KT* – 603 – 040712 – Thấy gì từ ‘cái chết’ của gần 80.000 doanh nghiệp?

Đăng lần đầu: 07.04.2012

vtv

       Theo: vtv
(Lời bình): – Chuyện DN ngày càng phá sản nhiều hơn là viễn ảnh tôi thấy từ lâu và theo cách hành xử của TT thì ngày càng nhiều, tôi phỏng ước là 400.000 phá sản/600.000 DN tới cuối năm 2012.

KT – 602 – 040712 – “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp

Ai giữ bài này cuối 2012 đem ra đối chiếu chứ tôi dự báo là ngày càng lụn bại. Chỉ cần nhìn sát nhập nhà băng (phải giải quyết nợ xấu ngày càng tăng (mà DN rớt ào ào như me thì làm sao xác định nợ xấu là bao nhiêu để mua bán và sát nhập ???)) để thấy Nguyen văn Bình nói năm 2012 sẽ sát nhập 18 nhà băng mà bây giờ là 4 tháng rưỡi rồi mà chưa sát nhập được 1 nhà băng. Nhà băng chưa sát nhập được thì thanh khoản không giải quyết được, nếu thanh khoản không giải quyết được thì cho dầu lãi suất huy động còn 10% thì cũng không có tiền để cho vay vì NH chính họ phải huy động chui @ 20, 21% thì làm sao họ huy động 13% mà có tiền cho họ ??? Nếu họ không có tiền, không đủ trả nhà băng lớn thì làm sao có tiền để cứu DN ???
Chuyện sụp đổ của nền kinh tế này ngày càng tiến gần như tôi dự báo…chỉ còn chờ, nếu được thì xuống đường biểu tình chống tham nhũng như bài này của tôi.

CXN_040312_1460_Từ con tàu Hoa Sen của Vinashin, một cách nhìn đơn giản tại sao tham nhũng phá banh nền kinh tế VN này.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
07.04.2012

———————————————————————————–

(InfoTV) – Nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Khó khăn gay gắt từ môi trường kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để tồn tại. Dù không phải nỗ lực này bao giờ cũng thành công…
Theo công bố hôm 14/3 vừa qua của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2011 cả nước có 79.014 doanh nghiệp giải thể. Tuy nhiên, con số thực tế có lẽ lớn hơn nhiều…

