CXN_071812_1655_Hai lựa chọn kinh tế cho ĐCS_1 là phá sản NH và dân nỗi loạn_2 là lê lết 7 năm rồi sau 6 tháng dân sẽ nổi loạn

Châu Xuân Nguyễn
Những người theo dõi trang này trong 4 năm nay đều thấy những dự đoán của tôi đều đúng 95 đến 98%.
Nhất là dự đoán tình hình DN đóng cửa, phá sản cứ tiếp tục chứ không có biện pháp nào ngăn chặc nỗi vì lãi suất giảm nhưng NH không cho vay thì cũng vô dụng thôi. NH không có thanh khoản vì nợ xấu cần 70 tỉ usd (1 triệu 500 tỉ) để giải quyết chứ không phải 20 hay 30 ngàn tỉ cho thằng cò mòi cho AMC là Lê xuân Nghĩa tuyên bố vung vít. Nghe theo thằng này, làm chừng 1 tháng là 20 ngàn hết trơn, tiền mất tật mang như DATC bây giờ có khó khăn thanh khoản rồi đó (mua nợ Bianfishco).
Phải phá sản NH yếu kém thì tất cả tiền huy động của người dân mất hết, một cuộc nỗi loạn sẽ không tránh khỏi để vứt ĐCS ra khỏi chính quyền. Cách thứ hai là cứ lây lất mỗi ngày một yếu đi (giảm lãi suất huy động từ 14% còn 9% bốn tháng nay mà BĐS vẫn còn chết tiệt), DN mỗi ngày phá sãn nhiều, thất nghiệp tăng cao và dần dần 90 triệu người dân sẽ thấy suy thoái này kéo dài 7 năm và nỗi loạn vứt DCS khỏi chính quyền. Trước sau gì, không còn cách nào gở được, phải suy sụp như Liên Xô năm 1989 thôi. Trước năm 2013 sẽ diễn đến chuyện này.
Melbourne
18.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————————————

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/80986/nua-cuoi-2012–dn-se-tuyen-bo-pha-san-nhieu-hon-.html

Nửa cuối 2012: DN sẽ tuyên bố phá sản nhiều hơn?

– Đã có những lời nhận định lạc quan về kinh tế 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.

