KT – 904 – 080912 – Ủy ban Kinh tế: Nợ công đã vượt ngưỡng an toàn

Tư Hoàng

Theo:tbktsg

 ( Lời bình): – Nợ công là 58 tỉ usd  năm 2011..CXN_103011_1280_Về vấn đề “Đừng lo về nợ công! Trích:”hiện giờ nợ công là 58 tỉ usd (58 tì/90 triệu dân ~580 usd/đầu người). Nên nhớ đây chỉ là thuần túy nợ công , nợ của CP VN vay, còn nợ DNNN là khác nữa, thêm 120 tỉ usd nữa, rồi nợ xấu NH là thêm 37 tỉ usd nữa, tất cả khoảng 215 tỉ usd như bài này của tôi…NVDT*_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này
Nói chung là hết đời này, 2 đời nữa chưa chắc trả hết nợ vì ĐCS bưng bít nợ biết bao nhiêu mà tính ??? Mỗi năm, hiện thời trích hơn 25% ngân sách tức là trích hơn 5.5 tỉ usd để trả nợ ngoại quốc.
Nợ ngày càng chồng chất, nợ xấu NH bế tắc, nợ DNNN bế tắc, DN nhỏ và vừa phá sản triền miên vậy mà Bộ Chính trị sợ bất ổn chính trị nên giữ lại một thằng tham nhũng hạm là 3 Dũng làm tiếp chức vụ Thủ Tướng. Hết ý rồi !!!
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
09.08.2012

————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=31520

Ủy ban Kinh tế: Nợ công đã vượt ngưỡng an toàn

Thứ Tư, 01/08/2012, 09:17 GMT+7 Bản in Email

Nợ công Việt Nam đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như WB hay IMF.

Đây là cảnh báo của một nghiên cứu mang tên “Nợ công Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) dự kiến sẽ công bố tới đây.

Nghiên cứu này ước tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam là vào khoảng 58,7% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 31,1% và 17,6% GDP.

Báo cáo cảnh báo, rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Cụ thể, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư và DNNN không được chính phủ bảo lãnh chiếm 11,1% GDP. Ngoài ra, nợ trong nước của khu vực DNNN theo ghi nhận trong đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính (2012) cũng chiếm xấp xỉ khoảng 16,5% GDP.

Báo cáo nhận xét: “Tính đến các con số này thì nợ công Việt Nam đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như WB hay IMF”.

Bản báo cáo dựa trên bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài chính để nhận xét rằng, mức lãi suất hữu hiệu của nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam nằm trong khoảng từ 1,5 – 3,7%, chưa bằng 1/3 so với mức 10,98% tương ứng của nợ trong nước. Điều này hàm ý gánh nặng lãi suất của các khoản nợ công nước ngoài của Việt Nam là khá nhỏ trong khi gánh nặng lãi suất nợ công trong nước là khá cao.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong vài năm trở lại đây quy mô của các khoản vay thương mại trong nợ nước ngoài với lãi suất cao đang có xu hướng tăng lên. Tính đến hết ngày 31/12/2010, đã có gần 6,8% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất lên tới 6-10% và hơn 7,0% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thả nổi.

Ngược với nợ nước ngoài, gánh nặng nợ công trong nước đang đè nặng lên cán cân tài khoá hàng năm. Cụ thể, tổng nợ công trên thu ngân sách của Việt Nam hiện nay đã vượt 220,6% thu ngân sách và nghĩa vụ nợ công trên thu ngân sách cũng lên tới hơn 21,6%.

Đặc biệt, các khoản nợ công trong nước với lãi suất cao và kỳ hạn ngắn gây sức ép lớn đối với việc đảo nợ. Ước tính, trong giai đoạn 2012 – 2014, mỗi năm Việt Nam cần phát hành xấp xỉ 100-120 ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh, tương đương với khoảng hơn 15% tổng thu ngân sách, chỉ để trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi trong nước.

Nợ nước ngoài của Chính phủ được cảnh báo không phải là vấn đề mới mẻ. Gần đây, Kiểm toán Nhà nước cho biết, đến hết năm 2010 nợ phải trả nước ngoài dùng để cho vay lại tương đương 11,2 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn so với 9,203 tỷ đô la Mỹ năm 2009.

Trong đó, số dư mà Bộ Tài chính cho vay lại tại 11 tổ chức cho vay lại và 7 đơn vị vay lại khoảng 8,4 tỷ đô la Mỹ tính đến cuối năm 2010.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, số tiền Bộ Tài chính ứng trả nợ thay cho các đơn vị được Chính phủ bảo lãnh vay công nước ngoài lũy kế đến hết năm 2011 lên tới gần 2.437 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cảnh báo rằng, Bộ Tài chính tổ chức quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia “phân tán” và chưa công khai thông tin đầy đủ về tổng số dư nợ công, cơ cấu nợ trong nước, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm theo quy định tại Điều 47 của Luật Công sản.

Tư Hoàng
Theo TBKTSG

4 comments on “KT – 904 – 080912 – Ủy ban Kinh tế: Nợ công đã vượt ngưỡng an toàn

  1. KINH TẾ VN NHƯ MỘT CHIẾC XE BỊ ĐỨT THẮNG ĐANG ÙN ÙN LAO ĐẦU XUỐNG VỰC THẲM , CÒN GÌ ĐỂ MÀ COI CHỪNG NỮA. NGAY BÂY GIỜ VIỆC KHẨN CẤP LÀ MỞ CỬA VÀ LAO RA KHỎI XE NGAY .

