KT* – 648 – 041912 – Hạ lãi suất nhưng cung tiền vẫn bị “bóp nghẹt”

Đăng lần đầu: 19.04.2012

Hồng Dung

        Theo: vpbs
(Lời bình): – Như tôi đã viết ngay ngày 11.04.2012 khi Nguyen van Bình tuyên bố hạ lãi suất huy động lần 2 từ 13% còn 12%, bây giờ 1 tuần trôi qua, thực tế mang lại thất vọng tràn trề cho DN sắp đóng cửa. Điều này có nghĩa như thế nào ???
Có nghĩa là DN, nhất là DN hấp hối không còn tin vào NN nữa và họ sẽ cùng nhau đóng cửa vĩnh viễn, đó là lúc sụp đổ của nền kinh tế này, thay vào đó là một sự sụp đổ chính trị và sẽ có một CP lâm thời trong 6 hay 12 tháng trước khi bầu cử.

KT – 614 – 041112 – Mở rộng cho vay lãi suất thấp từ 14-16%

Trích:”Mặc dầu thế, ý kiến của tôi về vấn đề này là:
1. DN đã quyết định rời thị trường vì lãi suất cao, thuế nặng, thị trường không có vì sức mua không có (làm ra sản phẩm rồi bán cho ai đây nếu dân bị lạm phát ăn vào chi tiêu ???), giảm từ 25% xuống còn 16% không đủ sức để Dn mở cửa trở lại vì suy thoái 7 năm vẫn còn đó, sự sụp đổ vĩ mô của hệ thống NH vẫn còn đó, khi họ vay tiền rồi sụp đổ thì sao ??? Rất nhiều dấu hỏi trong đầu của họ và sợ nhất vẫn là sức mua rất yếu sau Tết vì lạm phát quay trở lại dầu phù phép số CPI nhưng DN biết rõ là thị trường của họ co lại rất nhiều.

KT – 611 – 041112 – Lo quán ăn bình dân đóng cửa

2. Thanh khoản của hệ thống NH chưa giải quyết, điều này có nghĩa là tiền để cho vay rất hạn hẹp, điều này DN thấy rất rõ khi LS hạ từ 14% còn 13% nhưng DN vẫn không tiếp cận được vốn ở 18, 19%

KT – 555 – 032512 – Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng: Trần lãi suất vẫn chỉ hạ trên… giấy?

làm sao DN tin vào Bình và Dũng được để không đóng cửa DN ????.
Một điều nữa là thanh khoản vẩn còn là vấn đề, khi NHNN bơm tiền cho NH yếu kém, họ dùng tiền đó để giải quyết nợ của họ (trả lãi cho những khoản tiền mà họ huy động cao 20,21% trước đó để khỏi tốn tiền lãi suất chênh lệch và từ đó, món tiền để dành cho DN vay lại được dùng vào chuyện riêng của NH, làm sao NHNN kiểm soát là tiền đó sẽ được vào tay DN đang khô máu ????
3. Ngân hàng phải giải quyết nợ xấu, thanh khoản, sát nhập và dẹp những NH bệnh hoạn thì thị trường tài chánh mới có sức khỏe trở lại.
4. Có bơm tiền vào cho người tiêu dùng để mua BĐS cũng sẽ không hiệu quả vì lý do sau đây

CXN*_123111_1352_Tại sao BĐS kiệt quệ và kiệt quệ lâu hơn nữa. Giải pháp ở đâu ???

5. Hạ lãi sức tiêu dùng để kích cầu sức mua thời điểm này thì thất bại hoàn toàn vì ai ai cũng thấy mất việc, viễn ảnh mất việc trước mắt thì họ ra mượn tiền để mua xe tay ga hay TV tinh thể lỏng àh ??? Chuyện trong mơ.
6. Tóm lại, biện pháp này cũng như tất cả những biện pháp Bình và Dũng ra từ 2 năm nay đều không có nắm thực tế và sẽ thất bại, tốc độ giải thể sẽ vẫn tăng tốc hằng ngày, thất nghiệp sẽ theo đó lên 2 triệu và kinh tế sẽ tê liệt vì khi muốn kinh tế trở lại thì tất cả những điều căn bản phải giải quyết như TTCK, BDS, NH, DNNN, đầu tư công, nhập siêu v.v..
7. Cơn lốc tsunami về đóng cửa DN, thất nghiệp sẽ diễn ra như những gì chúng ta thấy ở BDS một năm nay, đó là lời tiên đoán của tôi. Giữ bài này tới tháng 9 này là sẽ thấy tôi lại đúng nữa hay sai.”hết trích.
Hy vọng là tất cả sẽ diễn ra như 90 triệu người dân mong muốn, ĐCS (hay chỉ là một nhóm nhỏ bão quyền cở 100.000 người) sẽ phải trả lại quyền quyết định cho 90 triệu người dân thôi.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
19.04.2012

———————————————————————————–

http://www.vpbs.com.vn/News/2012/4/17/194042.aspx

Hạ lãi suất nhưng cung tiền vẫn bị “bóp nghẹt”
Đầu tư Chứng khoán điện tử – 17/04/2012 3:56:05 CH

PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, khu vực doanh nghiệp đang phải chịu gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính ngày một lớn do lãi suất cho vay quá cao.

TS. Thiên đưa ra dẫn chứng, so với mặt bằng lãi suất (theo năm) cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực như Ấn Độ khoảng 10%/năm, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4% thì mức lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam 20 – 22%/năm là quá cao, nghĩa là hơn các đối thủ cạnh tranh từ 2 đến 4 lần.

