CXN*_012412_1378_Hãy bán tất cả DNNN (kể cả NH quốc doanh), cổ phần hóa tất cả

(đăng lại, lần đầu 24.01.2012)

Châu Xuân Nguyễn
Lần đầu tiên tôi đồng ý với những gì CTCK nói. Vâng, nếu muốn một nền kinh tế VN phát triển tối đa tiềm năng (to realize the maximum potential of the economy) của nó thì hãy tư hữu hóa tất cả sản xuất (một CP Hậu CS sẽ chắc chắn không giữ một cty nào ngay cả đóng tàu ngầm (như Úc), điện, nước, xăng v.v…).

Sau đây là những lý do thêm vào cho quyết định này:

1. Chính Phủ thu lợi nhiều hon ngay cả cty sản xuất từ cty tư nhân.
Tôi còn nhớ hồi 1980’s lúc Úc đang tư hữu hóa tất cả, BT Tài Chính lúc đó phán một câu rất “để đời” là, chỉ cần một chử ký của một Bộ Trưởng, CP thu lợi 65% trên tổng số lợi nhuận của hãng lắp ráp xe Mitsubishi, Cty ấy chỉ hưởng 35% của tổng lợi nhuận rồi sau đó cty lại phải đóng thuế thu nhập 33% trên 35% lợi nhuận này, nhưng khi lỗ lã thì CP chỉ thất thu thuế chứ không móc hầu bao của dân tộc ra trả lỗ như 4 tỉ usd của Vinashin và 120 tỉ usd của 19 tập đoàn và DNNN như hiện nay.

2. Cty chỉ có giá trị cao hay thấp tùy theo lợi nhuận của cty đó cao hay thấp
Đây là điều hiển nhiên, như một cty niêm yết có cổ tức cao thì giá cổ phiếu của cty đó cao, tổng giá trị của cty đó cao. Muốn có lợi nhuận cao để cổ tức cao thì CEO phải thật tài ba, phải nắm kinh tế vĩ mô, thị trường, nhu cầu, chính sách lãi suất, suy thoái, vàng, usd, máy móc, liên hệ lao động, lương lao động, cạnh tranh, chiến lược và điều tôi thấy rất rõ là trình độ cán bộ chuyển qua làm TGĐ của tập đoàn, TCTY là rất yếu kém về kinh tế thị trường (VN chỉ mới có TTCK 4 năm, mở cửa hơn 20 năm thì không thể có kinh nghiệm sâu sắc được, kinh tế phải qua trải nghiệm và chứng kiến những gì xảy ra khi sắp suy thoái, dẫn tới suy thoái, đang suy thoái, thoát ra suy thoái đều ảnh hưởng rất sâu đậm tới lợi nhuận của cty). CEO Mỹ được trả hằng triệu tới vài chục triệu usd hàng năm vì những tài năng và kinh nghiệm này để lèo lái sản xuất (ví dụ nếu CEO BDS của TTCK giỏi thì sẽ nhìn thấy khủng hoảng BDS (đang xẩy ra hôm nay) từ hồi giữa năm 2010 khi usd tăng cao, cạn dự trữ usd (CEO giỏi sẽ suy luận lạm phát sẽ lên 18, 20%, CP sẽ bắt buộc phải siết tín dụng, bank sẽ lãi suất cao và không còn nguồn tiền dồi dào, tất cả những BDS sẽ không bán chạy, vốn kẹt v.v..thì sẽ không triển khai thêm hàng chục ngàn căn hộ để khỏi dính búa). Tương tự CEO giỏi của xi măng, gạch, cửa sổ, sắt thép v.v…cũng thấy và không mua máy móc, trang thiết bị tốn hàng triệu usd ngay từ 2010, tức là sẽ tiết kiệm dc tiền trả NH cho máy móc mà chỉ sản xuất 30% công suất. Qua cuộc suy thoái này từ tháng 9.2011 như tôi nói và thấy (từ lâu nhưng tôi không công bố sớm vì sẽ có lợi cho CS, có thể nói tôi là CEO giỏi trong “cty chống cộng” vì dự báo kinh tế chính xác) thì chúng ta đều đồng ý là không một thằng CEO nào của Tập đoàn và TCTY thấy được khi nó xảy ra vài tháng (tháng 11.2011) chứ đừng nói dự báo trước.

