CXN_092112_1809_Khi HAGL, QCGL phá sản, những món nợ xấu mà Ngân Hàng ngụy trang thành trái phiếu (HAGL,QCGL v.v..), Ủy thác đầu tư sẽ trở thành giấy lộn

Hình này tôi thích nhất….không chối cải được nữa…
CâyTre

Đăng ngày 2012/09/21 lúc 13:47

Quả thực là hoàn toàn chính xác+Lôgic …..100% không gian không dối và không Lừa Bịp như Bọn Con Hoang Xuống Hố Cả Nút Vẹm Ngu ngày nay!!(CHXHCNVN).
Hình ảnh đã Minh Chứng là Sự Thật …Vẹm không thể Chối để Bịp được nữa rồi..!
Anh Châu “tung nhiều Chiêu+Kiểu Độc đáo quá:TRẦN TRUỒNG nón CỐI!!!!!Thân

———————
Châu Xuân Nguyễn
Ngay cả khi IMF bước vào bơm tiền để giải cứu nợ xấu NH, trái phiếu hay chứng chỉ ủy thác đầu tư của một cty phá sản như Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức hay Quốc Cường Gia Lai của bà Loan, Cường đô là đều là những tờ giấy lộn và không ai gọi đó là nợ xấu nữa mà là “khoản đầu tư vào cty phá sản”. Đó là cái nguy hiểm của gian lận, giấu diếm nợ xấu.
Còn chuyện Hoàng Anh Gia Lai hay Quốc Cường Gia lai phá sản có dễ xẩy ra hay không ??? Quá dể đi chứ vì sự tồn tại của những cty BĐS niêm yết là dựa vào thoát hàng tồn kho căn hộ khi giảm giá 50%. Khi giảm giá 50% mà không ai mua thì sao ??? Có phải phá sản hay không ??? Đó là chuyện chắc chắn, chắc như là con cá phải biết lội, chắc như mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.
Cho dầu nợ xấu những ngân hàng này dưới dạng nào, trái phiếu hay ủy thác đầu tư, đều là vốn chết, đều là nợ xấu mà chính các NH này đã từng phải huy động vốn 21,22% vào cuối năm 2010 để đổ vào những cty BĐS niêm yết này, tức là ngay cho đến ngày hôm nay, NH vẫn phải trả lãi cho số tiền huy động đó. Vì phải trả lãi nên tiền không đủ, phải huy động thêm với lãi suất 13% @ 12, 13 tháng, từ đó không những tạo nên chen lấn tín dụng mà còn dùng bất cứ đồng huy động nào để trả lãi thay vì cho DN mới vay để phát triển kinh tế. Đó là lý do DN hấp hối không tiếp cận được vốn vay 15% từ những NH có nợ xấu (hay nợ xấu trá hình trái phiếu và giấy tờ ủy thác đầu tư CK) lớn. Có bao nhiêu trong 100 NH có nợ xấu rất lớn ??? Hơn 90% NH là có nợ xấu rất cao.
Đây là lý do BBC nói hệ thống nhà băng kiềm hãm sức phát triển của nền kinh tế là vậy.
Melbourne
21.09.2012
Châu Xuân Nguyễn

————————————————————————-

Ngày 21.09.2012, 08:07 (GMT+7)

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/sgtt.vn/No-xau-ngan-hang-duoc-giau-nhu-the-nao/9373055.epi

Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào?

SGTT.VN – Nếu nhìn vào báo cáo tài chính của ngân hàng, tất cả người xem có thể dễ dàng nhận thấy được nợ xấu của ngân hàng là bao nhiêu trong phần thuyết minh của mục “Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng”. Nợ cho vay được phân loại làm năm nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và đã được sửa đổi theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, nợ xấu thực tế của hệ thống ngân hàng cao hơn rất nhiều so với con số này. Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói nợ xấu theo số liệu NHNN là đáng tin cậy nhất, với mức 8,6% tổng dư nợ tại thời điểm 31.3.2012. Trong khi đó, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, dù cập nhật đến 31.5.2012, chỉ ở mức 4,47%. Sự chênh lệch này đến từ đâu và có dừng lại ở đó hay cao hơn nhiều như báo cáo của uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, của Fitch?

“Thủ thuật” hạch toán và đánh giá nợ

Không chỉ có Habubank mà nhiều NHTM khác cũng không trích lập dự phòng với các khoản cho vay Vinashin.

