KT – 909 – 081312 – Vẫn thiếu vốn cho các dự án giao thông trọng điểm

Tại sao người dân miền Nam này không ở lại để được giải phóng ??? Có lẽ nhìn xã hội VN ngày nay chúng ta sẽ rất dễ thấy rằng cả thế giới tởm lợm chủ nghỉa Cộng Sản của Hồ Chí Minh du nhập về.

——————————————

Lê Anh

Theo:thesaigontimes

 ( Lời bình): – Từ đây về sau, người VN sẽ chứng kiến những tuyền đường thi công dang dở, nhà thầu bỏ việc vì dự án cạn tiền.
Những chương trình PPP (Public Privte Partnership) hay BT, BOT đều thất bại vì những nhà đầu tư đều luôn luôn đòi hỏi Guarantee Clause (diều khoản bảo đảm) là khi thu tiền dưới mức nào đó thì Ngân sách phải bù cho đủ Doanh thu tối thiểu. Ngay cả những dự án sắp ra lò cũng phải dẹp vì Ngân sách thiếu vốn ứng đối thì làm sao nhà đầu tư bỏ tiền xây chùa cho CS được, họ đầu tư để kiếm lời chứ đâu phải họ là hội từ thiện đâu.
Trích:”Tuy nhiên khi đàm phán thì hai bên không thống nhất được các điều khoản nên dự án không thể thực hiện.
Còn dự án đường trên cao số 1 và số 2. mặc dù có nhà đầu tư Hàn Quốc và Malaysia thực hiện nhưng do không bố trí được nguồn vốn nên các nhà đầu tư này cũng xin rút lui.”hết trích.
Vay tiền thế giới không cho vì Vinashin thì bây giờ đừng hòng có tiền 39 tỉ dô cho những dự án hạ tầng.
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
13.08.2012

————————————————————————————-

http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/hatang/81396/Van-thieu-von-cho-cac-du-an-giao-thong-trong-diem.html

Lê Anh
Chủ Nhật,  12/8/2012, 19:31 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

(TBKTSG Online) – Theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, từ nay đến năm 2015 thành phố sẽ kêu gọi nhiều nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường trên cao và một số tuyến tàu điện một ray nhằm giảm ùn tắc giao thông. Và đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn cho ngành.

Quy hoạch 4 tuyến đường trên cao tại TPHCM, dự kiến sẽ được xây dựng trong giai đoạn từ 2011 -2015 – Ảnh: TL.

>>> TPHCM cần 39 tỉ đô la Mỹ cho hạ tầng giao thông.

Bản danh sách các dự án trọng điểm được đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 của Sở Giao thông Vận tải TPHCM bao gồm tuyến xe điện mặt đất số 1 (Sài Gòn – Chợ Lớn – bến xe miền Tây), tuyến tàu điện một ray số 2 (Nguyễn Văn Linh – Thủ Thiêm), tuyến tàu điện số 3 (ngã sáu Gò Vấp – Công viên phần mềm Quang Trung – Tân Thới Hiệp), tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm), đường trên cao  số 1, 2, 3, dự án mở rộng quốc lộ 22 (đường Xuyên Á)…

Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, nói rằng dù các tuyến đường trên cao số 1, 3 đã được khởi động lại nhưng vẫn chưa tìm được nhà đầu tư chính thức. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay vẫn là vốn, chỉ tính riêng 4 tuyến đường trên cao tổng kinh phí xây dựng đã lên đến hơn 50.000 tỉ đồng (bao gồm cả kinh phí giải phóng mặt bằng). Để thực hiện các dự án đường trên cao và tàu điện một ray, nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì không thể đủ. Do vậy, thành phố kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau như BOT, BT, PPP…

Ông Cường cũng giải thích rằng một số dự án như tuyến xe điện mặt đất số 1, đường trên cao số 1, trước đây đã tìm được nhà đầu tư nhưng vì nhiều lý do khác nhau các nhà đầu tư này đã rút lui nên đến nay dự án chưa thể triển khai.

Cụ thể, tuyến xe điện mặt đất số 1 chạy dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, bến xe miền Tây, dài khoảng 12,5 km được triển khai nghiên cứu từ đầu năm 2008. Liên danh TTI (gồm Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Danh và Công ty Titanium Management của Malaysia) được UBND TPHCM giao nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT. Tuy nhiên khi đàm phán thì hai bên không thống nhất được các điều khoản nên dự án không thể thực hiện.

Còn dự án đường trên cao số 1 và số 2. mặc dù có nhà đầu tư Hàn Quốc và Malaysia thực hiện nhưng do không bố trí được nguồn vốn nên các nhà đầu tư này cũng xin rút lui.

Theo Sở GTVT TPHCM, nhu cầu vốn để xây dựng hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2020 của thành phố khoảng 39 tỉ đô la Mỹ (trung bình mỗi năm cần 3-4 tỉ đô la Mỹ).

Ngoài việc xây dựng các tuyến đường trên cao, đến năm 2015, thành phố sẽ hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng các tuyến đường cửa ngõ như xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 22, quốc lộ 1A… Đồng thời, thành phố sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt và các nút giao thông trọng điểm, đưa vào sử dụng đường vành đai số 2, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài, liên tỉnh lộ 25B, cầu Sài Gòn 2…

Thành lập ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư. Đây là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP, BOT, BT, BTO (gọi chung là hình thức đối tác công – tư).

Bình luận về bài viết này