KT – 924 – 081612 – Doanh nghiệp Việt Nam nặng gánh nợ nần

Tại sao người dân miền Nam này không ở lại để được giải phóng ??? Có lẽ nhìn xã hội VN ngày nay chúng ta sẽ rất dễ thấy rằng cả thế giới tởm lợm chủ nghỉa Cộng Sản của Hồ Chí Minh du nhập về.

—————————–

Lệ Chi

Theo:vnexpress

 ( Lời bình): – Chuyện nợ của cty, khi họ bắt đầu vay nợ năm 2010, lãi suất vay chỉ 13 hay 15%, qua tháng 2.2011 vì nghị quyết 11 siết chặt tín dụng, nhẩy lên 25% thì DN nào mà đở nỗi. Lỗi là lỗi của ĐCS không nói thật, bưng bít rồi bất thình lình ra nghị quyết nên DN mới hổng cẳng.
Khi trả lãi suất quá nặng thì làm sao có lãi để tái đầu tư vào DN.
Những thằng chiên da kinh tế giấy như Võ Trí Thành không biết gì về thực tế của DN mà cứ ba hoa chém gió, nói cái gì cũng trật lất, hắn từng nói nợ xấu NH là 5 tỉ usd (100 ngàn tỉ vnd), rồi nói kinh tế 6 tháng cuối năm 2012 sẽ khởi sác etc…
Cả một lũ ăn hại với zero kiến thức thực tiễn DN. Tối ngày hết hội thảo này đến hội thảo nọ cốt để ăn phong bì và học hỏi thêm về vận hành thực tế của Doanh Nghiệp.
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
15.08.2012

————————————————————————————-

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/08/doanh-nghiep-viet-nam-nang-ganh-no-nan/

Thứ năm, 16/8/2012, 18:26 GMT+7
Facebook  Twitter  Google Bookmarks    E-mail     Bản In

Doanh nghiệp Việt Nam nặng gánh nợ nần

Tỷ lệ vốn trên nợ phải trả lên tới 1,53 lần, lạm dụng đòn bẩy tài chính cao, phụ thuộc nhiều vào vốn ngân hàng, đầu tư trái ngành…là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp “chết” khi kinh tế rơi vào khủng hoảng.
>Hưởng lãi suất 15%, doanh nghiệp vẫn lo

Tại hội nghị “Căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra sáng 16/8 tại TP HCM, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright cho rằng, thời gian qua, khó khăn của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng ông cũng thẳng thắn chia sẻ, nếu suy xét kỹ thì phần lỗi của doanh nghiệp không phải là nhỏ.

Theo ông Thành, đó là việc doanh nghiệp lệ thuộc vốn ngân hàng quá nhiều và lạm dụng đòn bẩy tài chính. Những điều trên đã làm cho doanh nghiệp không thể đứng vững khi kinh tế thị trường có những biến động.

Tiến sĩ Võ Trí Thành trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: Lệ Chi

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý 2 của 647 công ty tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng 1,53 – một con số cao hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (Mỹ năm 2011 chỉ 1,20, Trung Quốc là 1,06). Trong đó, tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam bình quân lên tới 1,7 lần. Trong đó, cá biệt Tổng công ty Sông Đà tỷ lệ này lên tới 8,85, Petrolimex 6,29…

“Với tình trạng nợ cao như thế rõ ràng lãi vay ngân hàng đã nhanh chóng chiếm hết lợi nhuận của doanh nghiệp, càng đẩy họ vào mức khó khăn hơn”, ông Thành nói.

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng so với GDP của Việt Nam năm 2010 đã lên tới gần 140%, xấp xỉ bằng với Trung Quốc. Thực trạng này cho thấy gánh nặng nợ của bản thân các tổ chức tài chính cũng đang tăng lên. Nguyên nhân là áp lực tăng vốn của ngân hàng khá lớn khi Ngân hàng Nhà nước bắt buộc các nhà băng phải tăng vốn điều lệ lên liên tục. Và khi vốn tăng thì áp lực lợi nhuận buộc phải tăng theo nên các nhà băng phải tăng cường mở rộng tín dụng.

Thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Thiên Việt; Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Vietnam Capital Partners ông Nguyễn Nam Sơn thì chỉ ra rằng, hầu hết các công ty Việt Nam hiện nay chết vì đa ngành, đầu tư trái ngành, đầu tư cơ hội và không dựa trên các năng lực cốt lõi của mình. Và một thực trạng sẽ diễn ra trong năm nay là công ty muốn tồn tại phải lựa chọn chính ngành và từ bỏ những lĩnh vực trái ngành.

Ồng Sơn cũng nêu lên thực trạng, trong việc kinh doanh đa ngành thì các doanh nghiệp luôn đầu tư vào bất động sản. Nhưng các công ty bất động sản tại Việt Nam thường sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất châu Á. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của các công ty Việt Nam là 120%, so với mức trung bình 45% trong khu vực. Đây là tỷ lệ nợ rất cao và gây ra những rủi ro phá sản nếu thị trường diễn biến xấu. Và hầu hết doanh nghiệp này đều không thể sống sót qua khủng hoảng khi ngân hàng siết chặt cho vay do lo ngại nợ xấu. “Những công ty sống được trong năm 2012 sẽ là những đơn vị có tiềm lực mạnh và có khả năng tiếp cận được vốn quốc tế”, ông nói.

