KT* – 0030 – 072011 – Lãnh đạo không có khả năng nắm bắt tình hình kinh tế

Đăng lần đầu: 19/07/2011Để lại phản hồiGo to comments

Vân Anh

Theo: sggp

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. 

Bài viết dưới đây Đọc bài này bằng cách bấm vào đây ngày 02.07.2011 và 3 ngày sau, tôi viết bài này CXN – Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011 sau đó, báo lề phải cùng tôi đăng thêm khoảng 20 bài để chứng minh lý thuyết suy thoái của tôi là đúng. Trong thời gian này, 3 Dũng đi thăm dầu khí ở Bà Rịa đâu có dám khoác mỏ ca ngợi Nghị quyết 11 đang thắng lợi, hay “lạm phát đang đi dần vào hướng tích cực” nữa đâu.

Hãy đọc kỹ bài này để thấy từ Nguyễn tấn Dũng, nguyen Sinh Hùng, Cao Đức Phát, Vũ văn ninh, Vũ huy Hoàng đều không có một ý niệm gì về cơn bão suy thoái đang lăm le ở góc trời. Vậy mà sau khi tôi viết bài suy thoái, tôi ngồi ở Melbourne, báo lề phải ở SG và HN đi tìm bằng chứng cho những lời tôi nói, họ tìm không khó khi thấy điện máy phá sản, 600 doanh nghiệp phá sản, BĐS tê cóng, TTCK không còn một hơi thở, quý 2 lợi nhuận âm, lạm phát vẫn tăng cao, lãi suất vẫn đùng đùng v.v…vậy mà hãy nghe những giọng điệu của những người cầm trịch của nền kinh tế này….

Như tôi viết ở mấy bài trước, đầu tiên là vì lạm phát cao (do bất tài, tham nhũng của tập đoàn, ăn hại đái nát ) mà phải tăng lãi suất (đầu tháng 02.2011) để kỉm lạm phát. Hậu quả của 5 tháng lãi suất là sức mua của người dân yếu đi trong khi lạm phát vẫn còn trớn hướng tới (với Nguyễn tấn Dũng bơm 70 ngàn tỉ để cứu vây cánh, tay chân bên BĐS và TTCK càng làm lạm phát quay trở lại nhanh vì thông tin này tôi và các báo lề trái, lề phải đều lan tỏa trong dân gian rất nhanh, vì vậy tăng giá là điều không tránh khỏi vì tội tình gì thương lái thịt heo, nhà chăn nuôi (mày dành giựt tiền bơm ra thì tao cũng đang đói đây) phải hy sinh cho tay chân Nguyễn Tấn Dũng ở BĐS và TTCK).

Vì nếu ngày mai, Nguyễn tấn Dũng chỉ thị xuống lãi suất còn 8% thì 12 tháng sau, lạm phát sẽ là 50 hay 100%, kiềm chế lạm phát này sẽ là 10 năm và thịt heo sẽ là 400 ngàn/kg thay vì 160 ngàn/kg như bây giờ (chuyện thịt heo thì tôi quá rành)…Người nghèo lương 2 triệu/tháng thì sao ??? In thêm tiền àh ?? thì như Zimbabwe và sụp rất nhanh, sẽ đi về hướng bao cấp, ăn bo bo và tem phiếu như 1975 và sau đó…..Người dân VN có sẵn sàng ăn bo bo hay sẵn sàng lật đảng cộng sản ??? Một sự chọn lựa rất dễ mà rất khó.

Tôi để quyền chọn lựa này cho dân tộc tôi vì khi CS không còn, sẽ có rất nhiều chuyên gia người Việt hải ngoại với tâm và tầm sẽ về VN và nếu chánh phủ hậu công sản như tôi nghĩ là hoàn toàn không tham nhũng thì Tây phương sẽ viện trợ ngay 40 tỉ usd như họ đang viện trợ Ai cập sau khi lật đổ chế độ tham nhũng và độc tài Mulbarak (lần đầu tiên trong báo cáo nhân quyền tháng 04.2011 Mỹ kêu đích dang đảng cộng sản là độc tài và tham nhũng, chính vì vậy nên từ ngày 14.02.2011 đến bây giờ Mỹ không thèm cử Đại sứ qua VN nữa). Ai cập có 80 triệu dân, ngang ngữa với VN 86 triệu dân.

 Dĩ nhiên lạm phát quay trở lại ngay khi có dòng tiền chảy vào. Như tôi đã nói vào đầu tháng 7, lạm phát sẽ trở lại và trở lại cao hơn và lâu hơn. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ phải cao và kéo dài hơn, khoảng ít nhất 18 tháng, TTCK và BĐS dĩ nhiên là không chờ lâu như thế, những người ôm cổ phiếu theo tài chính đòn bẩy là phải xả hàng thôi vì không có ma nào dại mà thọc tay vào (vì tôi đã khuyên mọi người như thế).