Trong những năm trước, để có thể đẩy mạnh được hoạt động tăng trưởng tín dụng và lách các quy định của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh hoạt động cho vay nhưng lại không hạch toán vào mục Cho vay với khách hàng. Thay vào đó, nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán lại “phình to ra” do các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể đã lách các hoạt động cho vay vào các khoản mục này như mục Các tài sản có khác (trong đó có khoản phải thu, tài sản có khác), Chứng khoán đầu tư (trong đó có chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành), Uỷ thác đầu tư… Nhiều tài sản trong nhóm này có tính chất tương tự như tín dụng nhưng không được các NHTM trích dự phòng hay phân loại nhóm nợ do không có quy định cụ thể. Điều này đã làm giảm bớt các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTM do các NHTM chỉ thực hiện phân loại nợ với các khoản cho vay trên mục Cho vay khách hàng.

Ngoài ra, để không phải điều chỉnh nhóm nợ với các khoản cho vay, nhiều NHTM có thể đã chuyển từ việc cho vay sang mua trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã phát hành thành công 850 tỉ đồng trái phiếu vào ngày 17.8.2012. Số trái phiếu phát hành lần này để cơ cấu lại các khoản nợ ở các ngân hàng. Trong thương vụ này, BIDV và công ty chứng khoán BIDV thu xếp phát hành, còn đối tượng mua là các NHTM nơi HAG có các khoản nợ.

Làm đẹp báo cáo tài chính

Quy định hiện nay về phân loại nhóm nợ của các NHTM như thế nào cũng tạo điều kiện giúp các NHTM làm đẹp báo cáo tài chính. Theo điều 6, điểm 3 của quyết định 493 được sửa đổi trong quyết định 18, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại NHTM mà trong đó có một khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn thì tất cả dư nợ của khách hàng phải phân loại vào cùng một nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Đồng thời, NHTM cũng được NHNN cho phép phải chủ động phân loại nợ vào nhóm rủi ro cao hơn theo đánh giá của NHTM khi có những diễn biến bất lợi tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng bị suy giảm…

Tuy nhiên, việc phân loại nhóm nợ như thế nào, đánh giá ra sao là các diễn biến bất lợi, các chỉ tiêu tài chính suy giảm lại hoàn toàn phụ thuộc vào các NHTM chứ không có quy định rõ ràng.

Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế đã ở một mức cao hơn rất nhiều do khách hàng được cơ cấu nợ. Khi cơ cấu nợ cho khách hàng như vậy, nợ lãi có thể được nhập vào nợ gốc và điều này sẽ làm tăng thêm dư nợ vay của NHTM nhưng thực tế, dòng tiền lại chưa hề quay về với NHTM.

Một trong những biện pháp phổ biến nhất chính là việc các NHTM có thể hỗ trợ giải ngân các khoản vay mới cho các khách hàng để trả nợ cũ hoặc giải ngân cho các dự án đã được hoàn thành để khách hàng trả nợ cũ. Khi đó, khách hàng không bị chuyển nhóm nợ.

Các NHTM cũng có thể tìm cách hỗ trợ cho khách hàng được cơ cấu lại nợ. Việc cơ cấu lại nợ là điều hoàn toàn hợp lý nhằm giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ một cách hợp lý. Nhưng nếu như trong quá trình cơ cấu lại nợ, các NHTM thực hiện mà không đánh giá kỹ khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng, chỉ thực hiện giải quyết vấn đề khó khăn trả nợ trước mắt cho khách hàng thì điều này sẽ làm gia tăng thêm rủi ro hệ thống NHTM. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế đã ở một mức cao hơn rất nhiều do khách hàng được cơ cấu nợ. Khi cơ cấu nợ cho khách hàng như vậy, nợ lãi có thể được nhập vào nợ gốc và điều này sẽ làm tăng thêm dư nợ vay của NHTM nhưng thực tế, dòng tiền lại chưa hề quay về với NHTM.

Việc giải ngân lòng vòng giữa các khách hàng có mối quan hệ liên minh với nhau cũng là một cách để giúp các khách hàng này có dòng tiền để trả nợ. Nếu một khách hàng trong “liên minh” có nguy cơ bị nợ quá hạn hoặc nghiêm trọng hơn là bị nợ xấu, để giúp khách hàng này tránh phải chuyển nhóm nợ, nhiều NHTM có thể cho một doanh nghiệp khác hoặc cá nhân khác trong “liên minh” vay để giúp khách hàng này dùng tiền vay trên trả nợ. Bằng cách này, tuy dư nợ của NHTM với “liên minh” khách hàng trên thực tế không thay đổi, nhưng nợ vẫn được đảm bảo đủ tiêu chuẩn, và không phải trích dự phòng.

Ngoài ra, các NHTM có thể tìm cách uỷ thác các nguồn tiền đầu tư này ra ngoài cho các công ty khác để những công ty này cho vay lại những doanh nghiệp đang có nguy cơ bị nợ quá hạn kia. Dòng tiền chuyển giao thực tế vẫn được NHTM kiểm soát chặt chẽ khi đều luân chuyển ở các tài khoản khác nhau trên cùng NHTM đó.