3. Như BDS, giá cao khi thu nhập từ cho mướn BDS cao

Cách tính giá trị của BDS ở Úc là bằng 12 đến 15 năm thu nhập từ cho mướn. Nếu một building cho mướn 1 năm là 1 triệu usd thì bld đó sẽ có giá từ 12 triệu đến 15 triệu usd. Khi 1 bld giá 100 triệu usd khi kinh tế tốt sẽ sụt còn phân nữa, 50 triệu khi kinh tế suy thoái vì tiền cho mướn sụt. Tương tự như tập đoàn, khi lợi nhuận cao, kinh tế tốt thì giá gấp 10, 20 lần như bây giờ khi không lợi nhuận, môi trường kinh doanh suy thoái và khủng hoảng. Thời buổi này, không ai mua cổ phiếu, cty nên nó rẻ, càng ít người mua thì càng rẻ. Nhưng người mua rẻ bây giờ phải đổ thêm tiền bù lổ (và giử vận hành) cho 7 năm suy thoái, tiền này phải cộng vào để trở thành giá trị sau suy thoái.
Nếu CP giử những tập đoàn này 7 năm nữa thì chúng sẽ tàn phá khủng khiếp trong 7 năm suy thoái tới với những món nợ thêm là 30 tỉ usd mỗi năm, tồng cộng là 210 tỉ usd lỗ thêm nữa

CXN_012212_1373_Ba Dũng vẫy cờ trắng với DNNN rồi

4. Ba Dũng vừa mới năn nĩ TNS John Mc Cain xin Mỹ công nhận VN là kinh tế thị trường

Đối vói Mỹ và Úc, nguyên tắc là nguyên tắc chứ ko năn nỉ, ỉ ôi. Anh biết muốn công nhận là kinh tế TT thì phải không còn Quốc doanh, vậy thì bán hết DNNN thì sẽ được công nhận ngay, không cần xin xỏ.

5. Ba Dũng sai lầm từ 2006 là thâu tóm DNNN

Vì ngỡ là ngon ăn chứ 2 D có biết đâu vận hành cty ở kinh tế thị trường khó gấp ngàn lần hơn thời bao cấp. Hậu quả là vì không có người giỏi nên mang nợ 215 tỉ usd cho dân VN. Bây giờ nếu không tháo gỡ thì 2 năm nữa sẽ đi đong (như lời tôi cảnh báo 2 năm về trước.

6. Tất cả công dân Vn đều phải có bổn phận áp lực 3 Dũng bán hết TD và DNNN vì đó sẽ là nguồn mà mình mang thêm nợ cho vợ con, cháu chít, chắc, chút chít sau này

Melbourne
24.01.2012
Châu Xuân Nguyễn

———————————————————————
Ông Nguyễn Duy Hưng: Chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ Thứ bảy, 21/01/2012 14:25

Bước sang năm mới, lãnh đạo các công ty chứng khoán dự báo còn nhiều thách thức, thị trường chứng khoán sẽ vẫn chịu những diễn biến khó lường.Báo cáo từ Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh, lúc suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước.

Vì vậy, hoạt động công ty chứng khoán cũng rơi vào các trạng thái lãi, lỗ không ổn định. Thêm vào đó các tài sản đầu tư kém thanh khoản đã khiến khả năng tài chính (vốn khả dụng) của công ty chứng khoán gặp khó khăn.

“Chèo lái con thuyền” vững vàng trong bối cảnh hiện tại quả là điều không dễ dàng đối với những người đứng đầu tại các công ty chứng khoán.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, đầu năm 2011, SSI đã lường trước những thách thức sẽ gặp phải, theo đó chính sách điều hành đã nghiêng về rút gọn chứ không mở rộng, do dự báo tốt nhờ đó con thuyền có thể vững vàng đi qua sóng gió.

Ông Nguyễn Duy Hưng: Chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ

Báo cáo từ Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh, lúc suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước.

Vì vậy, hoạt động công ty chứng khoán cũng rơi vào các trạng thái lãi, lỗ không ổn định. Thêm vào đó các tài sản đầu tư kém thanh khoản đã khiến khả năng tài chính (vốn khả dụng) của công ty chứng khoán gặp khó khăn.

Dự cảm thị trường chứng khoán năm 2012, ông Hưng cho rằng sẽ còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2011. Đối với các công ty chứng khoán, tất cả các lĩnh vực dịch vụ đều bị tác động tiêu cực.

