CXN*_110311_1290_Tình trạng hệ thống ngân hàng này không thể để lâu hơn nữa

Đăng lần đầu: 03/11/2011Để lại phản hồiGo to comments

Châu Xuân Nguyễn

Tình trạng hệ thống ngân hàng này không thể để lâu hơn nữa. 90 triệu người dân hoang mang không dám gửi tiền trong bất cứ ngân hàng nào, tất cả ngân hàng đều bị người dân rút vốn về và mua vàng, usd theo lời khuyên bảo của những người như tôi vì những lời khuyên bảo của tôi chỉ để bảo vệ tài sản của 90 triệu dân tộc VN mà thôi.

Những nhà banks lớn nhỏ nghi kỵ lẫn nhau về xé rào, NH có thanh khoản tốt “chơi xỏ” ngân hàng còn lại bằng cách tăng lãi suất liên ngân hàng.

Ngân hàng nhỏ thì kêu ca vì mang tiếng “nhỏ” thì bị kỳ thị nhưng có thể thanh khoản và lợi nhuận họ tốt.

Theo tôi, nhiều, rất nhiều ngân hàng nhất là ngân hàng “tiền chùa của dân” như Vietcom bank là những ổ tham nhũng lớn nhất, hằng tháng nhân viên Vietcom bank chia tiền “lại quả” của khách hàng công khai tại một chi nhánh đường Hàm Nghi Saigon.

Những nhà banks còn soát lại sau đợt này phải siết chặt quản lý cho vay và phải hiểu rằng tất cả những hành động lại quả, tham nhũng cuối cùng nhà băng là thiệt hại nhất vì khi khách hàng không trả nợ hạn kỳ, họ sẽ nói nhân viên kinh doanh ứng lại tiền lại quả trả cho họ vài kỳ vì họ kẹt (đó là lý do nhiều NV ngân hàng phòng kinh doanh nghĩ việc hay trốn nợ làm liều).

Tất cả những nhà banks nhà nước thì nhất định phải cổ phần hóa 100% vì nhân viên NH chia nhau xẻ thịt dân tộc qua biện pháp đòi lại quả cao và chia chác cho những Managers, điều này dân tộc VN không chấp nhận được.

Thống Đốc Nguyễn Văn Bình và bộ sậu cũng đang hoang mang như gà mắc tóc không nắm được ngân hàng nào nợ xấu bao nhiêu nên mới có cảnh nâng cao lãi suất tái cấp vốn để biết NH nào yếu thanh khoản, đây là một điều rất tệ về quản lý hệ thống ngân hàng trong nước. Họ không nắm bắt được tình hình các ngân hàng mà bổn phận họ bắt buộc phải nắm bắt tường tận.

Trong trường hợp này, Chính Phủ hậu CS hay nhà cầm quyền Úc sẽ làm những điều sau để trấn an tình trạng hoang mang dư luận (Khà năng điều hành, quản lý tình huống của NHNN rất tồi, điều này đã được chứng minh nhiều lần qua lãi suất thực âm, usd tỷ giá v.v..) và tôi kêu gọi TĐ NHNNVN làm những động tác tương tự:

1. Công khai công bố NH nào sẽ phải bị phá sản, sát nhập hay cổ phần hóa để những ngân hàng mạnh không bị vạ lây, nghi kỵ bởi người tiêu dùng. Điều này phải dứt khoát, phải dùng quyền của NHNN, NHNN cấp giấy phép thì có quyền rút giấy phép.

