KT – 878 – 080212 – Thua lỗ đậm, kinh doanh nhỏ tháo chạy

Bảo Hân

Theo:diendankinhtevietnam

 ( Lời bình): – Thời buổi này các biên tập viên tha hồ làm phóng sự nhĩ, từ DN không vay được 15% (thậm chí 19, 20% cũng điếu vay được luôn), tới DN ế khách, sức mua không có, cửa hàng ế ẩm, phỏng vấn người thất nghiệp, người ôm BĐS, ôm cổ phiếu…cứ ra ngõ là gặp (nhiều hơn anh hùng nữa).
Rồi PV người nghèo không đủ ăn, BV quá tải, cướp giật, tín dụng đen…..Cứ mỗi bài viết 10 triệu thì một ngày làm 3 bài cho vài tờ báo thì kiếm sống khỏe re…Ít ra khủng hoảng kinh tế làm tốt cho dân đòi nợ và biên tập viên.
Bài báo này diễn tả đúng y chóc những gì tôi viết tại đây hồi ngày 06 tháng 8 năm 2011…CXN*_080611_1179_Suy thoái KT sẽ từ cuối 2011 đến cuối 2013, hãy ngưng kinh doanh
Nói gì thì nói, tình trạng ế ẫm vì sức mua do lạm phát thật cao hơn con số bóp méo, DN, cửa hàng điều hiu thì phải thảy người lao động ra đường thôi…người lao động ra đường càng nhiều thì sức mua của xã hội càng yếu đi, làm nhiều cửa hàng thêm đóng cửa, rồi nhiều thêm lao động thất nghiệp.
Làm sao phá vòng lẫn quẫn này, chắc chắn là tài kinh bang tế thế của ĐCS không thể nào nghĩ ra nỗi, người tài biết giải pháp thì ở ngoài đảng….Biết bao giờ, chỉ có một cách bỏ độc quyền lãnh đạo của DCS, độc quyền mà làm dở ẹt thì chỉ làm khổ 90 triệu dân thôi…
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
02.08.2012

————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=31400

Thua lỗ đậm, kinh doanh nhỏ tháo chạy

Thứ Ba, 31/07/2012, 06:41 GMT+7 Bản in Email

Hàng hóa ế ẩm, khách mua thưa thớt, giá thuê mặt bằng đắt đỏ nên nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ thua lỗ triền miên. Thi nhau sang nhượng cửa hàng với giá rẻ, họ chấp nhận bán giá rẻ để nhanh tháo chạy khỏi thành phố.

Bán giá hời, chấp nhận lỗ

Thời gian gần đây, tại một các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội cũng như các trang rao vặt xuất hiện ngập tràn các biển thông báo cần sang nhượng shop thời trang, cửa hàng mỹ phẩm, linh kiện điện tử… với giá rẻ để thu hồi vốn.

Tuy nhiên, khi tiến hành sang nhượng chủ cửa hàng thường chịu thiệt. Có người còn chấp nhập sang nhượng với số tiền chỉ bằng nửa số vốn mình bỏ ra bởi thị trường đang rơi vào chu kỳ ế ẩm, đói khách.

Chị Kim Nhung, chủ một shop thời trang trên phố Đội Cấn (Ba Đình) vừa sang nhượng toàn bộ shop quần áo thời trang với giá 160 triệu đồng cho biết: “Lúc mở  shop quần áo thời trang này, tiền thuê cửa hàng, tiền mua sắm, trang trí nội thất, tiền hàng hóa… tính ra cũng hết khoảng trên 250 triệu đồng. Giờ chấp nhận nhượng lại cho người khác với giá 160 triệu đồng bao gồm toàn bộ quần áo, nội thất rồi tiền thuê mặt bằng còn gần 4 tháng trên hợp đồng, tính ra mình lỗ gần 100 triệu”.