Xem bài khác trên Vef.vn

Chưa nhìn thấy hồi phục
Những “vấn đề” Việt Nam đang gặp phải đều mang tính xâu chuỗi, kéo dài và có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn trong cách thức nhằm giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra. Năm 2012, có thể chỉ là một thời điểm bùng phát là xuất hiện những “vết rạn nứt” của nền kinh tế sau một thời kỳ tích tụ các yếu kém và sai lầm.
Đầu tiên là tình trạng lạm phát vẫn còn nằm ở mức cao từ hệ lụy “vung tiền quá trán” trong chính sách tiền tệ của chính phủ từ năm 2007. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa dự báo về con số lạm phát. Bộ phận Nghiên cứu (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) dự báo năm 2012 Việt Nam lạm phát 13,8%; Ngân hàng Thế giới dự báo 9%; trái lại nhiều chuyên gia trong nước lại cho rằng Việt Nam sẽ “dễ thở” hơn khi lạm phát 2012 sẽ chỉ khoảng 6,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng lạm phát hiện nay dù giảm trước mắt nhưng vẫn còn đáng lo.
Khi chính phủ còn loay hoay giải quyết lạm phát thì “nợ xấu” tràn bờ khiến không ít doanh nghiệp (DN) lẫn ngân hàng điêu đứng. Nợ xấu bùng phát trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát với giá cả đắt đỏ, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS).
Sự dễ giải của các ngân hàng thương mại vô tình đưa nhiều DN vốn có “lòng tham” đầu tư nóng vào thị trường nhà đất rơi vào tình trạng ôm đất, trắng tay. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng “khó thoát” khi tiền cho vay “dưới chuẩn” đi không về lại. Hậu quả đáng nói là khi thị trường tài chính ngân hàng “lao đao” thì hiệu ứng Domino diễn ra với môi trường chứng khoán, tín dụng, xuất nhập khẩu và cả nền sản xuất trong nước.
Kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2012 với một tông màu “nhạt” khi chỉ số VNI và HNI vẫn mãi “rề rà” dưới đáy. Mãi đến tháng 5, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc khi VNI và HNI tăng đạt đỉnh. Nhưng chưa đầy hai tháng sau đó lại giảm đi hơn 50% giá trị tăng tính từ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng không… khá hơn khi nhà đất bị đóng bang, niềm tin người dân giảm hẳn sau pha “bể bong bóng” nhà đất gây ra tình trạng nợ xấu vừa qua.
Thị trường xuất khẩu còn đáng lo hơn khi ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4%. Ngành cá Tra cũng khó khăn không kém khi lời cầu cứu của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam lẫn người nuôi trồng thủy sản liên tục xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế như một điểm nóng. Vấn đề nan giải ở đây chính là đầu ra cho cá Tra ngày một hẹp trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh. Bất kỳ doanh nghiệp cá tra nào cũng lo sợ một ngày “chiếc thùng nhỏ không thể chứa một lượng hàng thừa quá tải”.
Trong khi đó, cứu cánh thường xuyên nhất của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại lại đang cố thắt chặt chính sách tiền tệ từ ảnh hưởng của “nợ xấu”. Với tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%-13% (theo Fitch Ratings), các ngân hàng đang ra sức thu mình về thế phòng thủ trước các làn sóng “phá sản” của các doanh nghiệp cùng ngành. Con đỉa “nợ xấu” rất khó buôn tha nền kinh tế dù “khổ chủ”đang ra sức dùng mọi biện pháp “đông – tây” để tháo gỡ. Chính vì thế, các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành cá tra, dệt may… càng khó khăn khi không thể chống chịu với thực tại thiếu vốn, lãi suất cao.
Và tất nhiên, “nước xa không thể cứu lửa gần”, dẫu chính phủ vẫn “đang bàn” về các gói cứu trợ nhằm giúp doanh nghiệp và người sản xuất chỉnh đốn, tái cấu trúc hệ thống thì sự phá sản vẫn cứ xảy ra ồ ạt.
Phân hóa mạnh yếu
Chung quy cho sự đan xen quan hệ giữa “nợ xấu”, lạm phát, vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán lao dốc hay xuất khẩu suy giảm… là câu “mạnh còn, yếu mất”.
Như vậy, cuộc chơi giữa các chủ thể này là một “vòng đấu loại” dựa trên thực lực các DN. Một khi chính phủ không thể giải quyết hết tình trạng thiếu vốn đại trà, các ngân hàng không nhượng bộ hạ lãi suất thì chỉ có những DN có đủ “sức khỏe” để duy trì, cải tổ sản xuất. Kết quả là các DN yếu kém lần lượt từ bỏ sân chơi chung theo đúng nghĩa “cơ chế thị trường”.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản.
Cơ chế theo kiểu chọn lọc tự nhiên sẽ có thể đưa nền kinh tế về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu để mặc cho “bàn tay vô hình” tự điều chỉnh thì trước khi hồi sức, nền kinh tế sẽ rơi vào thảm họa.
Chính vì thế, chính phủ lại là nhân tố chính được kỳ vọng nhất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại. Kinh nghiệm cho thấy một quốc gia dưới sự điều phối tốt của chính phủ sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế, thậm chí là phát triển hơn giai đoạn trước. Mỹ là một trong những ví dụ điển hình.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 tới nay đã quật ngã nhiều ngân hàng “đại thụ” của Mỹ. Tuy nhiên, bằng những chính sách kịp thời, triệt để thì Mỹ vẫn kịp thời “lách qua khung cửa hẹp” để giữ vững hệ
Với tình hình hiện tại, yêu cầu thứ nhất trong vai trò điều phối của chính phủ chính là nhanh chóng và quyết liệt. Bên cạnh đó, mọi hành động giải pháp phải mang tính toàn diện và đồng bộ vì các khó khăn đặt ra trước mắt đều liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo nên sự đồng bộ chung sẽ là tiền đề giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.
Dẫu rất nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng cần nhìn nền kinh tế theo một xu hướng lạc quan hơn. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là “lấy đà” để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.

Đỗ Thiện

13 comments on “CXN_071812_1655_Hai lựa chọn kinh tế cho ĐCS_1 là phá sản NH và dân nỗi loạn_2 là lê lết 7 năm rồi sau 6 tháng dân sẽ nổi loạn

  1. Mong chờ từng ngày nền kinh tế này sụp đổ để lòng dân phẫn uất mà treo cổ từng thằng trong nhóm mafia banking. Lúc đó nước Việt Nam mới sáng sủa hơn được.

  2. Thàng 08/2012 đại biểu quốc hội mổ xẻ các sai phạm thống đốc Bình , làm rõ nợ xấu , nhóm lợi ích , lợi ích nhóm thâu tóm ngân hàng , doanh nghiệp >>> những ý nghĩ này do 4S và Trọng Lú điều khiển các đại biểu QH sau tháng 8/2012 sẽ bùng nổ trên báo chí nhà nước các vụ phanh phui mới về sai phạm tập đoàn nhà nước những con số thất thoát khủng sẽ tràn lên mặt báo , tháng 09/2012 4S ra lệnh Trần Đại Quang ” Rờ mạnh ” đến các sai phạm của ngành ngân hàng để lôi ra thống đốc Bình và nhóm mafia Banking , tháng 10/2012 3D bị Trung Cộng ám sát , đất nước và ĐCS hỗn loạn , tháng 11/2012 TQ tấn công Trường sa VN đáp trả lộ diện quân GP Trung quốc núp bóng dư án Boxit Tây NGuyên tấn công phía sau lưng cảng Cam Ranh nhưng bị đại bại tháng 12/2012 quân đội VN phối hợp cùng 90 triệu dân VN hạ bệ ĐCS Vn bước vào kỷ nguyên Đa Đảng đa nguyên mới …. the end.