“Chi phí tài chính cao không những làm suy giảm lợi nhuận mà còn làm giảm khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Trong khi đó, cần lưu ý một đặc điểm rất nổi bật của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng dựa nhiều vào vốn; nhiều doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “tay không bắt giặc”, kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Phương thức hoạt động theo kiểu “đánh mượn sức” này trở nên rất rủi ro khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay”, TS. Thiên nhấn mạnh.

Do vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hạ trần lãi suất huy động ngày 11/4 được thị trường đánh giá rất tích cực. Nhưng có một thực tế là việc giảm lãi suất này không đáng kể và doanh nghiệp chưa thể dễ dàng tiếp cận vốn với giá rẻ, do hiện các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

Trao đổi với ĐTCK, giám đốc chi nhánh của một ngân hàng thương mại lo lắng, trước đây, khi trần lãi suất là 14%/năm, nhiều ngân hàng vẫn phải huy động với lãi suất khoảng 16 – 17%/năm. Tuy nhiên, phần chênh chỉ vào khoảng 2 – 3% còn có thể “biến báo” được. Nay trần lãi suất đã hạ xuống 12%/năm, song nhiều người gửi tiền không chấp nhận mức lãi suất này và vẫn đòi được hưởng như cũ. “Chiều” khách hàng thì khó “hoá” khoản chênh lệch lãi suất nên tới 4 – 5%, nhưng nếu không thì không huy động được vốn, bởi nhiều NHTM khác đang khát vốn sẵn sàng “chào mời” khách hàng với mức lãi suất này.

Lãi suất huy động thực tế vẫn còn cao đến vậy thì doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với lãi suất cao là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, việc doanh nghiệp không dễ vay ngân hàng với lãi suất thấp còn bởi sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng, làm cho doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng lại phải chịu định mức tín dụng nên chắc chắn sẽ phải lựa chọn cho vay đối với doanh nghiệp có thể tin tưởng.

“Thị trường đang điều chỉnh lãi suất cho vay theo hướng giảm, nhưng không thể kỳ vọng giảm đột ngột 2 – 3%/năm trong vài tuần. Điều này rất nguy hiểm”, ông Hải nói.

Dưới góc độ khác, theo thông tin mà ĐTCK có được, NHNN vẫn đang hút tiền về thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) và phát hành tín phiếu, dù đã “bơm” tiền đồng vào hệ thống thông qua việc mua vào ngoại tệ.

Từ đầu năm đến nay, NHNN đã mua vào từ 5 – 6 tỷ USD, qua đó, đưa vào hệ thống hơn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lãi suất trên thị trường mở khoảng 13,14%/năm, cao hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (bình quân 11,5%/năm) nên các ngân hàng đã trả tiền vay qua OMO để vay liên ngân hàng số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cùng thời gian, NHNN cũng phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng tín phiếu Kho bạc Nhà nước. Tổng số tiền hút về xấp xỉ lượng mà NHNN đã bơm ra khi mua ngoại tệ.

NHNN cũng đã tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng cho một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Nhưng đây là số tiền chưa thể chuyển thành nguồn có thể cho vay ra nền kinh tế ngay.

Những hoạt động trên cho thấy, mặc dù hạ lãi suất, song NHNN vẫn đang kiểm soát chặt cung tiền. Cùng với trần tăng trưởng tín dụng vẫn được áp dụng, NHNN đang rất thận trọng, kiên trì để chắc chắn xu hướng lạm phát thực sự ổn định mới bơm tiền.

Do vậy, hệ thống ngân hàng thanh khoản tốt nhưng không có nghĩa là có nhiều tiền để cung cấp cho mọi thành phần kinh tế.

Ngoài ra, theo TS. Trần Đình Thiên, vấn đề hiện nay là nhiều doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn vay, cho dù các ngân hàng đã cải thiện khả năng cung ứng vốn và lãi suất có xu hướng hạ xuống một cách chắc chắn, tuy còn chậm. Điều này có nghĩa là, khi khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng bắt đầu được hóa giải thì dòng lưu chuyển vốn tiếp sức cấp cứu cho các doanh nghiệp vẫn bị cản trở. Nguyên nhân chính là ở sự “đình trệ” chứ không chỉ còn do lạm phát. Lâm vào tình trạng đình trệ, các doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm làm ra, dẫn tới chỗ không trả nợ kịp thời cho các ngân hàng. Nợ xấu của doanh nghiệp tăng nhanh khiến ngân hàng càng không thể cho doanh nghiệp vay thêm. Mặt khác, doanh nghiệp không bán được hàng thì cũng không có nhu cầu vay vốn để sản xuất.

“Liệu việc ‘nhồi’ thêm vốn cho một doanh nghiệp ốm yếu có làm doanh nghiệp đó khỏe lên, hay thậm chí ‘giúp’ doanh nghiệp đó ‘ra đi’ nhanh hơn? Điều này lại đồng nghĩa nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng, rủi ro đối với cả nền kinh tế lại lớn”, giám đốc chiến lược một NHTM băn khoăn.

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế thuộc Bộ Tài chính cũng cho rằng, hiện thanh khoản tại một số ngân hàng tốt nhưng thanh khoản của nền kinh tế không tốt. Tiền đang nằm bất động ở đâu đó. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, bất kỳ một chính sách nào ra đời đều có độ trễ, nghĩa là cần thời gian để triển khai. Ngoài ra, các ngân hàng công bố những gói tín dụng vài nghìn tỷ đồng thực tế chỉ là hình thức, bởi chẳng ai biết chính xác gói vốn này đã giải ngân được bao nhiêu, cho những doanh nghiệp nào, với mức lãi suất ưu đãi cụ thể bao nhiêu…

“Rõ ràng, doanh nghiệp không nên hy vọng vay được ngay tiền và là tiền rẻ”, TS. Ánh nói.
Hồng Dung

Bình luận về bài viết này