“Chuyển nhượng vào thời điểm này, dân kinh doanh hầu như phải chịu thua lỗ chứ đừng nói tới chuyện hòa vốn. Song, nếu cố giữ lại với tình trạng buôn bán ế ẩm kiểu này, doanh thu thì âm liên tiếp, để lâu có khi còn lỗ nặng hơn bởi mình vẫn phải mất tiền thuê nhà hàng tháng, tiền thuê nhân viên bán hàng… “, chị Nhung tâm sự.

Cùng cảnh, anh Vinh, chủ một shop thời trang nam – nữ trên phố Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội) cũng đang tìm người để sang nhượng toàn bộ shop với giá 180 triệu đồng.

Anh cho biết, đầu tư sửa chữa cửa hàng, mua mới toàn bộ nội thất, quần áo thời trang nam, nữ mẫu mã đẹp, hợp đồng nhà còn tới 8 tháng đã đóng đầy đủ (tiền thuê 11 triệu đồng/tháng) mà nhượng lại toàn bộ cho người khác với giá này thì quá bèo.

Tuy nhiên, do phải chuyển công tác đi xa, không có người quản lý cộng với tình trạng đói khách trầm trọng gần đây, doanh số bán hàng ì ạch giữa mùa hè nên anh mới phải bỏ ngang, chịu lỗ – anh Vinh chia sẻ.

Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh khi được hỏi đều khẳng định buôn bán ế ẩm, không có lãi thì chịu lỗ để sang nhượng lại cửa hàng là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi nếu cố giữ lại mà thị trường không có dấu hiệu thay đổi còn lỗ nhiều hơn.

Chị Nhung chia sẻ: “Mở cửa hàng có sẵn vốn trong tay như chị còn bị ảnh hưởng nặng nề và phải tháo chạy, nữa là với những người eo hẹp vốn, phải vay mượn với lãi suất cao thì nguy. Thị trường giờ ế ẩm, tiền lời không đủ chi trả tiền cho lương nhân viên, trong khi tiền thuê nhà, tiền lãi suất vay hàng tháng vẫn phải gánh. Vì thế khi sang nhượng, họ có thể chấp nhận lỗ một nửa, thậm chí còn cao hơn để nhanh chóng thu hồi số vốn còn lại về, đề phòng mất trắng”.

Mặt bằng cho thuê cũng ế ẩm

Dân kinh doanh ồ ạt tháo chạy khỏi thị trường khiến giá mặt bằng cho thuê thời gian này mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm.

Dạo qua các con phố ở Hà Nội như: Cầu Giấy, Nguyễn Hoàng Tôn, Bưởi, Đê La Thành… thời gian gần đây, xuất hiện nhiều cửa hàng treo biển thanh lý toàn bộ hàng hóa để trả mặt bằng. Kéo theo đó là biển cho thuê mặt bằng làm cửa hàng kinh doanh, rồi sang nhượng cửa hàng cũng xuất hiện nhiều hơn trên khắp các tuyến phố lớn, nhỏ.

Trên tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) vài tháng lại đây xuất hiện nhan nhản biển hiệu thông báo cho thuê mặt bằng làm cửa hàng kinh doanh, cho thuê cửa hàng…

Bác Nguyễn Việt Khương đang treo biển cho thuê mặt bằng làm cửa hàng trên tuyến đường này chia sẻ chia sẻ: “Kinh tế khó khăn, thị trường hàng hóa cái gì cũng ế ẩm, dân kinh doanh nhỏ lẻ không trụ được nên thi nhau trả cửa hàng rồi bỏ về quê”.

Bác Việt Khương kể: Nhớ lại những năm trước, thời kỳ dễ buôn dễ bán, nhiều người ở ngoại tỉnh muốn đầu tư kinh doanh phải tìm đủ mọi cách để thuê được mặt bằng bán hàng, có khi còn phải nhờ đến mấy anh “cò” xe ôm, quán nước dắt mối. Nay thì ê hề, đi hết con đường này cũng phải có đến mất chục biển hiệu cho thuê cửa hàng chứ chẳng ít.

