KT* – 526 – 031812 – Lạm phát ở Việt Nam có nguy cơ tăng trở lại?(Inflation ref)

 

Đăng lần đầu: 18.03.2012

Tamnhinnet 

       Theo: zing
(Lời bình): – Bài báo này ra ngày 14.03.2012 đặt câu hỏi là lạm phát có quay trở lại hay không. Những người theo dõi blog này sẽ có câu trả lời rất rõ ràng:”Đúng, lạm phát sẽ quay trở lại, không có gì đáng ngạc nhiên vì đã dự bào trước từ ngày 21.08.2011 tức là 7 tháng trước rồi”.

Vậy thì dự báo tương lai từ ngày hôm nay là gì ??? Sẽ có hàng trăm ngàn DN đóng cửa, hàng triệu người thất nghiệp và sẽ dẫn đến bạo loạn và hy vọng là ĐCS sẽ sụp trong năm nay vì tôi tiên đoán là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế váo 90 triệu dân là tồi tệ nhất sau 2 đợt tăng giá xăng và điện này. Nếu người dân không nỗi dậy năm 2012 thì sẽ không bao giờ họ nỗi dậy, CS sẽ sống được thêm 50 năm nữa như hồi 1988……….
Chuyện này đưa đến một hệ lụy khác là dự bào của tôi là nếu lạm phát quay trở lại thì suy thoái sẽ kéo dài 7 năm bắt đầu từ tháng 09.2011 tức là sẽ chấm dứt là 09.2018. Vậy thì DN đang hấp hối nên khai tử ngay bây giờ để khỏi tốn kém thêm vì kinh nghiệm suy thoái từ tháng 09.2011 đến nay là 6 tháng rồi và nó quá đau thương cho tài sản của chủ DN.
Trích:”Vì những quyết định bát nháo, phi logic của tập đoàn nhí nhố này mà tôi không thể nào dự báo lâu dài dc, thường thì dự báo một điều, nhưng khi có quyết định ngu xuẩn thì phải dự báo lại tệ hại hơn. Như hồi tháng 7 tôi dự báo suy thoái nếu quản lý giỏi thì chỉ 2 hay 3 năm là ra khỏi, nh7ng sau đó, do thả lỏng tín dụng, BDS chìm sâu, TTCK chìm sâu, NH nợ xấu và thanh khoản cực kỳ nên bây giờ dự báo là 7 năm suy thoái.
Dĩ nhiên nếu CP Hậu Cs lên vận hành thì sẽ rút ngắn 7 năm còn 2 năm, lý do lạc quan tiềm ẩn rất quan trọng để vực dậy và quan trọng hơn là nhà quản lý phải đại tài (phải biết dự báo xa và chính xác).
Hiện giờ chúng ta đang thấy rõ tâm lý bi quan và quản lý nhố nhăng của một tập đoàn nhí nhố 3 Dũng.
Melbourne
17.02.2012
Châu Xuân Nguyễn” hết trích.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
18.03.2012

———————————————————————————–

http://www.zing.vn/news/kinh-doanh/lam-phat-o-viet-nam-co-nguy-co-tang-tro-lai/a240103.html

Thứ Tư, 14/03/12 14:36 GMT+7

Lạm phát ở Việt Nam có nguy cơ tăng trở lại?

Lạm phát có nguy cơ tăng trở lại ở Việt Nam sau một loạt biến động dồn dập trong nền kinh tế. Một số nhà quan sát lo ngại giá các mặt hàng thiết yếu tăng gây áp lực lớn đối với cuộc sống người dân và mục tiêu chống lạm phát của chính phủ.

Theo truyền thông Việt Nam, kể từ ngày 1/3, giá khí đốt tăng thêm 52.000 đồng lên mức 477.000 đồng cho mỗi bình gas 12 kg, Nếu gộp chung cùng với ba đợt tăng giá trước đó kể từ đầu năm thì giá gas bán lẻ đã tăng đến 126.000 đồng, tức là tăng khoảng 36%. Sau đó gần một tuần, đến lượt xăng tăng gần 10% lên gần 23.000 đồng một lít kể từ ngày 7/3.

Mới đây nhất, ngày 13/3 báo chí đưa tin Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang tính toán đầu vào để đề xuất tăng giá điện trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng. Theo quyết định của chính phủ, EVN được quyền tự quyết tăng giá bán điện không quá 5% theo định kỳ ba tháng sau khi cân đối chi phí đầu vào. Như vậy sau đợt tăng giá 5% vào cuối 12 năm ngoái, thời hạn sau 3 tháng để điện nhảy thêm một mức giá mới đang đến gần. Một diễn biến quan trọng khác là Ngân hàng Nhà nước vừa công bố giảm trần lãi suất huy động từ 14% xuống còn 13% – động thái được dự đoán sẽ có tác động không nhỏ đến lạm phát.

Giảm lãi suất đúng lúc?

Chỉ số giá tiêu dùng dịu bớt chính là nguyên nhân chính mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình viện dẫn cho việc cắt giảm lãi suất lần này.

Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng ̣đầu năm 2012, theo số liệu của chính phủ trong phiên họp thường kỳ hồi đầu tháng 3, chỉ tăng gần 2,4% so với cuối năm ngoái. Chính phủ Việt Nam cho biết đó là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng mức độ ảnh hưởng của đợt tăng giá các mặt hàng thiết yếu lần này đối với lạm phát là không đáng kể và nói Việt Nam sẽ điều chỉnh lại lãi suất nếu áp lực lạm phát trong thời gian tới tiếp tục tăng.

Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, nói rằng bà rất lo lắng cho việc chống lạm phát của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nguyên nhân làm bà lo lắng là “những biện pháp cần có để kiềm chế lạm phát cũng chưa làm đủ mạnh trong khi những nhân tố thúc đẩy (lạm phát) vẫn còn đó”. Bà Lan cho rằng nhìn dưới góc độ của các ngân hàng, “chưa đủ điều kiện đủ để giảm lãi suất”.

Bà Phạm Chi Lan giải thích: “Mức độ giảm lạm phát hai tháng đầu năm nay vẫn hoàn toàn chưa thuyết phục. So với cùng kỳ năm ngoái thì lạm phát vẫn là hai chữ số”. Bà nói thêm rằng các ngân hàng vẫn đang vật lộn với khó khăn như nợ xấu vẫn cao và thanh khoản vẫn bấp bênh.

Tuy nhiên về góc độ cá nhân, bà Phạm Chi Lan hoan nghênh động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp. Bà giải thích: “Doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn rất lớn, không thể phát triển được. Một số doanh nghiệp khó khăn thì còn có thể gượng được chứ khó khăn đã lan rộng sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ của toàn bộ nền kinh tế.” Bà Phạm Chi Lan nêu vấn đề vốn là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi họ phải đi vay với mức lãi suất từ 17 đến 25%.

Bà nói thêm:  “Với mức lãi suất như vậy, không doanh nghiệp nào có thể kiếm lời nổi để đủ trả tiền lời ngân hàng chứ chưa nói đến các chi phí khác. Giảm lãi suất là việc phải làm vì khó khăn của các doanh nghiệp là khó khăn chung của nền kinh tế và khó khăn của hàng triệu người đang làm công cho các doanh nghiệp”.

Giá vẫn phải tăng?

Giảm lãi suất làm cho các doanh nghiệp dễ thở hơn nhưng tăng sức ép lên lạm phát.

Còn về việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đó là tất yếu vì trong sáu nhóm giải pháp chính phủ đưa ra vào năm ngoái để kiềm chế lạm phát cũng có đề cập sẽ đưa giá xăng dầu và điện theo giá thị trường.

Tuy nhiên, bà “bức xúc nhất” vì “sự minh bạch” trong tăng giá vẫn chưa có và nói:  “Mỗi khi các đơn vị yêu cầu tăng giá đều được Nhà nước chấp thuận nhưng không hề có giải trình đầy đủ là tại sao tăng vào thời điểm này và tỷ lệ tăng như thế nào là hợp lý. Giá xăng dầu thế giới tăng lên và Việt Nam là nước nhập khẩu xăng dầu thì ai cũng hiểu sẽ phải điều chỉnh giá nhưng điều chỉnh đến đâu? Việc tăng giá gas cho thấy rất rõ: thị trường thế giới chỉ tăng 28% nhưng ở Việt Nam tăng đến 40%, đẩy thua thiệt về phía người tiêu dùng.”

Tuy nhiên bà Lan cũng khẳng định cần phải tìm hiểu thêm thì mới kết luận được việc tăng giá này có vì “lợi ích nhóm” của các công ty có liên quan hay không. Một trong những lý do mà EVN giải trình với chính phủ về yêu cầu tăng giá điện là việc kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn với khoản lỗ khổng lổ lên đến 10.000 tỷ đồng do đầu tư trái ngành vào chứng khoán và bất động sản.

Hành động đến đâu?

Theo bà Phạm Chi Lan, chính vì vậy kiểm soát giá với tư cách là một công cụ kiềm chế lạm phát khó có thể thực hiện được.

Còn chính sách tiền tệ mà bà Lan cho rằng là một công cụ rất quan trọng, “các ngân hàng năm ngoái cũng làm rất nhiều việc để kiềm chế tăng trưởng tín dụng và lãi suất cũng rất cao mà kết quả là lạm phát vẫn cao”.

Trong lĩnh vực cắt giảm chi tiêu công để thực hiện chính sách tài khóa nghiêm ngặt, bà cho rằng con số giảm năm ngoái cũng không thật sự thuyết phục vì “đấy chỉ là đăng ký của các ngành, các địa phương về giảm chi tiêu ngân sách” chứ “không biết thực tế giảm bao nhiêu”.

Bà cũng đánh giá việc tái cấu trúc doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế Nhà nước theo hướng thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành và tiết kiệm chi tiêu “xem chừng còn khó khăn lắm”. Theo bà, khối này có “đầu tư rất lớn và hiệu quả đầu tư rất thấp, góp phần lớn vào lạm phát cao của Việt Nam”.

Trong khi cho biết “chính sách kiềm chế lạm phát vẫn được chính phủ nhấn mạnh kể cả trong cuộc họp thường kỳ gần đây nhất và vẫn là ưu tiên cao nhất của chính phủ trong năm nay”, bà Phạm Chi Lan nói thêm rằng mục tiêu lạm phát năm nay ở mức một con số so với 19% năm ngoái là “thách thức rất lớn”của chính phủ. Bà nói: “Lạm phát cao là mối lo xuyên suốt của những người quan tâm về kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nào lạm phát về mức một con số thì, nền kinh tế mới vận hành bình thường trở lại”.

Theo Tamnhin.net

Bình luận về bài viết này