KT* – 758 – 051112 – Người nghèo chới với vì mất việc làm

Đăng lần đầu: 11.05.2012

Ngọc Tùng – Nguyễn Thanh 

Theo:sgtt

( Lời bình): – Đúng như tôi dự báo, nạn thất nghiệp, nội loạn sẽ xẩy ra trong năm nay, cao điểm là tháng 6.2012 này. Hy vọng 90 triệu dân VN nổi dậy, liều chết mà thay đổi chế độ man rợ và bất tài này. Như tôi đã nói, nếu không nắm bắt 2012 thì sẽ đợi 50 năm sau nữa vì CS sẽ cũng cố lại …Nhìn 1986 thì thấy, chúng nó qua vấn nạn LX và Đông Âu 26 năm. Hãy ráng lên và đi đến quyết định cuối cùng.

CXN*_020612_1397_Tôi không phải là tiên tri gia Trần Dần (2014), tôi nói thực tiển 2012 cuối

Trích:”Đây là bài viết của Chuyên viên cao cấp trong ngành Banking, gọi là chuyên viên C viết như thế này:

Tình hình diễn ra theo đúng kịch bản anh Châu viết từ tháng 7/2011
Tình hình hiện nay đang diễn ra đúng kịch bản về suy thoái quý 4, 2011
và kéo dài 7 năm(nếu CSVN tồn tại) hay sẽ có xáo trộn chính trị mà ĐCS
sẽ sụp…Tôi đã dự đoán về sự sụp đổ chắc chắn của nền Kinh tế VN với
lối quản lý phi thị trường và ngu dốt của 3D và CP của ông ta.Sự suy
thoái KTVN đã hiện rõ từ trước Tết đến nay ,hàng hóa không thể tiêu
thụ được ,dư thừa sản xuất,…Tình hình này diễn ra ít nhất là 3-4 năm
,mà cũng có thể kéo dài hơn đến 7 năm cùng với sự sụp đổ của ĐCS trên
Đất nước Việt Nam.
Tất cả những gì anh Châu nói nó lần luôt xảy đến mà bọn em rùng mình.http://dantri.com.vn/c76/s76-562759/giat-minh-voi-ket-qua-lam-an-cua-cac-ong-lon-trong-khung-hoang.htm
Trích “TS Trần Đình Thiên từng đánh giá “sức khỏe của doanh nghiệp
hiện nay đang bị hao hụt nặng”.Tuy nhiên, đáng lưu ý là vị chuyên gia
này còn tiết lộ thêm một thông tin không khỏi gây sốc rằng “số doanh
nghiệp đóng cửa có thể lên tới 30-35%, tức là gấp 3-4 lần con số công
bố” hết trích
Trích “nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm thì số doanh
nghiệp rơi vào tình trạng “rất khó khăn” hiện nay không chỉ ở mức 30%
như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng công bố, thực
tế còn khắc nghiệt hơn rất nhiều với tỉ lệ lên đến 90%” hết tríchVậy là thành quả bao năm gầy dựng DNTN từ thời TT 6 Dân rồi PVKhải đã
được 3D cho đi đứt hết.90% DNTN gặp khó mà không có tiền cứu thì hạn
2012 không qua khỏi rồi.Trích “trích lập dự phòng rủi ro của 8 trong tổng số 9 ngân hàng niêm
yết trong năm 2011 là gấp 2 cùng kỳ, lên đến 13.390 tỷ đồng “
và”VietinBank có mức trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất với 4.871 tỷ
đồng. Sacombank trích lập dự phòng tăng đột biến từ 243 tỷ đồng lên
3.394 tỷ đồng “
“Theo một báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2011 của NHNN
chi nhánh TPHCM thì “tỷ lệ TCTD kinh doanh kém hiệu quả (lãi ít hoặc
lỗ), nợ xấu phát sinh cao, chủ yếu là các TCTD có cho vay bất động
sản, với các dự án lớn và mang tính chất đầu cơ” hết trích
Tình hình trích lập dự phòng đột biến như thế này và bản chất nợ xấu
đã xuất hiện thì sự sụp đổ của Hệ thống Ngân hàng Việt nam đã quá rõ
ràng.Nếu đến giữa năm các khoản vay không trả được-Chắc chắn không thể
trả- thì hàng loạt cty tuyên bố phá sản ,người lao động phải ra
đường.Bạo loạn sẽ có thể xảy ra, còn nhẹ hơn thì nền KT rơi vào suy
thoái trầm trọng .Lúc đó mục tiêu ‘Tái cơ cấu’ chưa kịp làm đã bị phá
sản.
Tình hình các CTCK và Broker cũng đã lộ rõ:
http://cafef.vn/2012020602263341CA31/ctck-dang-uong-thuoc-dang.chn
http://cafef.vn/20120206013218448CA31/com-ao-khong-dua-broker.chn
Các CTCK sẽ tuyên bố vỡ nợ hàng loạt trước khi Thông tư
226/2010/TT-BTC có hiệu lực ngày 01.04.2012. Tiền của nhà Đầu tư , tiền vay Ngân
hàng… sẽ bị phù phép biến mất.Các CTCK chết là dấu hiệu của TTCK VN
đang đi đến cuối đường hầm.Các broker sẽ die từ từ. Tiền lấy đâu mà đền
cho Cty vậy là trốn thôi.Khỏi trả nợ.Ngân hàng và CTCK lại chết thêm
nữa.”hết trích
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
11.05.2012