Tương tự, anh Lê Văn Thực ở ngõ 123 Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) có cửa hàng cho thuê trên đường Nguyễn Hoàng Tôn cũng ngán ngẩm chia sẻ: “Trước tôi cho một khách quê ở Phúc Thọ (Hà Nội) thuê làm cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng, giá 12 triệu đồng/tháng, 6 tháng đóng tiền một lần. Tuy nhiên, giờ kinh doanh ế ẩm, họ trả cửa hàng, mình phải treo biển cho thuê. Đã giảm giá xuống chỉ còn 9 triệu đồng/tháng, đóng tiền thuê 3 tháng một ấy vậy mà  đã gần hơn 3 tháng nay mà vẫn chưa tìm được khách thuê”.

Thời gian đầu, khi mới treo biển, thỉnh thoảng còn có người gọi điện hỏi anh giá cả rồi hợp đồng thuê như thế nào, nhưng cuối cùng anh đều nhận được câu trả lời “cần suy nghĩ thêm và sẽ liên lạc lại sau” của khách. Giờ hiếm lắm mới có người gọi điện hỏi thuê nhưng cũng đều bặt tăm – anh Thực cho biết thêm.

“Dạo này, nhiều nơi dân kinh doanh thi nhau trưng biển khuyến mãi, giảm giá, thanh lý toàn bộ hàng hóa để trả mặt bằng để câu khách, cố cầm cự cho hết hợp đồng thuê. Người nào không thể cầm cự nữa phải sang nhượng với giá rẻ rồi chịu lỗ mong thoát khỏi thị trường càng nhanh càng tốt”, anh Hồng Quân – chủ shop đầm bầu trên phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay.

Bảo Hân
Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

5 comments on “KT – 878 – 080212 – Thua lỗ đậm, kinh doanh nhỏ tháo chạy

  1. SỨC MẠNH Ở TRONG TAY NHÂN DÂN CHỨ KHÔNG PHẢI Ở CHÍNH QUYỀN . ĐÃ ĐẾN LÚC NHÂN DÂN PHẢI TỰ ĐỊNH ĐOẠT LẤY SỐ PHẬN . HẢY NÓI KHÔNG VỚI CỘNG SẢN .

    VÀI GHI CHÚ CƠ BẢN ĐỂ TAY KHÔNG
    CHIẾN THẮNG ĐỘC TÀI

    SÁU CÁCH TẠO RA QUYỀN LỰC CHO DÂN ĐEN

    1. Không thừa nhận tính chính danh cho những kẻ cầm quyền.
    2. Từ chối hợp tác với chính quyền và khước từ tuân thủ luật có hại cho tự do.
    3. Tránh làm những việc có lợi cho chính quyền.
    4. Làm xói mòn những tư tưởng tuân phục, những thói quen phục tùng.
    5. Không tạo cho chính quyền có thêm tiền bạc, sức lực, tri thức.
    6. Gây chia rẽ, làm tổn hại, gây tan rã lực lượng cảnh sát, quân đội của chính quyền độc tài.
    “Khi người dân từ chối hợp tác, khước từ giúp đỡ và thường xuyên có thái độ không tuân thủ, bất chấp những gì từ chính quyền là khi đó họ đang tước đi những trợ giúp thiết yếu nhất mà mọi chính phủ, mọi kẻ cầm quyền hay hệ thống quyền lực đều phải cần để tồn tại. Những thường dân vẫn có thể làm chao đảo hệ thống luật pháp khi họ tránh thực hiện những luật mà họ không tán thành. Người công nhân có thể gây tê liệt cả hệ thống kinh tế khi họ đình công. Giới công chức có thể làm lung lay cả hệ thống hành chính khi họ lẩn tránh thực hiện sự chỉ đạo. Sự thờ ơ, uể oải, chiếu lệ của binh lính, cảnh sát khi thực hiện trấn áp, sách nhiễu có thể làm cho cả hệ thống trấn áp bị vô hiệu. Và nếu họ lại nổi loạn thì cả hệ thống trấn áp sẽ bị sụp đổ. Một khi nhân dân và các tổ chức xã hội bắt tay vào thực hiện những hành động khước từ, bất tuân thủ như thế với một số lượng đủ lớn và trong một thời gian đủ dài thì chính quyền và hệ thống quyền lực của nó sẽ không thể tồn tại được. Quyền lực của chúng chắc chắn sẽ bị sụp đổ.” Gene Sharp

    http://www.webdoithoai.net/index.php?option=com_content&view=article&id=7308:vai-ghi-chu-c-bn-tay-khong-chin-thng-c-tai&catid=155:dautranh&Itemid=138