2. Công khai tuyên bố bảo hiểm món tiền nào (usd, vnd, vàng) được bảo hiểm và bảo hiểm bao nhiêu

3. Công khai nợ xấu thật thà, không bưng bít và che đậy, chỉ có biết mới giải quyết được vấn đề

4. Công khai biện pháp xử lý những nợ của Tập Đoàn, TCTY, DNNN sẽ phá sản hay cổ phần hóa

Nếu NVB không nhanh chóng thực hiện 4 điều trên, sự sụp đổ là tất nhiên. Không những thế, những bài kinh tế của tôi được rất rất nhiều người đọc trong nước, có báo giới, có kinh tế gia, có những người trách nhiệm trong Đảng và nhà nước, họ sẽ tiếp tục áp lực Nguyễn văn Bình hành động như một nhà quản lý thực thụ, có tài vì nếu không, thị trường Ngân hàng sụp thì họ sẽ quy trách nhiệm cho Nguyễn văn Bình vì thiếu kinh nghiệm, không quản lý nỗi tình huống nên mới sụp đổ hệ thống ngân hàng rồi sụp đổ cả Đảng Cộng sản (tội này là thêm một tội nữa là làm sai lãi suất thực âm khiến hệ thống ngân hàng mất thanh khoản). Thời đại thông tin mạng, nhà nước không còn kiểm soát được thông tin nữa(mà lại mất niềm tin trầm trọng trong dân gian) nên nhà nước phải công khai và minh bạch(đó là đường lối của CP Úc và CP hậu CS)

Mời đọc thêm bài này:

Melbourne
03.11.11
Châu Xuân Nguyễn

—————————–

Ngân hàng cứ nhỏ là yếu?

NGUYỄN HOÀI
03/11/2011 07:45 (GMT+7)

Để tránh vạ lây cho những ngân hàng nhỏ nhưng hoạt động an toàn, Ngân hàng Nhà nước nên công bố chất lượng hoạt động các ngân hàng để người dân có thêm cơ sở lựa chọn.

Khi mặt bằng lãi suất tiền gửi cùng mức 14%/năm, xuất hiện tình trạng người dân rút tiền ở một số ngân hàng nhỏ gửi ngân hàng lớn với quan niệm: cùng một giá thì vào “khách sạn 5 sao” sẽ yên tâm hơn.

Ngân hàng nhỏ bức xúc

Một số thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thiết lập lại trần lãi suất 14%/năm, tốc độ tăng tiền gửi ở không ít ngân hàng, đặc biệt là  ngân hàng nhỏ bị giảm. Cùng đó, một lượng tiền, chủ yếu tiền gửi ở nhóm dân cư được rút ra khỏi ngân hàng khá bất thường.

Mặc dù không ở trong cảnh ngộ trên, nhưng một số ngân hàng nhỏ bắt đầu lên tiếng về thực tế mù mờ này.

Theo Tổng giám đốc KienlongBank Trương Hoàng Lương, gần đây, gắn với chủ trương tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng, nhiều thông tin rùm beng rằng, ngân hàng nhỏ là yếu hoặc sắp mất thanh khoản nên cần sáp nhập và tái cơ cấu. Điều này khiến người gửi tiền không muốn rút cũng phải rút.

Ông Lương nói: “Tái cơ cấu là làm cho thị trường lành mạnh. Ngân hàng nhỏ nếu hoạt động tốt thì phải tạo điều kiện để họ phát triển; còn những ngân hàng nào không đứng vững được, làm bậy bạ thì mới phải bắt buộc sáp nhập hay mua lại, chứ sao cứ vơ đũa cả nắm rằng cứ nhỏ là yếu?”.

Tổng giám đốc KienlongBank dẫn chứng, ở những đợt sốt thanh khoản trước đây, trong khi một số ngân hàng lớn cũng dính “trọng bệnh” này thì KienlongBank vẫn duy trì tốt cân đối nguồn, tài sản “Có” vẫn giữ được sự lành mạnh cần thiết, thậm chí còn cho vay liên ngân hàng. Tính đến nay, tổng huy động vốn đạt 11.119 tỷ đồng trong khi dư nợ chỉ 7.526 tỷ đồng tỷ đồng.

Ngân hàng này cũng dành 60% tỷ trọng tín dụng cho “tam nông” trong khi cho vay chứng khoán chỉ vài chục tỷ đồng, cho vay bất động sản hơn 200 tỷ đồng. Nợ xấu ở mức 1,66%/tổng dư nợ, thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trong 17 năm hoạt động, KienlongBank chưa bao giờ vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

Có cùng suy nghĩ với ông Lương, ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn tái cấp vốn ở mức thấp, lãi suất tái cấp vốn nâng từ 14%/năm lên 15%/năm. Chỉ khi nào thị trường quá căng, nhà điều hành mới “nhả” một ít. “Đợt thanh khoản căng thẳng vừa qua không loại trừ một số đại gia gửi tiền cá nhân đã rút về mua vàng và USD do đồn đại thiếu chính xác về thanh khoản kém ở một số ngân hàng”.