 Còn BĐS thì Nguyen Tan Dũng dự định cứu bồ nhóm tay chân lợi ích này lại bị “gậy ông đập lưng ông” rằng mặc dầu thanh khoản có, tiền nhà băng dồi dào nhưng viễn ảnh hạ lãi suất là 18 đến 24 tháng nên không ai dám mua BĐS (có lẻ vì đọc bài và nghe theo lời khuyên của tôi về ứng phó với suy thoái tại trang này, đánh CXN sẽ tìm thấy).

Và dĩ nhiên suy thoái sẽ tiến đến vào đầu quý 4 (tôi đã thấy rất nhiều dấu hiệu tương tự như 5 lần suy thoái mà tôi thấy ở Úc rồi, tôi sẽ đưa bằng chứng lần lượt, hãy đón đọc những bài của tôi, bạn sẽ học được rất nhiều để nhìn ra suy thoái). Suy thoái sẽ kéo dài 18 tháng tới 24 tháng và hy vọng là Đảng cộng sản sẽ sụp vì chính phủ mới sẽ dùng tài năng, tâm và tầm dự báo hữu hiệu mà hướng nền kinh tế này thoát ra khỏi suy thoái nhanh chóng, xin đừng hỏi tôi bằng cách nào, hỏi tôi khi tôi sắp về VN nhận chức mới, lúc đó tôi sẽ trả lời. Một thầy thuốc biết chẩn bệnh và có đủ tiền mua thuốc thì bệnh nhân sẽ khỏi, hãy đọc những dự báo của tôi 3 năm về trước tại đây.

Lỗi của ai vậy ??? Lỗi ban đầu có lạm phát là do bất tài, tham nhũng và ăn hại đái nát. Khi biết lạm phát cao, nghị quyết 11 kìm hãm lạm phát nghe xôm lắm, mới được từ tháng 2 đến tháng 5 là nhóm lợi ích, phe cánh đại gia bất động sản và chứng khoán than ầm lên, NHNN bơm 70 ngàn tỉ qua tái cấp vốn, lạm phát trở lại ngay sau khi giảm mức tăng tháng 6.

 Hậu quả là một lần nữa, NTD nới lõng chính sách tiền tệ vì lợi ích nhóm thay vì vững tay chèo siết chặt để lạm phát giảm nhanh cho 86 triệu dân tộc của tôi. Suy thoái năm 1981 của Úc, giảm lạm phát từ 12% còn 3% cần 18 đến 24 tháng. vậy thì suy thoái đầu quý 4 (đã có rất nhiều tín hiệu cho thấy suy thoái đã bắt đầu) sẽ ít nhất 18 tháng, sau 18 tháng nếu lạm phát xuống còn 10% là chúng ta nên mừng, còn nếu muốn xuống 2 hay 3% như những quốc gia hội nhập của chúng ta thì 4 hay 5 năm là chuyện thường. Hãy tưởng tượng sống trong cảnh bảo giá này 4 hay 5 năm. 

Dân nghèo VN không có bè phái, tay chân của ĐCS nên phải chịu tất cả thiệt thòi chống lại lạm phát bằng chính nỗ lực của họ, còn đại gia địa ốc thì sẽ được cứu vớt bởi Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn.

TIME FOR A CHANGE

Châu Xuân Nguyễn

—————————

Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất 

Thứ bảy, 02/07/2011, 01:40 (GMT+7)

“Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, toàn diện tình hình của đất nước; xác định kết quả đạt được nhưng cũng cần phải nhìn sâu sắc bối cảnh tình hình mới để thấy được những hạn chế, thậm chí những mặt còn gay gắt để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phù hợp, có hiệu quả”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương như vậy tại phiên họp Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ diễn ra vào ngày 1-7-2011.

  • Còn nhiều khó khăn

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm theo tính toán sơ bộ, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tăng mạnh, ước đạt khoảng 12 tỷ USD, tăng 37,6% so cùng kỳ năm 2010…

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, 2 tồn tại nổi lên là tăng giá trị sản lượng nhưng giá trị gia tăng thấp; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang diễn ra trên diện rộng; dịch bệnh trên tôm, nghêu tại những vùng nuôi công nghiệp lớn; nạn phá rừng diễn ra gay gắt hàng ngày, hàng giờ; quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Tại đây, ông cũng lưu ý các địa phương trong tình hình thời tiết diễn biến thất thường hiện nay, vùng không có đê bao không nên sản xuất. Ngoài ra, trước thực tế giá thịt gia súc, gia cầm tăng cao nên phải phát triển sản xuất và kiềm chế dịch bệnh. “Theo dõi sát có dịch bệnh ở đâu, quyết liệt diệt bệnh ở đó”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Người dân mua thịt heo bình ổn giá của Vissan tại siêu thị. Ảnh: KIM NGÂN