  2. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/83086/-hay-de-chung-chet-di-.html

    TuanVietNam 2/8/2012 06:00
    |
    Send EmailPrint |
    facebooktwittergoogleZing..
    Chia sẻ .’Hãy để chúng chết đi’
    Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị: “đừng làm gì cả”. Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tư nhân tự ứng xử.

    Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả – Adam Smith.

    Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chính quyền thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là “xã hội” và cho “phe nhóm”. Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.

    Tìm giải pháp

    Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chính phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là “cho luôn” thì khỏi phải hạch toán lôi thôi.
    Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài ông viện nghiên cứu nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200 ngàn tỷ là tối thiểu; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi 600 ngàn tỷ.

    Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền ra sao, ai được ưu tiên…thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị.

    Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là “sư tổ”. Dễ hiểu nhất là lấy tiền chính phủ (OPM) mua nhà tặng cho người nghèo; rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5% hay 8% hay 10%?

    Còn chuyện giãn hay khoanh nợ thì các ngân hàng đã âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Hiệu quả chắc chắn đã gây thêm nhiều hệ quả xấu mà tình trạng hiện tại đã chứng minh.

    Các nhà làm chính sách còn định tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chính phủ Việt Nam (34% của GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo một gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân. Cộng thêm với đầu tư, chi tiêu và thua lỗ của những doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế bắt buộc như người chỉ nặng có 34 kg mà lại phải vác một ba lô nặng 66 kg. Chả trách ngày nào dân cũng đi uống bia để phục hồi sinh lực, mai còn vác tiếp.

    Xây thêm vài chục ngàn cây số đường cao tốc thì GDP sẽ tăng trưởng ngay, nhưng chất lượng chỉ tốt cho các cỗ xe bò thì coi như vứt tiền cho các ngân hàng ngoại quốc.

    Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng

    Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng hắn có 2 đứa song sinh 2 tuổi và 1 đứa 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì 3 đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát của Việt Nam. Hai vợ chồng thử mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20 phút, bọn hắn thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: 5 người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn nhà cho 3 đứa bé và 2 bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông chồng gọi điện thoại về, bà ô sin xác nhận là lũ trẻ đã vui vẻ chơi đùa và ăn uống trong hòa thuận.

    Các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ.
    Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát “miễn phí”
    từ các nguồn lực tài chính hay hành chính.

    Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát “miễn phí” từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.

    Trở lại câu chuyện New York, mọi thành phần có lợi ích nơi đây cũng kêu la và nguyền rủa chính quyền liên bang vài tháng sau quyết định của Ford. Nhưng họ đã làm những gì phải làm: cân bằng ngân sách, cởi bỏ thủ tục rườm rà, năng động trong việc khuyến khích các doanh nhân, kêu gọi đầu tư… Năm năm sau, tình thế ổn định.

    Với một tư duy quản trị sáng tạo mới mẻ, chính phủ và người dân đã đạt những thành tích ấn tượng đem New York về lại vị trí hàng đầu của Mỹ.

    Cho nên, nếu các bác hỏi tôi về nợ xấu, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Ngân hàng nhà nước chỉ cần bảo đảm khoảng 100 triệu đồng tối đa cho mỗi người gửi tiền, và chúng ta có thể chấp nhận sự sụp đổ của vài chục ngân hàng.

    Hỏi về các doanh nghiệp bất động sản, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Các căn hộ và các lô đất sẽ bị hạ giá rẻ mạt, tạo một cơ hội tuyệt vời cho nhũng người dân có thu nhập trung bình.

