KT* – 199 – 111111 – “Doanh nghiệp chúng tôi rất thấm đòn rồi”

Đăng lần đầu: 11/11/2011  Để lại phản hồi Go to comments

Anh Quân

Theo: VnEconomy

(TTHN) – Chỉ 2 tháng bước vào suy thoái mà doanh nghiệp uể oải, chán nản và có thái độ bỏ cuộc như thế này thì suy thoái này kéo dài 7 năm vì 3 Dũng vất nghị quyết 11 vào thùng rác rồi bằng cách bơm 300 ngàn tỉ vnd vào nguồn cung tiền (M3 money supply) CXN – Nghị quyết 11 siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát bị TT Dũng vất đi rồi.Trong tháng đầu tiên, tháng 9 là có 50 ngàn doanh nghiệp phá sản.

Tháng thứ 2 là tháng 10, có thêm 200 ngàn doanh nghiệp phá sản, chỉ còn lại 360 ngàn doanh nghiệp trong tồng số 600 ngàn doanh nghiệp trước suy thoái. KT – Ước tính 40% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản

Tốc độ tàn phá như lũ cuốn, ước gì lũ cuốn phăng đi chế độ cai trị áp bức của 100 ngàn người mang danh ĐCS này, tham nhụng, bất tài là hai sở trường của nhóm người này, cầm đầu là 3 Dũng.

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

“Doanh nghiệp chúng tôi rất thấm đòn rồi”

ANH QUÂN
10/11/2011 18:45 (GMT+7)

picture Lãi suất cao đang gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Chuyện doanh nghiệp bất động sản nọ chấp nhận vay “tín dụng đen” lãi suất cao chỉ để chết từ từ, có thể nằm trong số cá biệt. Nhưng việc chật vật tồn tại với những khó khăn thị trường và chi phí vốn tăng cao là điều mà nhiều doanh nhân đang phải đối mặt.

“Doanh nghiệp chúng tôi rất thấm đòn rồi”, ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giầy vải, ủng cao su, dép đi biển, lót mút mà thị trường xuất khẩu chính là EU, nói với báo giới. Cái thấm nhất, theo ông, là bởi các đơn hàng từ khách hàng châu Âu sụt giảm một cách nghiêm trọng.

Không dám tăng giá

Không dưới 10 vị lãnh đạo doanh nghiệp được báo chí tiếp cận tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012: Dự báo những thách thức, cơ hội và giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), tổ chức ngày 9/11, cho biết, mối lo lớn nhất trong tình hình hiện nay là vấn đề thị trường khó khăn và chi phí vốn quá cao.

“Tình hình cuối năm 2011 và đầu năm 2012, có thể nói là bức tranh không mấy sáng sủa”, ông Phạm Hồng Việt nói. Tạm tính, năm nay lượng đơn hàng công ty của ông Việt nhận được đã giảm khoảng 35-40% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng, triển vọng thì cũng không mấy sáng sủa, khi mà các bạn hàng quen thuộc từ châu Âu vẫn chưa xác định được nhu cầu để hiện thực vào các đơn hàng cho doanh nghiệp này.

“Rất là khó có thể dự kiến được kế hoạch sản xuất dài hơi”, ông Việt kể. “Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nhận đơn hàng nhiều nhất theo quý, chứ không phải như trước đây là 6 tháng”.

May mắn hơn, Công ty May xuất khẩu DHA đã có chuẩn bị trước để đối phó với vấn đề thị trường. Tổng giám đốc công ty này, ông Nguyễn Văn Đô, cho biết, cách đây khoảng mấy tháng, doanh nghiệp có được cảnh báo lượng hàng sẽ thiếu.

“Chúng tôi đã kêu gọi khách hàng, đến bây giờ thì đơn hàng đã xong hết. Từ nay đến khoảng tháng 3/2012 là đảm bảo đủ việc”, ông cho biết.

Nhưng vấn đề đối với DHA là phải đánh đổi bằng việc giảm lợi nhuận. Dù là mức giá đã tăng khoảng 10% so với năm ngoái, ông Đô cho rằng không thể đủ với mức tăng chi phí. Từ chủ trương của Chính phủ tăng lượng tối thiểu lên 2,2 triệu đồng/lao động/tháng cho khu vực 1, doanh nghiệp này dự kiến cuối năm nay sẽ phải điều chỉnh giá gia công.