Tương tự, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: Ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, tăng hơn nhiều so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, liên tục trong 6 tháng kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với nhập khẩu. Mặt hạn chế, mặc dù sản xuất công nghiệp tăng cao nhưng giá trị, tốc độ gia tăng thấp, hiệu quả sản xuất còn nhiều tồn tại; nhập khẩu, nhập siêu vẫn còn cao; quản lý thị trường dù quyết liệt nhưng tình trạng gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: “Vẫn tiếp tục phản đối mặt với nhiều khó khăn do những tác động bất lợi từ bên ngoài cũng như những tồn tại, bất cập nội tại nền kinh tế”. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2011 dù tốc độ tăng đã chững lại, nhưng tháng 6 vẫn tăng 1,09% so với tháng trước. “Tình hình giá nguyên liệu, đặc biệt xăng dầu đang diễn biến phức tạp nên cần có lộ trình xem xét, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. Tương tự, lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường tiếp tục thực hiện đến năm 2013, nếu không sẽ thiếu vốn rồi thiếu điện”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói.

Người dân TPHCM chọn mua thực phẩm bình ổn giá tại siêu thị. Ảnh: KIM NGÂN
  • Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết 11

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Tăng trưởng GDP 5,57% là nỗ lực lớn của cả nước; trong điều kiện ngân sách khó khăn nhưng vẫn bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân. Công tác quốc phòng, an ninh xã hội, bảo đảm chủ quyền quốc gia ở biển Đông cũng được quan tâm chỉ đạo.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh: “Kết quả đạt được trên đáng trân trọng nhưng đây chỉ là kết quả bước đầu”. Lạm phát, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao; nhập siêu tuy giảm nhưng còn lớn; sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư nước ngoài giảm; đời sống nhân dân khó khăn. Đáng lưu ý là tai nạn giao thông có dấu hiệu tăng; các hoạt động đe dọa chủ quyền trên biển Đông cũng diễn biến phức tạp; đình công trong 6 tháng tăng gần gấp đôi so cùng kỳ… “Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm là tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Hết sức chú ý các chỉ tiêu: kiểm soát lạm phát, chỉ số tăng giá CPI phấn đấu chỉ ở mức 15% – 17%; kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%; giảm bội chi dưới 5% GDP; tăng trưởng GDP cả năm 6%. Ngoài ra, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển bằng cách đưa tăng trưởng tín dụng 20% vào doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu. Thủ tướng cho biết năm 2011, thực hiện miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hàng chục ngàn tỷ đồng. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, không để hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai bị đói.

Từ ngày 1-10-2011, chính thức thực hiện nâng lương cơ bản cho công nhân tại các doanh nghiệp để cải thiện đời sống cho người lao động nên địa phương phải kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chủ trương này. Đặc biệt, cần quan tâm quốc phòng, an ninh đối ngoại, đảm bảo vững chắc an toàn quốc gia trên biển đảo của Tổ quốc, không được phút nào chủ quan, lơ là.

VÂN ANH

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. Phở Bò Ngon!
    20/07/2011 lúc 00:22 | #1

    bác CXN ơi, 3Dũng vẫn còn Hạ Long, Cam Ranh, Phú Quốc… để bán nữa mà!

  2. Guest
    20/07/2011 lúc 03:37 | #2

    CXN ngày nào về nước nhận chức vậy ? Để mình viết còn tổ chức tiệc mừng ngày đổi đời nữa chứ……..

  3. BìnhLuận
    20/07/2011 lúc 07:56 | #3

    + Trong các năm qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư công của chính phủ hoặc từ việc giải ngân các vốn vay của nước ngoài. Vì vậy thắt chặt đầu tư công và vốn vay nước ngoài bị co rút sẽ hết tăng trưởng.
    + Muốn duy trì tăng trưởng phải in tiền để bù đắp, tất yếu sẽ tạo lạm phát. Cộng thêm ở Việt Nam khối Doanh nghiệp tư nhân không phát triển được, lại còn bị teo tóp do một rừng các luật lệ từ trung ương tới địa phương. Kéo theo sự thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu được sản xuất trong nước, điều đó góp phần tăng lạm phát và sức ép nhập siêu.
    + Không thay đổi được môi trường thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hoặc thay một Thủ tướng khác, suy thoái vẫn xảy ra. Người trong nước biết, nhà báo trong nước biết nhưng viết để đăng lại là chuyện khác, còn nói như Châu Xuân Nguyễn “Vậy mà sau khi tôi viết bài suy thoái, tôi ngồi ở Melbourne, báo lề phải ở SG và HN đi tìm bằng chứng cho những lời tôi nói” là tự tin thái quá.