Theo ông Hưởng, thị trường càng khó khăn, càng dễ kinh doanh nếu thanh khoản vững chắc. “Chúng tôi tuy là ngân hàng nhỏ nhưng cân đối nguồn rất tốt. Đợt này, giao dịch liên ngân hàng không bị ràng buộc đủ thứ như trước nên cho vay tốt hơn. Tiếng là hỗ trợ bạn hàng nhưng lại kiếm ăn tốt”, ông Hưởng khoe.

Quy mô quyết định chất lượng?

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó  tổng giám đốc TienPhongBank, khi thị trường cùng một mặt  bằng giá, người dân sẽ chọn ngân hàng an toàn để gửi tiền. Điều đó không có gì lạ do xuất phát từ quan niệm: quy mô lớn tạo cảm giác an toàn hơn.

“Nhưng quy mô lớn không có nghĩa là chất lượng dịch vụ tốt, giá cả dịch vụ tốt và đặc biệt không có nghĩa là quản trị rủi ro tốt. Thậm chí, nếu quy mô lớn nhưng vượt quá khả năng quản trị của các nhà quản lý ngân hàng thì còn tệ hơn là quy mô nhỏ nhưng thận trọng”, ông Anh phân tích.

Theo ông, ngân hàng nhỏ thường linh hoạt và năng động hơn, dễ dàng thích ứng với tình hình thị trường. Cơ cấu tài sản của ngân hàng nhỏ cũng rõ ràng mạch lạc hơn, dễ dàng quản trị rủi ro hơn. Hơn nữa, ngân hàng nhỏ đang đứng trước áp lực cạnh tranh lớn nên phải tạo dựng và gìn giữ uy tín và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu trong mọi trường hợp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ công bố xếp hạng mức độ tín nhiệm hay chất lượng thanh khoản các tổ chức tín dụng, nếu đặt mình vào vị thế người gửi tiền, thật khó có thể làm khác quan niệm “to là an toàn”.

Vậy thì, người dân nên dựa vào những tiêu chí nào để vừa an toàn, vừa sinh lời?

Ông Anh cho rằng, khả năng đảm bảo thanh khoản của ngân hàng luôn được Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng nhiều quy định và biện pháp, thông tin này hiếm khi được công bố. Vì thế, sẽ rất khó để thấy sự khác biệt, nếu nhìn vào thanh khoản. Bên cạnh đó, tiền gửi toàn thị trường đang chung một giá vốn nên lãi suất không đặt ra nữa.

Vì thế, các yếu tố khác như: sự tiện lợi, sản phẩm năng động, khả năng tạo lập và giữ khách hàng trung thành sẽ được người dân quan tâm.

Cũng theo lãnh đạo một số ngân hàng khác, muốn tồn tại, các ngân hàng phải xác định rõ phân khúc thị trường và không nên hoạt động chồng lấn lên phân khúc của nhau. Đơn cử, nếu huy động vốn ở Kiên Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì KienlongBank mặc dù quy mô không lớn so với Agribank nhưng lại là đối thủ đáng gờm của bất kỳ ngân hàng nào.

Hoặc, trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, gắn với nền tảng công nghệ thì TienPhongBank lại có những ưu thế với những dòng sản phẩm: tiết kiệm điện tử thông qua cú “kích chuột” như dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, nộp thuế trực tuyến, mobile banking…

Như vậy, khi chọn ngân hàng gửi tiền, ngoài việc dựa vào tiêu chí quy mô, thương hiệu, có lẽ người dân cũng cần tìm hiểu thêm về khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm, xu hướng phát triển bền vững.

Thứ hai, để tránh vạ lây cho những ngân hàng nhỏ nhưng hoạt động an toàn, Ngân hàng Nhà nước nên công bố chất lượng hoạt động các ngân hàng để người dân có thêm cơ sở lựa chọn.

Hiện có khoảng 50 ngân hàng thương mại trong nước nhưng số ngân hàng nội lên sàn niêm yết chứng khoán chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có lộ trình để thúc đẩy các ngân hàng thương mại lên sàn chứng khoán càng sớm càng tốt. Nhờ đó, thông tin về chất lượng hoạt động sẽ được minh bạch, người gửi tiền có cơ sở lựa chọn ngân hàng tốt, đồng thời tránh được tình trạng “xập xí, xập ngầu” khi đánh giá về chất lượng ngân hàng như hiện nay.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. cutin
    03/11/2011 lúc 10:38 | #1

    cảnh nâng cao lãi suất tái cấp vốn để biết NH nào yếu thanh khoản,
    hết trích
    anh Châu giải thích cho em hiểu cái này được không? Thanks.