“Nhưng thực sự không dám tăng giá, vì không tăng giá thì mình mới có đơn hàng”, ông Đô nói. “Rất đơn giản thôi, khách hàng so sánh với Indonesia, với các nước hàng xóm thì giá của họ chẳng có vấn đề gì”.

Và, “công ty buộc lòng phải giảm lợi nhuận, không có cách nào khác cả”, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng đây là giải pháp bắt buộc.

Trong khi đó, thực tế là ngay cả cái cách quay lại thị trường trong nước cũng không hề đơn giản. Giám đốc Phạm Hồng Việt phân tích, trong nước cũng khó khăn do trong lúc này tiêu dùng cũng giảm đi. Hơn nữa, cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn…

Chuyện thấm đòn cũng có thể nhìn ở doanh nghiệp chuyên doanh với thị trường nội địa.

Giám đốc Công ty Đông Nam Ôtô Nguyễn Quang Trung thêm vào câu chuyện: “Tôi nghĩ sang năm 2012, doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa. Dung lượng thị trường sụt giảm là điều đáng lo. Và tôi cho rằng, đây là điều đáng lo nhất”.

Chỉ làm dịch vụ xuất khẩu, cái lo của Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Sovina Vũ Tuấn Giang, là sự liên đới với tình hình chung. “Chúng tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sợ nhất nếu kinh tế bất ổn. Ví dụ ngân hàng thắt chặt không cho vay nữa, rồi hạn chế, kìm hãm sản xuất khiến chúng tôi không có hàng xuất khẩu…”, ông bộc bạch.

Lãi suất cao, hết lãi

Chưa đến nỗi phải vay “tín dụng đen”, nhưng việc cải cách công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh ở Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài có lẽ là một cuộc cách mạng trong sản xuất khá “chua chát”.

Liên danh, liên kết với Bia Hà Nội, để tồn tại được công ty phải thay đổi toàn bộ thiết bị, công nghệ cũ, đưa thiết bị hiện đại và con người vào mới đảm bảo sản phẩm “hòa chung” với Bia Hà Nội.

Nhưng giai đoạn sáp nhập và “cách mạng công nghệ” từ năm 2008 cũng rơi đúng vào lúc nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tín dụng tăng rất cao.

“Hiện nay chi phí lãi vay của chúng tôi rất lớn, nhưng do giá bán ra không thể điều chỉnh, có khả năng chiếm gần hết lãi. Công ty hiện nay gần như là duy trì tồn tại để qua giai đoạn khó khăn này. Thế còn, chưa thể nói đến vấn đề phát triển được”, Giám đốc Vũ Văn Tiến cho biết.

Nhưng vượt ra khỏi “cái đau” của những doanh nghiệp nêu trên, có thể còn là mất mát của thời cuộc, của một tầm nhìn toàn cầu. Đó là trường hợp của ngành dệt may.

Tổng giám đốc Công ty May xuất khẩu DHA Nguyễn Văn Đô cho biết, việc chuyển từ gia công sang sản xuất tự chủ hơn để thu về giá trị gia tăng cao hơn đã có trong tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp và lồ trình thực hiện bước đầu là sản xuất và phân phối sản phẩm chăn, ga, gối… tại thị trường trong nước, nhưng với bài toán lãi suất cao như hiện nay, Công ty này buộc phải chuyển về gia công là chính.

“Cũng may là chúng tôi chưa chuyển hướng hết”, ông Đô nói. “Với tình hình lãi suất như thế này thì làm như thế hơi bị “kinh”. Khi mà suy thoái như thế thì chúng tôi giảm hết, dừng hết để tập trung vào khâu gia công”.

Cho nên, mong ước lãi suất ngoại tệ chỉ nên ở mức dưới 6% là quan điểm chung của nhiều doanh nghiệp, hay lãi suất tiền đồng hy vọng sẽ xuống dần 16%, cho đến 12% vào khoảng cuối năm tới thì sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho sản xuất.

“Vay ngoại tệ nên dưới 6% là hợp lý”, ông Phạm Hồng Việt nêu quan điểm. Còn Chủ tịch Sovina Vũ Tuấn Giang thì bảo: “Nếu lãi suất nội tệ giảm xuống dưới 10%/năm thì tốt”.