Phá sản hàng loạt
Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế. Điều này cho thấy, con số hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể do VCCI và WB đưa ra chỉ là những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận. Hơn 120.000 doanh nghiệp còn lại có thể cũng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động…
VCCI cho biết, trung bình những năm qua, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản/giải thể, tức thấp hơn năm 2011 khoảng 8 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 vẫn chưa phải là ghê gớm nếu so với những tháng đầu năm 2012. Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ, có 169 doanh nghiệp đã làm thủ tục phá sản trong 2 tháng đầu năm tại Hà Nội, cao gấp 4,3 lần cùng kỳ năm 2011. Tại TP.HCM, số liệu từ Cục Thuế cho biết, trong 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp xin giải thể hoặc ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm nay 20% doanh nghiệp thủy sản phải phá sản vì thị trường xuất khẩu khó khăn, khó tiếp cận vốn vay. “Đại gia” thủy sản Bình An đang tính đến phương án bán cả nhà máy và một số bất động sản để trả nợ, Công ty TNHH Thủy sản An Khang (Cần Thơ) vừa vỡ nợ 500 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng (Sóc Trăng) có giám đốc bị bắt vì vỡ nợ hàng chục tỷ đồng… Ngoài ra, các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác cũng gặp khó không kém. mới nhất là trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC – mã SHN). Phát biểu trước báo giới ngày 17/3, Chủ tịch HĐQT HANIC Đinh Hồng Long cho biết: “HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản”…
Chịu đau để dần dần khỏe lên
Theo giới chuyên môn, kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại sau khủng hoảng, các thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính hơn và lãi suất ngân hàng cao… là những lý do chính dẫn đến cái chết hàng loạt của các doanh nghiệp trong nước. Ông Nguyễn Xuân Thành, đại diện Công ty sản xuất trà, cà phê Hoàng Thành (quận Bình Tân, TP.HCM), một đơn vị vừa nộp hồ sơ giải thể cho biết: “Lợi nhuận không đủ bù chi phí, không có tiền trả lương mà ngân hàng không cho vay thêm, đành phải đóng cửa”. Trong khi đó, doanh nghiệp Phát Tiến Phát (Q.8) cho biết, nguyên nhân giải thể của họ là do đối tác ở nước ngoài gặp khó khăn, thị trường bị thu hẹp, cộng thêm nguồn vốn cũng eo hẹp.
Ở lĩnh vực thủy sản, trước những động thái kiểm tra dư lượng kháng sinh khắt khe của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, một số doanh nghiệp thủy sản lớn đã chủ động quy hoạch vùng nguyên liệu của mình. Song khó khăn này vừa được giải quyết, khó khăn khác lại ập tới. Từ tháng 1/2012, thuế môi trường chính thức được áp dụng, theo đó doanh nghiệp phải bỏ ra thêm khoảng vài tỷ đồng/năm (chi phí sử dụng túi nilon). Nhiều chi phí tăng cao khiến cho thủy sản Việt Nam đang giảm tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, thách thức của ngành hàng trang trí nội thất lại nằm ở chất lượng và thị hiếu khách hàng, theo ông Hiroshi Sakamoto, chuyên gia về hàng trang trí nội thất của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC)…
Nhưng khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp “kêu trời” nhất vẫn là khó tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp. Ông Dũng, Giám đốc Công ty Thương mại Dịch vụ Thanh Dũng (Q. Tân Bình) – đơn vị vừa bố cáo giải thể doanh nghiệp – bức xúc: “Hàng tháng tôi phải trả chi phí thuê mặt bằng 17 – 18 triệu đồng, cộng với chi phí sản xuất tăng liên tục, thêm lãi suất ngân hàng cao khiến hai năm nay càng làm ăn càng thâm hụt hết vốn. Lập công ty ra mà… ai cũng đói, thì đành phải giải thể, chờ cơ hội khác thôi”.
Đối với sự đi xuống của thị trường tiêu thụ toàn cầu, nhiều doanh nghiệp chỉ biết hy vọng, “sau cơn mưa trời lại sáng”. Nhưng cũng không ít công ty nhân cơ hội này để tái cơ cấu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản trong năm 2012, do các dự án bất động sản, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn “án binh bất động”. Hiện nay, Công ty Thép Việt đã phải cắt giảm 50% công suất, Công ty Thép Vạn Lợi tuyên bố ngừng sản xuất… Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất. Dù vậy, ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch thường trực Hội Vật liệu xây dựng tin rằng, khó khăn hiện nay chính là cơ hội để ngành hoàn thiện hơn, chẳng hạn về quy mô đầu tư, công nghệ… “Nay các nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ. Thay vì “tay không bắt giặc”, khi đầu tư họ phải quan tâm đến công nghệ, quy mô, thị trường, năng lực tài chính, đội ngũ cán bộ… Đau hiện nay là đau tạm thời, nhưng cái được là ngành sẽ phát triển theo hướng khác, tích cực hơn. Chính “cơn đau” này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận lại”, ông Cung nói.
Xoay vốn từ nhà đầu tư ngoại
Một cách tiếp cận nguồn vốn khá hữu hiệu mà nhờ đó một số doanh nghiệp trong nước đã gặt hái được thành công nhất định: kêu gọi vốn từ quỹ đầu tư. Nếu gọi vốn thành công, doanh nghiệp không chỉ thoát hiểm về vốn mà còn được hưởng sự trợ giúp về quản trị và công nghệ từ đối tác. Mới đây, Quỹ đầu tư mạo hiểm Dream Incubator Inc và Tập đoàn Orix đã mua 31% cổ phẩn của CTCP Thiết bị y tế Việt – Nhật thông qua Quỹ đầu tư DI Asian Industrial Fund LP với trị giá gần 100 triệu USD. Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures Inc thuộc Tập đoàn CyberAgent Inc đã hoàn tất việc mua cổ phần của CTCP NCT, đơn vị quản lý website nghe nhạc nhaccuatui.com, để giúp NCT mở rộng nội dung kinh doanh từ việc ứng dụng công nghệ lẫn kinh nghiệm hoạt động về mạng. Tất nhiên, để kêu gọi được vốn đầu tư từ các quỹ, doanh nghiệp phải hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn, có tính thuyết phục, doanh nghiệp phải kinh doanh đạt hiệu quả cao hoặc có triển vọng đạt được hiệu quả cao trong tương lai.
Theo chuyên gia kinh tế Lý Trường Chiến, giải pháp tổng quát cho các doanh nghiệp là cần gia tăng thực chất về năng lực quản trị, không ngừng hoàn thiện tổ chức và hệ thống thông qua tái cấu trúc triệt để, cắt bỏ những phần không hiệu quả. Ông còn khuyên, nếu có điều kiện, hiện là thời điểm nên mua vào các cơ sở hạ tầng và hệ thống khách hàng… của các doanh nghiệp phá sản. Với một vài doanh nghiệp khó chuyển đổi thì cần giảm cường độ hoạt động, kiểm soát thật kỹ thu chi, có “chi” cũng đừng có “phí”, dùng chiến thuật “gấu ngủ đông” để vượt qua khó khăn và sẵn sàng cho những cơ hội mới


Bình luận về bài viết này