    • 03/11/2011 lúc 10:47 | #2

      Lãi suất ngoài thị trường là 14%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 14 lên 15% và có điều kiện tín chấp giấy tờ có giá (trái phiếu, stock, bonds, v.v..).
      Khi NH nào kệt thanh khoản mới tìm tới đường tái cấp vốn này và cần bao nhiêu ngàn tỉ, từ đó NHNN mới biết thật sự nh đó kẹt thanh khoản bao nhiêu.
      Hy vọng trả lời dc cho bạn, nếu ko cứ việc hỏi tiếp,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

      • cutin
        03/11/2011 lúc 11:47 | #3

        vi dụ, NH A kẹt thanh khoản 1000 tỉ sẽ mượn của NHNN 1000 tỉ với lãi suất là 15% phải không anh?

      • 03/11/2011 lúc 12:58 | #4

        Đúng vậy,
        Thân ái,
        Chau Xuan Nguyen

    • Dân Thanh Hóa
      03/11/2011 lúc 15:13 | #5

      Anh Châu ơi lãi xuất liên ngân hàng (LX qua đêm) vọt lên gần 30%! có phải NHNN đang muốn bóp chết những ngân hàng con không?

      • 03/11/2011 lúc 15:33 | #6

        Ngân hàng thanh khoản mạnh muốn bóp chết ngân hàng thanh khoản yếu.
        Liên ngân hàng này ko dính tới NHNN,
        Thân ái,
        Chau Xuan Nguyen

  2. dais
    03/11/2011 lúc 10:51 | #7

    Bây giờ lòng tin của người dân đối với các ngân hàng nhà nước là thua rồi anh Châu ơi ! chắng có ma nào dám đem tiền gửi vào đâu nếu bọn chúng tái cơ cấu …. vì bộ mặt thật của các ngân hàng đã phơi bày trắng bệt ..người dân nhìn thấy mà ớn kèo luôn …. đơn giản thôi anh Châu, lòng dân gời một câu đến anh ” BÌNH MỚI RƯỢU CŨ ” mong anh Hiểu .

    Chỉ một ít nhỏ trong dân chúng còn thăm dò ngân hàng nhà nước trước khi gởi vàng vào nhưng với điều kiện tiên quyết là thay toàn bộ hệ thống quản lý ngân hàng cao cấp nhất đó là TĐ Bình cùng các phó thống đốc … thậm chí có thay chi nữa thì người dân vốn đã oải ĐCSVN rồi đã qua rồi 60 năm vì tin vào mồm mép tuyên truyền của bọn chúng mà người dân ăn quá nhiều quả lừa rồi .

    Nay 2011 với truyền thông Internet lan rộng thì mọi sự việc bịp bợm của Đảng từng bước lộ dần …. Người dân vẫn bình thản nằm im xem bọn chúng đấu đá như thế nào ? kiểu nào ? suy cho cùng người dân thắt lưng buộc bụng một chút cũng không sao chứ Đảng con sâu này ăn tiền tỉ của người dân quen rồi và lỡ ban hành bảng giá các chức tước sau hội nghị XI rồi nên cán bộ nào mua xong chức tước thì tìm cách vơ vét cho đủ sở hụi vì thế DÂN VỠ HỤI , thì nội bộ ĐẢNG CŨNG GIỰT HỤI của nhau … Việt nam mình có hơi khác với qui định quốc tế một chút anh Châu ơi …he .. he .. he. Việc gì đến phải đến thôi .

  3. Tương lai CS đen như MÕM CHÓ
    03/11/2011 lúc 10:55 | #8

    Trích “Thống Đốc Nguyen Van Bình và bộ sậu cũng đang hoang mang như gà mắc tóc không nắm được ngân hàng nào nợ xấu bao nhiêu nên mới có cảnh nâng cao lãi suất tái cấp vốn để biết NH nào yếu thanh khoản, đây là một điều rất tệ về quản lý hệ thống ngân hàng trong nước. Họ không nắm bắt được tình hình các ngân hàng mà bổn phận họ bắt buộc phải nắm bắt tường tận.”
    Chiêu này hay à nha. Cha Mẹ trong gia đình muốn biết con mình đứa nào khẻo, đứa nào yếu thì cứ nhốt bọn nó và bắt nhịn ăn 1-2 ngày thì lòi ra đứa nào yếu nhất…. phải công nhận CS có nhiều chiêu hay thật . Bái phục.

