CXN*_011512_1367_Vài lời gửi Thống Đốc Bình về việc trần lãi suất thực âm 14% là thất bại

(Bài đăng lại, lần đầu 15.01.2012)

Thưa Thống Đốc,

Tôi viết thư này để thưa TĐ về chuyện TĐ đe dọa người dân rằng họ sẽ phạm luật và bị xử lý khi họ gửi tiền tiết kiệm cho các Tổ Chức Tín Dụng (TCTD) với lãi suất vượt trần 14%.

Những người dân này không phải là những người chủ động, chính TCTD mồi chài họ.
Và theo tôi biết cũng không có luật nào ở VN cấm cho vay vượt trần lãi suất ấn định bởi Nghị Định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.

Nhìn lại quá khứ để hiểu tại sao có sự mất thanh khoản khủng khiếp này để ngân hàng mồi chài 21, 22% tiền lời cho khách hàng.

Lỗi này là hoàn toàn do Thống Đốc gây ra, làm thiệt hại nền kinh tế này rất sâu đậm, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải phá sản vì họ không vay được tiền NH với lãi suất cao cũng không có tiền mà vay, hàng triệu người thất nghiệp vì quyết định thiếu khôn ngoan này của TĐ.

Ngày 08.09.2011, TĐ quyết định dùng biện pháp mạnh là sẽ trảm Lãnh đạo NH nào vay tiền tiết kiệm hơn 14% Ngân hàng vượt trần lãi suất huy động: “Trảm” lãnh đạo ngày 08.09.2011.

Lúc đó tôi có viết một bài cảnh báo rằng lạm phát y/y là 21% mà có lãi suất thực âm với lạm phát thì người dân sẽ rút tiền tiết kiệm mà mua và trữ vàng và usd để chống lạm phát 21% thay vì giữ tiền vnd ham lời 14%, ai ngu nhất cũng biết điều đó, chỉ trừ Thống Đốc là không biết.CXN*_082411_1207_“Lãi suất thực dương” Thống Đốc NHNN đã lỡ lời hay người ta hiểu sai ý?

Kết quả là người dân rút tiền hàng ngàn tỉ vnd mỗi ngày từ các nhà băng lớn tới nhỏ bắt đầu từ đầu tháng 09.2011.

Sự mất thanh khoản này làm nhà băng không có vnd để cho vay trong lúc hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang khát vốn (có 50 ngàn doanh nghiệp đã phá sản rồi lúc tháng 09.2011) và họ sẵn sàng vay ở 23, 25% mặc dầu lúc đó Thống Đốc có hứa là lãi suất sẽ sụt từ 23% còn 17-19%.

Lúc đó tôi có viết một lá thư cho TĐ (ngày 28.10.2011) về sự thất bại này và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế VN. CXN*_102811_1274_Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình

Ngày 08.11.2011 tôi còn viết một bài , nêu rõ chi tiết thời điểm nào thì lãi suất mớ “hy vọng” giảm được còn 17 – 19%, đó là sớm nhất tháng 06.2012

KT – 189 – 110811 – Hy vọng sống cho DN: Bằng chứng và dấu hỏi

trong đó tôi viết:”TĐ NV Bình “quyết định hành chánh” hạ lãi suất cho vay từ 22 ~ 25% còn 17 ~ 19% từ ngày 09.07.2011, đến nay 2 tháng rồi mà vẫn đứng yên, thật ra, nó thụt lùi chứ không đứng yên vì hệ thống ngân hàng bây giờ đang vật lộn (mà không thắng nỗi) với thanh khoản, rồi sát nhập, rồi phá sản, chung quy cũng vì sai làm khi “quyết định hành chánh” lãi suất thực âm CXN – Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình
Tháng 11 và 12 mà không có thanh khoản cho doanh nghiệp vay sản xuất Tết thì thất bại hoàn toàn, mất 2 tháng Noel, rồi 3 tháng Tết sẽ không có gì xẩy ra nhiều trong mặt trận lãi suất, sát nhập và phá sản ngân hàng tới sau Tết cũng chưa giải quyết thì làm sao có thanh khoản tới tháng 03.2012, rồi cần 2 tháng 3 và 4.2012 để giải quyết ngân hàng, rồi bình ổn 2 tháng nữa, 5,6.2012 mới có thanh khoản, rồi nới bắt đầu 17 ~ 19% lãi suất vay.