    Hỏi về các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Dòng tiền OPM đã cạn kiệt. Các anh chị nào có lãi thì cứ tiếp tục. Còn lỗ thì tôi bán ngay cho các nhà đầu tư, nội hay ngoại. Trên hết, mọi đặc lợi đặc quyền sẽ chấm dứt. Chỉ khi đối diện thực sự với cạnh tranh thị trường, chúng ta mới biết ban quản trị nào có trí tuệ và lực để sinh tồn.

    Sự hủy diệt trong sáng tạo

    Nhiều thân hữu sẽ hỏi tôi là ông không lo ngại gì về những xáo trộn xã hội và nạn thất nghiệp khi các công ty thi nhau lăn ra chết? Tôi xin thưa rằng KHÔNG. Bởi vì 2 lý do.

    Thứ nhất là số tài sản nhàn rỗi trong dân được ước tính là khoảng 50 tỷ đô la bởi các nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Số vàng và đô la này đang bị rút giấu trong dân bởi thiếu lòng tin vào tương lai kinh tế vốn dựa nhiều vào quan hệ và xin cho. Khi họ nhận ra là chính phủ không can thiệp vô ích vào cách kiếm tiền của một thị trường tự do, dòng tiền này sẽ chảy vào nền kinh tế tạo một cú hích ngoạn mục. Các Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có khả năng bơm thêm 20 tỷ đô la, dư đủ để kích thích nền kinh tế xứ này.

    Lý do thứ hai là tôi tin vào tài năng và sự bền bỉ của doanh nhân Việt. Chỉ trong vòng 5 năm khi đến Mỹ, phần lớn những người dân thất học và không vốn đã gây dựng cho mình và con cái những tài sản đáng kể. Hiện nay, 3 triệu Việt Kiều tại Mỹ tạo ra một GDP ngang hàng với 90 triệu dân Việt Nam trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán. Một triệu Việt Kiều khác ở Âu Châu, Úc và toàn thế giới cũng đã có những thành công tương tự.

    Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị lên là “đừng làm gì cả”. Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tự ứng xử. Trong sáng tạo và hồi sinh sẽ có mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình trưởng thành, các em thường phải chịu nhiều gian truân đau đớn. Vài em sẽ không qua khỏi. Nhưng đây là định luật của thiên nhiên.

    T/S Alan Phan

  3. em khoái nhất là câu XÌ-LÔ-GUN này nè ….””Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn””

    P/s: Hiện nay nạn thất nghiệp tràn lan, người thất nghiệp chạy lanh quanh, lung tung ngoài đường, ngoài phố làm cho giao thông tắt ngẽn, kẹt xe kinh khủng. Rất nhiều quán cafe ở Saigon khách “thất nghiệp” ngồi tràn ra đường từ sáng đến trưa, từ ngày này sang ngày khác 1 cách uể oải, chán nản.. Cái saigon bây giờ nó náo loạn cả lên, khói xe mù mịt, rác rưới đầy đường, hàng quán thì vắng khách…..ôi saigon chết từng giờ.

    • Chính vì anh biết trước 2 năm là tháng 6 tới thang9.2012 là uất ức lên tột điểm nên anh mới dự báo CS sụp 2012
      Cám ơn thông tin của em……..
      Châu Xuân Nguyễn

  4. NHÂN DÂN VN CỨ TIẾP TỤC CÒNG LƯNG RA MÀ TRẢ NỢ THAY CHO BỌN ĂN HẠI NÀY , TRẢ HẾT ĐỜI CHA THÌ ĐỜI CON TRẢ TIẾP NẾU VẪN CÒN NUÔI DƯỠNG VÀ CHẤP NHẬN CHÚNG NGỒI LÊN ĐẦU LÊN CỔ DÂN TỘC .

    “Nợ công Việt Nam đã vượt xa ngưỡng an toàn”

    (Dân trí) – Theo UB Kinh tế, những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà rất có thể sẽ phải dùng NSNN để trả là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. Riêng năm 2012, nghĩa vụ trả nợ xấp xỉ 5,4 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP năm 2011.

    http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/dantri.com.vn/No-cong-Viet-Nam-da-vuot-xa-nguong-an-toan/9011883.epi

Bình luận về bài viết này