Không chỉ có các NHTM và các khách hàng tìm cách làm giảm tỷ lệ nợ xấu cho mình, ngay chính các văn bản của NHNN cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ cho việc trên. Đối với dư nợ cho vay Vinashin, nhiều NHTM đã không trích dự phòng các khoản cho vay này theo một cơ chế riêng. Sự đổ vỡ của Habubank khiến cho ngân hàng này buộc phải sáp nhập trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp là một sự báo động lớn.

Không chỉ có Habubank mà nhiều NHTM khác cũng không trích lập dự phòng với các khoản cho vay Vinashin. Theo ý kiến kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte trong báo cáo tài chính năm 2011 của Oceanbank: “Ngày 31.12.2011, ngân hàng (tức Oceanbank) nắm giữ các khoản tiền gửi, dư nợ tín dụng và đầu tư trái phiếu của ngân hàng với tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và một số công ty thuộc tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã quá hạn thanh toán. Tuy nhiên, trong năm 2011, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về xem xét khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ngân hàng đã thực hiện ý kiến chỉ đạo, giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và không trích lập dự phòng với các khoản nợ và phải thu trên. Hiện tại, ngân hàng đang tiếp tục làm việc với Vinashin và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản nợ và phải thu này”.

Liệu bên cạnh Vinashin, có bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước khác mà NHNN đã đồng ý cho phép các tổ chức tín dụng được khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ và không phải trích lập dự phòng? Nếu các khoản này được công bố thì liệu con số nợ quá hạn, nợ xấu thực tế của hệ thống NHTM sẽ là bao nhiêu?

HÀ ĐINH HOA

3 comments on “CXN_092112_1809_Khi HAGL, QCGL phá sản, những món nợ xấu mà Ngân Hàng ngụy trang thành trái phiếu (HAGL,QCGL v.v..), Ủy thác đầu tư sẽ trở thành giấy lộn

  1. Ngân hàng Việt Nam như tiệm cầm đồ

    Ngân hàng Việt Nam hiện nay giống như tiệm cầm đồ, nếu có sổ đỏ, sổ xanh…là có thể được vay vốn.
    Tại một cuộc hội thảo chứng khoán gần đầy, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng thay vì cần quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hay khách hàng khi vay vốn, các ngân hàng Việt Nam lại chỉ quan tâm trước tiên tới liệu khách hàng có gì thế chấp, cầm cố, sổ đỏ, sổ xanh…hay không.

    Ông Thành cũng cho rằng việc các ngân hàng Việt Nam có ‘sân sau” là các doanh nghiệp, dự án là cực kỳ nguy hiểm. Nhiều ngân hàng Việt Nam đã lợi dụng việc huy động vốn của ngân hàng rồi tài trợ cho các dự án của mình mà thiếu đi các yếu tố xem xét khi cho vay.
    Nhiều ngân hàng thương mại là sân sau của các nhóm lợi ích chỉ quan tâm đến việc phát triển các dự án của thành viên HĐQT và các cổ đông lớn. Hậu quả là các lĩnh vực như bất động sản, đầu cơ tài chính, chứng khoán…phát triển ồ ạt, rồi lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

    Ngân hàng Việt Nam như tiệm cầm đồ

  2. Làm sai pháp luật, trình tự… thì phải bồi thường!
    Đừng tưởng Mỹ chuyện gì cũng không biết. Ngay cả QLB, DLB họ còn viết được cả 1 bài chi tiết nữa.
    Vì nghi ngờ vàng bị tráo giả, sửa chứng từ, có người thao túng, bưng bít… ở 1 số ngân hàng nên người dân cho rằng nên có những cuộc thanh tra đột xuất các ngân hàng nhất là ở Bạc Liêu?
    Mua bán sang tay kiếm lời, vay tiền mua cổ phiếu chiếm công ty rồi đưa vào nợ xấu là chiêu của Jews. Kiếm được bao nhiêu đó tiền thì cũng phát sinh bao nhiêu đó nợ xấu, có mất đi đâu mà lo?

    Cho dù ông Triều (con cháu thủ tướng?) có bao nhiêu tiền cũng không mua được vì ổng đã tự khai nhận qua ghi âm hết rồi!
    Tôi nghi ngờ Vietcombank móc nối với Eximbank Bạc Liêu sửa chứng từ? (Nếu không, sao lại cắt mạng của kế toán trưởng? Kế toán trưởng của ngân hàng lớn như Vietcombank và Eximbank mà không có mạng, không có máy tính, không có công cụ làm việc…)

    Đây là căn cứ.
    http://giaohaoganxa.blogspot.com/

Bình luận về bài viết này