Vậy là từ ngày tuyên bố lãi suất vay “phải tuân thủ 17 ~ 19%” là gần 1 năm (từ 07.09.2011 đến tháng 06.2012. Vậy thì bao giờ lãi suất mới giảm về 10%, có ai muốn đoán thử hay không ??? Theo tôi thì 1 năm nữa, tức là giữa 2013.”hết trích.

Bằng chứng, khuyến cáo rành rành ra đấy mà ông và Thủ Tướng vẫn tuyên bố trên truyền thông VN vào khoảng 04.01.2012 là lãi suất sẽ là 10% năm 2012.

KT – 342 – 010412 – Thống đốc NHNN: Lãi suất ngân hàng sẽ hạ xuống quanh 10%/năm

Điều này, tới ngày hôm nay chứng minh là sai hoàn toàn. Tại sao Ông và Thủ Tướng lại sai quá vậy ??? Không nhìn được tình hình vì quá kém cỏi trong dự báo hay cố tình nói láo để thị trường tin vào tài năng của các ông ????

Bất cứ vì lý do gì, 90 triệu người dân VN không chấp nhận sai lầm nghiêm trọng từ 2 người cần lái nền kinh tế này.

Ngày 10.01.2012 TS Lê xuân Nghĩa nói ra thực trạng như thế này:

KT – 375 – 011012 – TS Lê Xuân Nghĩa: Lãi suất huy động ngầm lên tới 20-21%
Lãi suất huy động là 21, 22% thì lãi suất cho vay từ Ngân hàng tới khách hàng là bao nhiêu ?? 24-26% ??? Vậy thời điểm nào trong 2012 thì lãi suất cho vay sẽ về 10% ????

Tháng 09.2011, ông rất dũng cảm đòi trảm (thật sự có vài GĐ bay chức) Lãnh đạo ngân hàng, tại sao bây giờ ông không dám làm thế nữa ??? Lý do ông không dám làm thế nữa vì ông sợ, ông đã học được một bài học quý giá mà tôi đã dạy cho ông rằng nếu giữ LS huy động 14% với lạm phát 18.5% thì tiền sẽ bị rút nữa và lần này sẽ sụp cả hệ thống ngân hàng.

Bài học này ông học tốt đấy, nhưng 90 dân tộc tôi trả học phí quá đắt cho ông, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người thất nghiệp và suy thoái kéo dài ra thêm ít nhất 6 tháng nữa, nếu không nói là 12 tháng nữa vì một quyết định sai lầm của Ông.

Tôi yêu cầu ông đừng vì lỗi lầm của ông mà bắt phạt người dân khi ngân hàng mồi chài họ 21, 22% như TS LX Nghĩa nói.

Melbourne
15.01.2011
Châu Xuân Nguyễn

——————————————————————————-

Thứ sáu, 13/1/2012, 09:24 GMT+7

‘Gửi tiền vượt trần lãi suất cũng phạm pháp’

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết người dân, doanh nghiệp gửi tiền với lãi suất vượt trần cũng được coi là tòng phạm với ngân hàng và sẽ bị xử lý theo luật.
> Cuối năm khan tiền đồng
> Năm 2012 nên thủ sẵn tiền mặt
> Nhà băng dùng 100% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn

Trả lời những thắc mắc của người dân xung quanh việc vượt trần lãi suất hiện nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tái khẳng định các hành vi này đều vi phạm pháp luật và là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, nếu không có sự đồng thuận của người gửi tiền, nhà băng cũng không thể thực hiện hành vi này.

“Nếu tổ chức tín dụng vi phạm, người dân mà tham gia, thì đó cũng là những tòng phạm. Và theo pháp luật thì phải xử lý cả tòng phạm”, ông Bình nhấn mạnh. Do đó, bên cạnh việc không tiếp tay, Thống đốc cũng kêu gọi người dân phát hiện, tố giác và gửi các bằng chứng về việc vượt trần lãi suất tới Ngân hàng Nhà nước để xử lý.

Thừa nhận công tác thanh tra – giám sát ngân hàng trong phần lớn thời gian của năm 2011 còn có dấu hiệu buông lỏng, Thống đốc cho biết hoạt động này sẽ được thực hiện quyết liệt hơn trong năm 2012. Theo đó, một trong những nội dung thanh tra trong điểm sẽ nhằm tới các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, bên cạnh việc đảm bảo an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng.

Nhật Minh

Bình luận về bài viết này