    Kinh tế: Coi chừng vẫn tuột dốc

    ….Rồi nữa, không ít chuyên gia kinh tế – đây chỉ nói riêng các vị loại “ăn theo”, loại này xuất hiện rất linh hoạt, thường biết lên tiếng (rất đúng lúc) trên nhiều tờ báo ở trung ương cũng như lên sóng truyền hình quốc gia. Nội dung thường cũng chỉ là bản minh họa tồi, tức “đón ý” lãnh đạo là chính. Nên bài vở và phỏng vấn của họ chẳng có mấy ‘bít’ thông tin đáng giá chứ mong chi một nhận định nào mới mẻ và sáng tạo.
    …. Chỉ cần lướt trên trang điện tử của hai tờ báo chính thức mới đây đã thấy bộc lộ tình thế ông chẳng bà chuộc, vung kia nồi nọ chứ chẳng ăn khớp gì – tức cái cách đánh giá và nhận định ngay tại những tiếng nói chính thức, tiếng nói “trong luồng” cũng đã khác nhau rất nhiều rồi.
    …. Tóm lại bức tranh kinh tế quốc gia của chúng ta chưa có gì là sáng sủa cả, nếu không muốn nặng lời là “vẫn trượt dốc, tụt dốc”.
    ……
    http://vinhnv43.blogspot.com/2012/08/kinh-te-coi-chung-van-tuot-doc.html

  2. DN vắng chủ: Bỏ của chạy lấy người

    (DĐDN) Tại Đồng Nai, tình trạng DN vắng chủ ngày càng gia tăng và những hệ lụy từ việc “mất tích” của các DN này là không nhỏ nhưng cơ quan quản lý không sao làm thủ tục để xóa tên DN, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
    Người lao động lao đao, ngân hàng loay hoay với nợ xấu, chủ đầu tư KCN cũng không thể cho DN mới thuê đất tại vị trí DN bỏ trốn… hàng loạt vấn đề nhức nhối cần được giải quyết song chính quyền và DN ở Đồng Nai vẫn đang phải… chờ vì chưa có quy định xử lý đối với pháp nhân này.

    http://www.baomoi.com/Home/LaoDong/dddn.com.vn/DN-vang-chu-Bo-cua-chay-lay-nguoi/9062132.epi

  3. Làn sóng cuốn gói và tháo chạy khỏi Việt Nam

    Mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Lãnh tụ phe đối lập Úc thậm chí còn giật mình đòi chính phủ cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.
    Một sự thật hiển hiện nhưng khó nói đó là đã xuất hiện làn sóng nhà giàu, đại gia cuốn gói và tháo chạy, bằng cách này hay cách khác mang lượng tiền vốn khổng lồ ra nước ngoài, khiến kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.

    http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/08/lan-song-cuon-goi-va-thao-chay-khoi-viet-nam/

  4. Nợ công Việt Nam tăng kinh hoàng

    ……Xin nhắc lại lần nữa, TIỀN MẶT LÀ MỘT LOẠI NỢ QUỐC GIA.
    In tiền mặt tung ra không khác gì in trái phiếu ở chỗ cả hai loại đều là nợ quốc gia, tuy có khác là tiền mặt không được trả tiền lời, còn trái phiếu thì phải trả.
    CP Việt Nam in tiền ra vô số kể, họ không tính vào nợ quốc gia. Đó là một sự lừa bịp vĩ đại mà tại VN KHÔNG MỘT KINH TẾ GIA NÀO HIỂU NỔI VÀ/HOẶC CÓ CAN ĐẢM VẠCH RA.
    Và số nợ trên đây còn chưa tính số nợ trước đó, nợ các cty, tập đoàn quốc doanh đang thiếu trong nước (1 triệu tỉ đồng, tức 47,62 tỉ USD), nợ các nơi này thiếu nước ngoài, v.v… (Dân trí, 02/07/2012)
    Trong khi đó, nợ quốc gia bằng ngoại tệ vẫn tăng đều đều. Không có con số chính xác, dứt khoát, nhưng khó dưới 50 tỉ USD.
    ………
    Tôi hoan nghênh Hồng vệ binh phản biện các bài toán đơn giản trên đây.
    Báo Công an VN, báo Quân đội, báo VEF, CAFEF, VNECONOMY, v.v… xin mời vào cuộc hội thảo.
    Quý vị có thể làm 1 nick nào đó rồi đăng lên, hoặc viết bài đăng lên báo VN, không cần phải nhắc đến bài trên, chỉ ĐẶT CÂU HỎI “Nợ công Việt Nam thật sự đang là bao nhiêu”, là được.
    Các bài toán trên không phức tạp chút nào, chỉ trình độ lớp 3.
    Cần là cần LÒNG TRUNG THỰC mà thôi. Tiếc là điều này RẤT HIẾM tại VN ngày nay.
    Hy vọng tôi sai, qua việc này, nếu có báo VN dùng LÒNG TRUNG THỰC tính ra con số nợ công VN thật sự, không ngại ngùng, không dấu giếm.

    Nợ công Việt Nam tăng kinh hoàng

Bình luận về bài viết này