    • 03/11/2011 lúc 13:09 | #9

      Vì chúng nó bất tài, để đổ vở rồi mới dùng chiêu thấp hèn để biết đổ vở bao nhiêu,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  4. DOQUOCMINH
    03/11/2011 lúc 10:58 | #10

    Hoàn toàn chính xác.Nếu không ,mọi sự thầm lặng trợ giúp/nâng đỡ…(không loại trừ cả tái cấp vốn cho một số NH nào đó) coi chừng cũng giống như trao mã tấu vào tay côn đồ ,không những nó”giết “dân(người gửi tiền) mà “giết”cả đồng nghiệp(lãi suất liên NH vừa qua cho thấy rõ điều này).

  5. Quê hương
    03/11/2011 lúc 11:32 | #12

    Nhờ Anh Châu tính dùm,mỗi năm bộ tư lệnh lăng + tiền điện bằng một thị trấn là bao nhiêu?

    • sinhcung
      03/11/2011 lúc 14:02 | #13

      Chắc với khoản chi phí cho một bộ tư lệnh bảo vệ lăng thì mỗi năm có tể xây được cả truc trường học hay bệnh viện – HCT ở dưới suối vàng mà biết được chắc giận lắmh

  6. 03/11/2011 lúc 11:39 | #14

    Dân mất niềm tin vào chính quyền nầy rất nhiều , khoảng tháng nay tôi nghe mọi người nói với nhau về việc rút tiền và mua vàng hay đô để cất giử , ai ai cũng e dè lo ngại không dám đầu tư vào làm ăn gì lớn , tất cả đều có thái độ co cụm chờ thời . Những ai đã tham gia các dự án đang lo rầu suy nghĩ tìm cách thoát khỏi cái vũng lầy nầy , bán nhà bán đất để thoát nhưng vẫn không có ai mua .
    Không biết điều gì sẽ đến nếu tình trạng nầy kéo dài đến sang năm 2012 .

    • 03/11/2011 lúc 13:00 | #15

      Vậy là nhiều người đọc bài suy thoái của anh Chau nhỉ ??
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  7. Chuối
    03/11/2011 lúc 12:12 | #16

    Ôi thế sao hôm qua tôi đọc báo vẫn ngân hàng lãi khủng kia mà. Khó hiểu thật khó hiểu …………..

    • diepngan
      03/11/2011 lúc 12:51 | #17

      Muốn khai báo lãi hay lỗ ở VN có gì khó, bạn ko thấy có DN niêm yết trước kiểm toán báo lãi hàng trăm tỷ, sau kiểm toán thành lỗ mấy chục tỷ à?
      NH giờ chắc chắn là vẫn có lãi, vì các khoản lỗ được treo trong sổ sách là nợ xấu chứ chưa bị trừ vào chi phí. Hoạt động NH khi đã báo lỗ là đang trên bờ vực phá sản rồi, lúc ấy thì người gửi tiền chỉ có gặm gối người ta thôi.

  8. thikthinoi-a3D
    03/11/2011 lúc 13:04 | #18

    A chau cu khuyên nhu va kêu gào khóc nhiều vao dân cua tôi họ cung ko biế t a là ai dâu. Giờ toi chi ngai moi a Thăng bán đứng tôi thoi. A ý mà đi mua hết vàng và đô thì chết toi.