Tổng giám đốc DHA Nguyễn Văn Đô thì đánh giá cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu của Ngân hàng Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), với gói tín dụng 3.000 tỷ đồng lãi suất từ 16 – 19%, vừa được ngân hàng này công bố.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. Đọc báo Vẹm
    11/11/2011 lúc 11:20 | #1

    SCB mua vàng cao hơn giá niêm yết 300.000 đồng/lượng
    Đây là cơ chế mới của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), áp dụng cho khách bán vàng để gửi lại VND cho ngân hàng.

    SCB vừa thông báo tiếp tục triển khai chương trình “Ưu đãi dành cho khách hàng bán vàng gửi tiền VND tại SCB” và “Ưu đãi dành cho khách hàng bán USD gửi tiền VND tại SCB” với nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn trước.

    Chương trình áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu bán vàng SJC hoặc USD để gửi tiền VND vào bất kỳ sản phẩm tiền gửi nào tại SCB có kỳ hạn từ 1 tháng (hoặc từ 30 ngày) trở lên.

    Theo đó, Khách hàng bán vàng để gửi tiền VND sẽ được SCB áp dụng giá mua cao hơn giá mua niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch từ 100.000 đến 300.000 đồng/lượng. Đối với khách hàng bán USD để gửi tiền VND, SCB sẽ áp dụng giá mua cao hơn giá mua niêm yết tại thời điểm khách hàng thực hiện giao dịch theo tỷ lệ từ 0,1% đến 0,3%.

    Đặc biệt, 2.000 lượt khách hàng đầu tiên tham gia chương trình “Ưu đãi dành cho khách hàng bán USD gửi tiền VND tại SCB” sẽ được tặng ngay một phần quà có giá trị lên đến 0,20% số USD mà khách hàng bán.

    Ngoài những lợi ích nêu trên, khách hàng tham gia chương trình vẫn được nhận đầy đủ các ưu đãi của chương trình khuyến mãi tiền gửi mà ngân hàng này đang triển khai.

    Thùy Duyên

    tbktvn

  2. thang he
    11/11/2011 lúc 14:24 | #4

    Những bước cuối cùng đi vào ống cống của nhóm siêu lừa đảo gaddafi dũng ( y tá, rác …) !!!!!

  3. Đảng viên lót đường
    11/11/2011 lúc 11:34 | #5

    Đồng ý !

  4. 11/11/2011 lúc 11:34 | #6

    Bán vàng rồi gửi lại tiền coi chừng có ngày mất sạch đấy

  5. Dr. Tèo
    11/11/2011 lúc 12:14 | #7

    Nước này rồi mà còn TỰ SƯỚNG nè pà kon.
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/dau-an-100-ngay-hoat-dong-cua-chinh-phu-moi/

  6. ngựa hoang
    11/11/2011 lúc 13:54 | #8

    Tin khẩn bên blog nguoibuongio cho biết,4 người bạn của Jb NGUYỄN HỮU VỊNH bị côn đồ công an Hà Nội đánh và bắt giam.

  7. Tiếng nước tôi
    11/11/2011 lúc 14:03 | #9

    DR Tèo nhanh quá, cũng định đưa bài này lên…đúng là nói Tự Sướng, đúng ý mình quá hihiii..Nhìn mặt 3 dũng muốn độn thổ.

  8. bách hợp
    11/11/2011 lúc 16:06 | #10

    Câu hay nhất của bài viết : Tốc độ tàn phá như lũ cuốn ,ước gì lũ cuốc phăng đi cái chế độ cai trị áp bức của 100 ngàn người mang danh ĐCS này .HẾT TRÍCH

  9. Tám Xe Ôm
    11/11/2011 lúc 18:10 | #12
  10. 11/11/2011 lúc 22:38 | #13

    Con bé nhà tôi mới 20 tuổi mà cũng còn biết nói : ” Tụi nó dụ gửi tiền kìa ba ! ” khi nó xem mục tài chính kinh doanh trong bản tin thời sự trưa cách đây mấy ngày trên VTV1 tường thuật chương trình trúng giải của những người gửi tiền vào ngân hàng .
    Hy vọng mọi người ai cũng biết tụi nó đang dụ người dân gửi tiền , gửi vàng .

  11. 11/11/2011 lúc 22:41 | #14

    Thật quá phi lý ! Khi mà gần 90 triệu dân Việt đầy đủ tài năng , cần cù chịu khó lại phải cam chịu cúi đầu khuất phục trước khoảng 100 ngàn tên ngu dốt , độc ác và tham nhũng .
    90 triệu so với 100 ngàn , còn gì phi lý hơn nữa không ?

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi

Bình luận về bài viết này