Ngoài ra, ông Sơn cũng chỉ ra một số nhược điểm của các công ty Việt Nam là thường thiếu chiến lược đầu tư và chiến lược thị trường dài hạn. Đa số doanh nghiệp hiện nay chạy theo thị trường thay vì dẫn dắt thị trường. Kinh doanh theo kiểu hy vọng thị trường sẽ tốt lên thay vì phải hành động trước thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thiếu thông tin và phân tích dài hạn hoặc thiếu nghiên cứu thị trường.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng, đầu tư đa lĩnh vực thực ra có lợi thế về quy mô, nếu làm tốt có thể tạo ra giá trị gia tăng rất lớn. Tuy nhên, song song đó không tránh khỏi những rủi ro.

Ông Thành cũng bày tỏ sự e ngại về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo ông, các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng tới 30% lợi nhuận để tái đầu tư, còn doanh nghiệp Việt Nam gần như rất thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Riêng lĩnh vực trái phiếu, theo ông Thành để xây dựng thị trường này phát triển tốt cần phải kiên trì, nhẫn nại và thời gian thực hiện không dưới 7-10 năm.

Nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay, Tiến sĩ Thành cho rằng thực tế có thể còn xấu hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang thấy. Nổi cộm là nợ xấu ngân hàng hiện rất cao nhưng lại không có con số đồng nhất, tình trạng sở hữu chéo cũng ngày càng phức tạp,…Với tình hình hiện nay, ông Thành dự báo tín dụng năm nay sẽ tăng không quá 8% và GDP chỉ khoảng 5,1-5,2%.

Nguyên Bộ trưởng thương mại ông Trương Đình Tuyển cũng chia sẻ thêm, tín dụng không ra được nền kinh tế, nguyên nhân một phần do cầu yếu. Ngoài ra, doanh nghiệp có khả năng tìm thương vụ kinh doanh thì nợ xấu lớn nên không tiếp cận được vốn,..

Theo Nguyên Bộ trưởng, vấn đề hiện nay là cần phải giải quyết ngay vấn đề nợ xấu. Ông cho rằng, nợ xấu cần phải được xử lý một cách tập trung, phải có một người đứng ra làm đầu mối chỉ đạo. Còn triển khai thì phải phân chia ra nhiều phương án. Các ngân hàng cũng có thể tự xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ hoặc cần thiết thì chúng ta thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia.

Nhưng theo ông Tuyển, công ty này phải tuân theo nguyên tắc là tự huy động vốn và quan trọng là không có ngân hàng thương mại nào tham gia làm thanh viên. Điều này nhằm đưa ra chính sách độc lập, khách quan.

Lệ Chi

1 comments on “KT – 924 – 081612 – Doanh nghiệp Việt Nam nặng gánh nợ nần

  1. anh Châu ơi, có tư liệu về vụ rửa tiền quy mô lớn của Việt Nam đây (tính hệ thống nghiêm trọng):
    Hiện nay, ở ngoài Bắc, rất nhiều xã đang tiến hành chương trình học tạp nông thôn mới, bằng cách xã lập một danh sách các cán bộ trong xã, xã bé khoảng 100 người, xã lớn khoảng 200, hoặc 300. Tất cả được thuê xe khách (chở một xe khoảng 30 người) sau đó được đưa lên một trung tâm gần Sơn Tây, Hà Nội. tại trung tâm này, mỗi người được phát một bộ giáo trình (hoặc gọi là tài liệu) về chương trình nông thôn mới, cùng với việc đọc tài liệu này, tất cả mọi người sẽ được nghe một hai cán bộ của chương trình lên trình bày khoảng 2 tiếng (k cho ai phát biểu cả) về nội dung của chương trình nông thôn mới Việt Nam , mà thực tế thì 2 tiếng các loại nội dung rẻ tiền, vài tấm gương điển hình về sản xuất…vv, sau đó mọi người được mời ăn trưa khoảng 100 ngàn/người/xuất ăn, sau khi ăn xong , mỗi người được phát 50 ngàn, kèm theo ký nhận tiền với nội dung rất chung chung là đi học hỏi kinh nghiệm phát triển nông thôn mới.
    Buổi chiều, mọi người được đưa đi xem trại nuôi gà, hoặc thỏ, sau đó thì xe lại đưa mọi người về quê.
    Ông Bác tôi nói : chúng nó rửa tiền thật kinh khủng, tiền thuê xe, tiền ăn, tiền cho mỗi người, còn làm danh sách khống gấp 1,5 lần hoặc 3-4 lần. sau đó báo cáo lên trên, trên lại báo cáo khác đi (cấp huyện).

    Hỏi sao đất nước này không nghèo anh nhỉ ?
    Lũ khốn nạn, thối từ trên xuống, từ dưới lên.
    Anh con nhà Bác em nói, chúng nó rất sợ chiến tranh, khi chiến tranh xảy ra, ngoài thành phần bộ đội chính quy, có nhiều thanh niên khác sẽ bị gọi nhập ngũ, mà trong số này rất nhiều thằng như thằng Luyện (giết người) , khi súng phát ra rồi thì khó quản lý (thời chiến) , chắc nhiều thằng bị bắn ngay không thoát, nên chúng rất sợ chiến tranh.

    Ở huyện em, chức chủ tịch huyện khoảng 10 tỷ anh a.
    Giáo viên chuyển trường (về gần nhà) không ít hơn 50 triệu.
    Nhân viên điện lực khoảng 50-100 tr tùy vị trí
    Tất cả đều quy ra bằng tiền mặt.

    Xã hội này chỉ có đập hết đi xây lại thôi anh à, phê và tự phê càng thối.
    Càng sửa càng thối.

Bình luận về bài viết này