  9. sinhcung
    03/11/2011 lúc 13:58 | #19

    Phải công nhận anh Châu Xuân Nguyễn phân tích chính xác thực trạng nền kinh tế VN, tôi thấy những gì anh Châu đưa ra trước đây bây giờ đều đúng, tiếc rằng các phân tích của anh vượt quá khả năng hiểu biết của ông y tá dũng – nền kinh tế VN đang chịu hậu quả nặng nề do những người không đủ năng lực đều hành

  10. TG
    03/11/2011 lúc 15:07 | #21

    Hình như đang lộ dần những ngân hàng yếu kém đó anh Châu.
    Cần lập danh sách những ngân hàng này để cảnh báo người dân.
    TG

    • 03/11/2011 lúc 15:34 | #22

      Chào bạn TG,
      2 tuần nay bạn ở trên mặt trăng mới về hả bạn…
      Yếu kém gì nữa, cả hệ thống bị ung thư sắp chết đây chứ yếu kém gì nữa,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  11. 03/11/2011 lúc 17:33 | #23

    liệu có phá sản toàn bộ không nhỉ

  12. Người Việt Nam
    03/11/2011 lúc 17:37 | #24

    Anh Châu à . E ở VN thấy ra ngân hàng h lượng người gửi tiền chuyển tiền vào ngân hàng rất ít anh à . Mấy nay bán hàng cho gia đình thấy sụt giảm hẳn đi cũng thấy dân chúng h đâu có tiền nữa. H thấy mình ra chuyển tiền thì các e thu ngân ngân hàng làm rõ nhanh .Nhưng tiền thì lại không chuyển nhanh trước thì sau 30 phút quá lắm 1 tiếng. h phải mất 4 tiếng tiền mới đổ vài tài khoản. Bạn be đi rut tiến ở các ngân hàng thì hay bị báo lỗi kết nối h ay hết tiền ở các ngân hàng nông nghiệp công thương . Có khi bị ăn luôn thẻ khỏi lấy luôn bó tay . Ra ngoài đến bà hàng chè cũng biết chuyện nhưng bà nói các cô h chỉ làm đủ ăn cho gia đình là may rồi lấy tiền đâu mua vàng hay ngoại tệ .

  13. Quê hương
    03/11/2011 lúc 18:23 | #26

    Tôi nghe nói cả năm xuất khẩu gạo Việt Nam Chừng 2.5 tỉ Đô ,Cái BTL lăng + tiền điện+chi phí ướp gần 1.5 tỉ đô ,nhân 42 năm là… dân Việt Nam không nghèo mới lạ!

  14. bách hợp
    03/11/2011 lúc 18:47 | #27

    Dân đen VN thì bao nhiêu tiền lắm ,chỉ có đám CS và con cháu của chúng nó mới lắm tiền nhiều của .Tôi đây trông từng ngày cho vở hết sạch càng sớm càng tốt .ANH CHAU XUAN NGUYEN có suy nghĩ như tôi không?

  15. 04/11/2011 lúc 00:11 | #29

    Đừng chần chừ nữa , hảy mau đến ngân hang rút hết tiền ra trước khi quá muộn
    Quảng Trị:
    Cán bộ ngân hàng bị tố cáo “ôm” hơn 4,4 tỷ đồng bỏ trốn

    http://dantri.com.vn/c170/s170-533976/can-bo-ngan-hang-bi-to-cao-om-hon-44-ty-dong-bo-tron.htm

Gửi phản hồi

2 comments on “CXN*_110311_1290_Tình trạng hệ thống ngân hàng này không thể để lâu hơn nữa