  4. 20/07/2011 lúc 08:56 | #4

    BìnhLuận :

    + Trong các năm qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư công của chính phủ hoặc từ việc giải ngân các vốn vay của nước ngoài. Vì vậy thắt chặt đầu tư công và vốn vay nước ngoài bị co rút sẽ hết tăng trưởng.
    + Muốn duy trì tăng trưởng phải in tiền để bù đắp, tất yếu sẽ tạo lạm phát. Cộng thêm ở Việt Nam khối Doanh nghiệp tư nhân không phát triển được, lại còn bị teo tóp do một rừng các luật lệ từ trung ương tới địa phương. Kéo theo sự thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu được sản xuất trong nước, điều đó góp phần tăng lạm phát và sức ép nhập siêu.
    + Không thay đổi được môi trường thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hoặc thay một Thủ tướng khác, suy thoái vẫn xảy ra. Người trong nước biết, nhà báo trong nước biết nhưng viết để đăng lại là chuyện khác, còn nói như Châu Xuân Nguyễn “Vậy mà sau khi tôi viết bài suy thoái, tôi ngồi ở Melbourne, báo lề phải ở SG và HN đi tìm bằng chứng cho những lời tôi nói” là tự tin thái quá.

    @BL,
    Vấn đề ko phải bây giờ suy thoái mà là tôi viết 3 năm nay, 3 Dũng sẽ fuck-up nền kinh tế này chứ đừng nói là 3 Dũng có đó hay ko vẫn suy thoái, vì nếu có 1 TT nhìn xa trông rộng thì suy thoái sẽ ko đến. Đọc bài của tôi từ 3 năm trc sẽ thấy.
    Còn chuyện báo lề phải tìm chứng minh thì chuyện đó tôi biết chắc chắn là có thật chứ ko tự tin thái hóa. Bằng chứng là có người ở những tờ bào lề phải liên hệ Kami để tìm thông tin (email với logo của bào. Lại nữa tôi viết 3 năm nay và mỗi ngày, tôi đọc những bào Thanh niên, tuổi trẻ, lao dong, NLD, pháp luật, vnexpress,dân trí, bee, đất việt, CAND, và nhiều nữa và những gì tôi viết tôi đều biết họ sủa cách hành văn rồi đăng lên, tôi chứng minh điều này nhiều lần trên trang này và những TBT bạn của Kami vẫn nói Kami như thế…
    Bạn không biết thì bạn ko nên phát biểu linh tinh như thế.
    CXN

  5. SVNMARINES
    20/07/2011 lúc 12:17 | #5

    Cám ơn Anh Châu Xuân Nguyễn. Ngày nào có bận cách mấy cũng cố gắng vào đọc những bài viết của Anh. Những bài viết Anh viết sau này đều nối thêm vào những bài cũ. Như vậy mọi người sẽ dễ dàng nắm bắt sự liên tục của nội dung mà mình cần biết. Rất hoan nghênh. Mến chúc Anh nhiều sức khỏe

  6. Lang
    20/07/2011 lúc 13:13 | #6

    CXN viết đúng đấy. BÁo lề phải có tham khảo CXN
    Đang hồi hộp chờ xem sắp tới chúng nó giở trò gì…

  7. TÁM XE ÔM
    20/07/2011 lúc 13:57 | #7

    A CXN OI , Anh dự đoán giùm e giá xăng, dầu và gas từ đây đến cuối năm có biến động ko anh? Và khi nào anh về VN nhận chức vậy, cho người dân VN đỡ khổ, chứ bây giờ người dân cứ bị lừa hoài.
    Thanks
    Chào kính mến

  8. abd
    20/07/2011 lúc 15:28 | #8

    Ông già nhà em vẫn chửi bọn tư thương tự ý tăng giá làm cho cụ khổ, cả đời dành dụm được hơn trăm triệu gửi vào ngân hàng mong tí tiền dưỡng già bây giờ bốc hơi ngần hết.
    Đúng là cảnh “cốc mò cò xơi”

  9. chutusg
    20/07/2011 lúc 16:00 | #9

    Chừ kinh doanh thế này mới kinh: Xây khu nghỉ dưỡng cao cấp,ven biển là xưa rồi,ven sông,rừng và ven…sân bay.Cứ xây để cho các đại gia thuê,lợi nhuận khổng lồ,còn suy thoái hay không,đói nhăn răng hay không thì mặc mẹ dân tình!
    Hoan hô lãnh đạo.Hoan hô vĩ mô!

  10. 20/07/2011 lúc 19:00 | #10

    Yêu cầu này đối với một ông y tá thì quả là quá sức

Bình luận về bài viết này