Cuong-Gia-Lai-xui-xeo-toi-muc-nao/20127/222262.datviet

Bình luận về bài viết này