———————————————————————————–

Ngày 11.05.2012, 07:51 (GMT+7)
Người nghèo chới với vì mất việc làm
SGTT.VN – “Đá chầu”. Cách nói của những người nghèo mất việc. Họ phải chạy kiếm việc để làm mỗi ngày. Lê Thị Bích Thuỷ, một công nhân Docifish (Đồng Tháp) vừa mất việc nói: “Bây giờ xin việc ở công ty nào họ cũng trả lời là chờ xem xét. Chính vì vậy, kế sống duy nhất của đám thất nghiệp trong lúc này là chạy sô theo kiểu đá chầu”.
9 giờ sáng hôm qua (10.5), khoảng 100 công nhân mất việc ở nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Docifish (thuộc công ty cổ phần Docifish – khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) tề tựu về nơi làm việc cũ, để nhận trợ cấp thôi việc. Hầu như chưa có ai trong họ tìm được việc làm mới với nhiều lý do khác nhau. Nhưng điểm chung của những công nhân thất nghiệp này, họ đang sống trong cảnh hụt hẫng, túng quẫn… do nguồn thu sa sút mạnh từ nửa năm qua.
Bữa cơm trưa của gia đình ông Út giờ chỉ đạm bạc với rau vườn và những loại thực phẩm rẻ tiền… Ảnh: Ngọc Tùng
Cuộc sống xáo trộn
Huỳnh Kim Thuỳ (sinh 1983) là công nhân ở công ty Docifish – chế biến cá tra xuất khẩu, từ năm 2005 tới nay. Thời công ty làm ăn khấm khá (khoảng năm 2010), dù phải đi làm từ 5 giờ sáng tới 6 – 7 giờ tối mới về tới nhà, nhưng theo Thuỳ, “Lúc đó làm được lắm, những tháng làm cật lực mức lương có thể đạt 3 triệu đồng/tháng”. Tuy nhiên, niềm vui công việc chẳng được bao lâu, từ khoảng nửa năm nay công ty hoạt động cầm chừng, lương thường dưới 1 triệu đồng/tháng.
Đầu tháng 4.2012, gần 500 công nhân của đơn vị này nhận hung tin từ lãnh đạo công ty, sẽ phải kết thúc hợp đồng lao động. Như ong vỡ tổ, từ giữa tháng 4 tới nay, số công nhân này mạnh ai nấy tìm hướng sống khác cho mình. Phan Duy Đông (26 tuổi), nhân viên thống kê của Docifish (quê ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp) cho biết, Đông cùng vợ là Nguyễn Thị Cẩm Đầy (công nhân xưởng chế biến) cùng “rơi chung hoàn cảnh” đợt này. Đông kể: “Trước đây nguồn thu của hai vợ chồng khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng, bây giờ phải trở về con số không, khó khăn chồng chất như núi!” Đầy bức xúc: “Em đang nghỉ hộ sản thì nhận được tin chồng mất việc. Sốc lắm”. Với trách nhiệm của ông chồng, Đông buồn so nói: “Tiền trợ cấp thôi việc chỉ nhận được khoảng 2,5 triệu đồng, biết làm sao chèo chống nổi”. Cách tốt nhất với Đông trong lúc này là trả nhà trọ, về quê để giảm chi phí thuê nhà mỗi tháng 400.000 đồng.