  1. Trời đất ơi ! Tôi đọc bài bình luận về những hoạt động các nhân hàng và những khoản thâm thụt nợ xấu , rồi bổng chợt tôi liên tưởng đến bà già vợ tôi , bà ấy có rất đông con cái và họ cũng đã trưởng thành và đã lập gia đình, có cháu chắc đầy đủ nhưng khổ nổi là nhà bà mẹ vợ tôi đang ở mang tiếng là nhà nhưng diện tích nó chỉ có 12 mét vuông ( 3 x 4 = 12 ). Các con , dâu và các cháu của mẹ vọ tôi phải thay phiên nhau một số ở trong nhà xem tivi thì một số khác phải ra ngoài, rồi bổng dưng lâu lâu thì mấy thằng em vợ của tôi nó nổi cơn khùng khùng điên điên lên nó kiếm chuyện nói xiêng nói xỏ và trách móc bà mẹ vợ tôi rằng cũng tại cái tôi mê đánh số đề của bà ấy mà những mãnh đất ruộng gần nhà từ từ bị bà ấy bán hết để trả nợ và có thừa ra thêm tiền để bà ấy chơi đánh số đề, các em vợ của tôi và ngay cả vợ của tôi nói rằng lúc đó họ còn nhỏ quá để ngăn cản bà ấy làm điều đó, và họ cũng đã chẳng quan tâm những gì mà bấy làm ( bán đất ) lúc đó, rồi khi không còn đất để bán nửa thì căn nhà mà lúc đó bà ấy và vợ tôi cùng các em vợ của tôi đang ở cũng bị mẹ vợ tôi kêu bán phân nữa ( nữa căn ) cho người hàng xóm nên bây giờ nó chì còn có 12 mét vuông, vợ và các em vợ tôi nói trong nghẹn ngào và nươc mắt. Lúc đó cũng là lúc thời gian tôi và bà xã tôi mới quen nhau nên vì quá buồn chuyện nợ nần của mẹ vợ tôi mà bà xã tôi yêu cầu tôi thực hiện ngay việc cưới hỏi cô ấy nếu không có tiền làm đám cưới thì mượn rồi trả sau, tôi không hiểu chuyện gì và cứ nghĩ rằng mình và cố ấy nên cưới nhau vì cả hai chúng tôi đều ngoài 30. Dần dần tôi hiểu ra và chỉ động viên cô ấy, nhà tôi và nhà mẹ vợ của tôi không cách nhau xa lắm, nên cô ấy cũng thương về tham mẹ của cô ấy, rồi vấn đề củ của mẹ vợ tôi tái diển là bà ấy đã âm thầm vay nợ với lãi xuất cao cho việc đánh đề của bà ấy, khi các chủ nợ đến đòi thì vợ tôi cùng các em vợ tôi đã nhiều lần đóng góp với nhau để trã nợ cho bà ấy và luôn hỏi bà ấy rằng ” mẹ thiếu nợ tất cả là bao nhiêu tiền để chúng con liệu mà có hướng giải quyết” , mẹ vợ tôi chỉ nói ” ối giời, mẹ chỉ thiếu họ có vài triệu đồng thôi chứ có nhiều lắm đâu, các con cố giúp mẹ lần này rôi mẹ sẽ từ bỏ chơi số đề nhé”. Tin lời mẹ tôi nên vợ tôi cùng các em vợ tôi và các cô dâu của mẹ vợ tôi thống nhất với nhau đóng góp tiền giúp bà ấy trả nợ, nhưng sau đó bà vẩn âm thầm tiếp tục vay tiền để ghi số đề và bị các chủ nợ đến đòi tiền, khi vợ tôi cùng các em vợ tôi hỏi ” tại sao mẹ lại làm thế, tạo sao mẹ lại tiếp tục vay mượn nợ để tiếp tực ghi số đề”. Bà ấy nói ” thật ra tao nói dối chúng mày, số tiền ma tao mắc nợ rất nhiều, nhiều hơn số tiền mà tao nói với chúng mày, tao sợ chúng mày la mắng tao nên tao chỉ nói có vài triệu đồng thôi, và với vài triệu đồng mà chúng mày cho tao trả nợ chỉ đủ để đóng tiền lãi chứ không đủ trã tiền vốn lẫn cã lãi “. Nghe đến đấy vợ và các em tôi giật thót cả mình và tá hỏa ra, giận giử bực túc lên nói rằng” ôi mẹ ơi, sao mẹ không thương chúng con, chúng con phải lao động vất vả đầu tắt mặt tối để có được những đồng tiền dành giụm mà trả nợ cho mẹ, rồi nào la tiện ăn uống cho cả nhà, tiền học con cái và ôi thôi nào là tiền điện, tiền nước, tiền đóng óp cho Ủy ban nhân dân phương bao gồm tiền Quỷ An Ninh Quốc Phòng, tiền Phòng chống bảo lụt, tiền vì người nghèo, tiền ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia địng liệt sĩ có công cách mạng vân vân và v.v
    Thế mà mẹ đành lòng nào tiếp tục gian dối với chúng con , rồi lại tiếp tục lao vào đỏ đen với các con số đề đó. Để rồi bây giờ một cục đất chọi chim cũng không có chư đừng nói gì đến có một cái nhà cho ra hồn ra vía đúng nghĩa với từ “cái nhà “, cả bầy hơn 10 người cả cả cháu trong cái chòi 12 mét vuông thì ai mà chịu cho nỗi, cứ có một số người nào đó trong hha2 thì số người còn lại phải ra ngoài , chán thật !!!!!

Bình luận về bài viết này