    • Chuyện này mà xẩy ra thật, nếu tôi có quyền, tôi phong bạn chức Trưởng Vụ Thầy Bói thuộc Bộ Nhà Lồng Chợ…he he!!!
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

      • Chao ban Hailua, anh Chau noi se moi anh lam bo truong Bo Nha Long… Phai cong nhan khi doc comment cua anh di lien mot mach den thang 12/2012… the end., lam em cu phai mung nuc no. Thanks

        Da vay anh Chau con boi them “Bo Nha Long…”, lam em phai luon cuoi ra nuoc mat… Thanks

        Rieng em nghi, anh nen doi ten Hailua thanh Gia Cat Luong VN thi hay hon, vi nhung tien doan cua anh tat ca deu logic khong co diem nao vap ca. Bravo!!!

      • Nhà lồng là chợ nhà Lồng đó, thầy bói ngồi trước cửa chợ nhà lồng đó…
        Nói chơi chứ chuyện anh Hailua kể cũng có logic đấy chứ
        Thấn ái

  3. ”Dẫu rất nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng cần nhìn nền kinh tế theo một xu hướng lạc quan hơn. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là “lấy đà” để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.”
    Điều này không thể xảy ra với Việt Nam, bởi vì chế độ hiện tại ở VN đã bị hỏng 2 yếu tố quan trọng nhất, đó là công tác cán bộ, và thứ hai là hỏng cơ chế chính sách điều hành. Đúng là nền kinh tế nào cũng có lúc đi xuống, nhưng VN không thể cất cánh lên nổi với 2 sự hư hỏng nói trên, với sự chán ghét, mất lòng tin vào thể chế cộng sản của người dân, với bầu không khí nghi kỵ hằn thù giữa chính quyền và người dân, và sự hư hỏng của nền giáo dục…. Đúng vậy không anh Châu?

    • Đúng đó bạn, nhưng đó chỉ là 2 trg hàng trăm lý do mà tôi nghĩ ra khi so sánh với kinh tế Úc, Vì vậy nếu được, tôi sẽ chuyển đổi tất cả, từ suy nghĩ, làm việc, giải trí v.v…để có một xã hội lành mạnh và hạnh phúc,
      Thân ái,
      Châu Xuân Nguyễn

  4. Khiếp thế …… nói vậy mà cũng có người tin mà lại là phụ nữ nữa …… vui quá chắc quên cả lối về quá anh Châu ơi !….

    Thật tình tôi thất nghệp 2 tháng nay đi xin việc hoài kg được chán quá đi lòng vòng qua 2 cảng chính của saigon là cảng các lái và Tân Cảng (cảng saigon ngày xưa ) thì gặp bạn làm tài xế xe cẩu container nhậu lai rai hỏi ra mới biết việc bốc dỡ ở cảng năm nay ít lắm khoảng bằng 1/3 năm trước . bố nó là sĩ quan của tàu không số chết hụt không biết bao nhiêu lần và cả 2 cha con chửi BCT tan nát và có thái độ cực kỳ chán ghét cái Đảng mà ông cho là ” thối không tả được ” ….. hỏi dò 2 bố con nó khi ruou đã ngấm thì mình mới biết và qua đó suy luận đoán mò như trên …. giá như nó đúng và anh Châu có quyền lực thì mình hết thất nghiệp có nghề mới và sẽ bói cho chị “giaohaoganxa” xem chừng nào chị hêt BỊ ÉP…..Thanks

  5. Nợ xấu cực kỳ nguy hiểm đang dồn nén nền kinh tế rơi vào thảm họa. Tiên đoán của anh CXN có từ lâu nay bội phần chính xác. Chánh phủ này đang bí lối giải quyết không chóng thì chầy cũng sẽ ra các quyết định hạ sách, chữa cháy rồi nền kinh tế cũng lụn bại, đỗ vỡ. Động loạn xã hội sẽ xãy ra rất dễ dàng khi người dân mất mát tiền của, làm ăn thất bát, thất nghiệp tràn đầy, tệ nạn trộm cướp lộng hành,dân nghèo hơn thiếu thốn hơn; dân oan, đạo giáo, người yêu nước bị đè nén bao lâu nay được thể đứng dậy, lòng người chán ghét, căm phẩn. . ..dẫn đến xuống đường rãi rác đến tập trung; khi có liên kết thì sẽ có một ngày định đoạt số phận CSVN và cũng là tương lai mới của 90 triệu người dân vn.

Bình luận về bài viết này