Mặc dù dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2011, song SSI cũng không thể là ngoại lệ. Ông Hưng phân tích, nguồn tiền đầu tư từ phía các ngân hàng trong năm Nhâm Thìn tiếp tục bị thắt chặt, huy động từ quản lý quỹ không dễ dàng. Tuy SSI đứng đầu về thị phần môi giới nhưng đó chỉ là tỷ số phần trăm, chứ trên thực tế thanh khoản toàn thị trường năm qua sụt rất giảm mạnh.


Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc SSI
“Tuy nhiên thị trường lại mở ra cơ hội về dịch vụ tư vấn M&A cho khách hàng. Đây là hoạt động cuối cùng có tiềm năng, chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ. Tuy nhiên cũng phải ‘so bó đũa chọn cột cờ’, bởi không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều rẻ và có triển vọng. Đối với các nhà đầu tư nhỏ thì có điều kiện mua rẻ được cổ phiếu tốt, những vẫn phải khẳng định dù là cổ phiếu tốt, thì cũng không thể mong sau đó giá cổ phiếu sẽ đi lên ngay được,” ông Hưng nói.

Đối với ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FCL, quan điểm là phải nhìn nhận những khó khăn của thị trường theo hướng tích cực hơn. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên đây là thời điểm các công ty chứng khoán phải vững vàng sát cánh với doanh nghiệp, với nhà đầu tư.

Khẳng định thị trường chứng khoán không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường, do đó ông Thắng nhấn mạnh: “Về lòng tin, theo tôi không có gì phải hoảng sợ. Rõ ràng là rất cần phải thận trọng, tuy nhiên không nên chỉ là ngồi chờ, cần phải có những giải pháp đột phá, bắt buộc phải thay đổi để trụ vững và phát triển. Yếu tố quan trọng ở đây là tạo ra sự khác biệt đó là con người, còn về công nghệ thì hầu hết các công ty chứng khoán gần tương tự như nhau.”

Một giám đốc chi nhánh ngân hàng chuyển qua điều hành một Công ty chứng khoán và đã đưa doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội cho biết, thực trạng kinh tế vĩ mô quá xấu, do Công ty may mắn không có tự doanh nên ảnh hưởng từ thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên khó khăn là không thể tránh khỏi.

Để tồn tại trong thị trường này, ban điều hành công ty hướng tầm nhìn tới những mục tiêu lâu dài, lường trước khó khăn ít cũng phải tới ba năm nữa. Bao giờ cũng phải tính đến phương án xấu nhất, kịch bản xấu nhất, do đó chiến lược hiện tại của công ty là làm cách nào để tồn tại, xây dựng lực lượng, lên kế hoạch đón thời cơ sau khi khủng hoảng kết thúc.

Đồng thời vị giám đốc này khẳng định, ông không cho rằng khủng hoảng là cơ hội để mua được tài sản giá rẻ. Điều này chỉ đúng một nửa và nó nghiêng về lý thuyết, bởi quan trọng là thời điểm mua vào lúc nào thì không phải ai cũng biết và không dễ gì nắm được. Đã sống trong khủng hoảng thì hầu hết là tổn thương, do đó không dễ dàng gì mà đi ngược lại xu thế. Chỉ khi thị trường phát triển, cơ hội lúc đó mới là sự thực và nó có thể chia đều cho mọi người.

“Thị trường chứng khoán đang rất u ám, do đó nên tự để nó tự đào thải. Khi thị trường tiền tệ co thắt, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách quay lại thị trường vốn và khi đó chứng khoán sẽ tự hồi phục, còn các chính sách chỉ giải quyết những biện pháp tình thế, mà không đi sâu vào giải quyết thực chất vấn đề,” vị giám đốc trên nói.

Khá đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Hưng bản thân thị trường chứng khoán chỉ là hàn thử biểu của nền kinh tế. Trong khi đó nền kinh tế lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Lạm phát vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp còn khó khăn thì thị trường chứng khoán làm sao lội ngược dòng nước được.

“Theo tôi, chuyện doanh nghiệp này, hay doanh nghiệp kia phá sản phải cho đó là sự bình thường, không thể giải cứu bằng chính sách và giải pháp tình thế. Khi chúng ta tuân theo quy luật kinh tế thị trường, chấp nhận đau đớn thì khi đó nền kinh tế sẽ trở về quỹ đạo vốn có,” theo ông Hưng.
Nguồn Vietnamplus

Bình luận về bài viết này