Gia đình ông Huỳnh Ngọc Út ở xã Tân Khánh Đông, dù ở giữa làng hoa thị xã Sa Đéc, nhưng không có đất trồng hoa. Con gái út Huỳnh Kim Thuỳ mới học hết lớp 11 đã phải nghỉ học đi làm công nhân phụ với chị gái lo cuộc sống cho cả gia đình sáu nhân khẩu. Nhưng đến lúc này, Thuỳ mất việc, Huỳnh Ngọc Bích còn núm níu được với công ty vì còn nuôi con dưới 12 tháng tuổi, gánh nặng kinh tế gia đình buộc ông Út từng đêm phải đi bốc phân tro cho người trồng hoa, khoai mì nguyên liệu cho các nhà máy thức ăn gia súc… Ông Út nói buồn: “Nguồn thu mỗi ngày có việc chỉ khoảng hơn 100.000 đồng để bù lại khoản thu mất đi của Thuỳ. Hồi trước bữa ăn còn có thịt, có rau ngon, còn bây giờ về hái rau vườn, mua cá điêu hồng ế chợ về ăn tạm cho qua buổi khó khăn”.
Không dám uống càphê
Có khách ghé thăm, anh Việt, trọ tại quận Thủ Đức, TP.HCM buông đũa, đẩy mâm cơm về phía cửa toilet cũng là nơi rửa chén như giấu con cá hường chiên sả đã cứng lại. “Vợ đi làm về trễ nên tôi ăn cơm một mình. Đồ ăn này nấu từ sáng sớm khi hai vợ chồng ra khỏi nhà. Đời mình quen tha hương, sống sao cũng được, chỉ thương bà xã chịu khổ chung, mà cái nghèo cứ đeo bám càng thêm bế tắc”, anh Việt phân bua.
Anh Việt nhẩm tính, chỉ mới trước tết đến nay tiền thuê nhà mỗi tháng từ 700.000 đồng lên 1 triệu đồng cho một căn phòng chỉ tròm trèm 12m2 ở con hẻm sâu hút trên quốc lộ 13. Vợ anh đang làm công nhân giày da, tăng ca tối đa thì lương chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng/tháng. Bản thân anh đang làm thợ cơ khí cho một cơ sở tư nhân có thu nhập chẳng khá hơn.
Với thu nhập đó, mỗi tháng vợ chồng anh còn phải gửi về quê 2 triệu đồng để phụng dưỡng cha mẹ già mất sức lao động. “Vậy là vợ chồng tôi sau khi trừ tiền thuê nhà chỉ còn lại 3 triệu đồng cho các nhu cầu ăn uống, không dám nghĩ tới thứ gì khác. Nhiều khi ở phòng trọ buồn, thèm có cái tivi coi thời sự cũng không dám mua”, anh Việt tâm sự. Theo Việt, mỗi ngày đi chợ đầu buổi sáng, với vài chục ngàn đồng thì không dám mua cá tươi, thịt tốt. Nhiều bữa không đủ đồ ăn, phải đi hái rau muống ở các bờ kênh”.
Cũng theo anh Việt, từ khi giá các loại hàng hoá tăng, vợ chồng anh không dám mua thêm cho mình quần áo mới, đó là chưa kể có nhiều ngày chiếc xe máy cũng phải để ở nhà vì không có tiền đổ xăng. Bởi lẽ, tiền xăng một tháng đủ để anh trả tiền điện và gas. “Mai mốt Nhà nước thu phí xe máy nữa thì tôi chỉ còn nước bán luôn xe”, anh Việt cười buồn.
Cùng hoàn cảnh như anh Việt, nhưng anh Sinh, 37 tuổi còn đau đáu hơn vì nhớ vợ con ở quê nhà Bình Định. Sau thời gian dài thất nghiệp ở quê, không có tiền nuôi nổi vợ con, anh tìm đường vào Sài Gòn, sống bằng công việc phụ việc ở một gara bên Thủ Đức với mức thù lao hơn 100.000 đồng/ngày. “Nhiều đêm nhớ hai đứa nhỏ không ngủ được, nhưng ở quê nhà thì không biết làm gì ra tiền. Vợ chồng thiếu thốn cứ lẩn quẩn bế tắc hoài”, anh Sinh bộc bạch.
Cũng vì bế tắc mà anh Sinh nói mình “lẩn thẩn như ông già”. Mỗi sáng, dù thèm càphê nhưng Sài Gòn đắt đỏ đành phải nhịn, vì với đồng lương đó thì sở thích ấy đã chiếm hơn 1/10 công sức quần quật nguyên ngày.
Ngọc Tùng – Nguyễn Thanh

Bình luận về bài viết này