KT* – 762 – 051312 – Ngân hàng: “chân ga vướng chân phanh”

Đăng lần đầu: 13.05.2012

Thùy Liên 

Theo:CafeF-VN

( Lời bình): – Trần lãi suất 15% bây giờ chính các NH chứng minh là vô dụng, họ không cho vay vì không thấy an toàn thì DN phải chịu phá sản thôi, đó là quyết định thương mãi của NH mà không ai áp đặt được, đó là kinh tế thị trường, mọi người làm và quyết định vì tự nguyện, vì có lợi ích cho chính họ chứ không làm vì bị CP áp đặt, hành chánh. Nghe Ông TGĐ ngoại quốc nói rất rạch ròi về bổn phận và trách nhiệm của DN NH:Trích:”Không đồng tình với ý kiến ngân hàng cần giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Simon Morris, Tổng Giám đốc Techcombank cho rằng, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cần phải đạt các mục tiêu lợi nhuận mà cổ đông yêu cầu nên không thể chia sẻ lợi nhuận cho các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, lúc ngân hàng khó khăn thì cũng không có ai đứng ra “gánh lỗ” giúp ngân hàng.” hết trích.
Đó là suy nghĩ đúng đắn của một người ngoại quốc về bổn phận và nghĩa vụ của công việc của mình (không nhập nhằng, không xung đột lợi ích này kia lẫn nhau) đó là anh ấy được cổ đông trả lương để thực hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông tức là tăng maximum lợi nhuận hợp pháp và đạo đức (chử đạo đức này quốc tế không có vì tất cả những việc làm đều có đạo đức trong đó như không cạnh tranh đê tiện v.v..nhưng ở VN thì phải thêm chử này vì có nhiều người nghĩ bêu xấu đối thủ cạnh tranh bằng cách dựng chuyện là để tăng lợi nhuận cho cổ đông là đúng tôn chỉ nhưng không phải vậy vì không có đạo đức). Bổn phận và trách nhiệm của ông ấy là làm sao cho NH có lời nhưng an toàn vì nếu chia xẻ khó khăn với DN tức là mang thêm rỉu ro cho đồng tiền, cho lợi nhuận của cổ đông tức là không phục vụ quyền lợi của cổ đông tức là không làm đúng bổn phận và trách nhiệm của Ông ấy.
Còn ở VN, một Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng có bổn phận và trách nhiệm là lo cho lợi ích 90 triệu dân mà họ đặt luật để có lợi ích cho nhóm cánh hẫu của họ.
Chánh Phủ Hậu CS của nhóm Vì Dân chỉ lo lợi ích của 90 triệu dân VN thôi, khi họ đổi hướng thì hãy vất họ ra đường hay vất vào thùng rác.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
13.05.2012

———————————————————————————–


http://cafef.vn/2012051212223357CA34/ngan-hang-chan-ga-vuong-chan-phanh.chn

Thứ 7, 12/05/2012, 12:24

Ngân hàng: “chân ga vướng chân phanh”

Trần lãi suất cho vay 15%/năm đã có hiệu lực, nhưng tốc độ giải ngân của các ngân hàng vẫn rất chậm.

Đã có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có cơ chế để “ép” ngân hàng thương mại bơm vốn ra thị trường với lãi suất thấp. Song đa phần các ngân hàng đều không tán thành ý kiến này.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Vốn và Kinh doanh vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói thẳng, không ngân hàng nào thích trần lãi suất. Bởi lãi suất chính là giá của rủi ro, rủi ro thấp thì lãi suất thấp, rủi ro cao thì phải áp lãi suất cho vay cao. Nếu mức lãi suất không đánh giá đúng mức độ rủi ro, không bù đắp được mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ không cho vay. Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay lãi suất thấp với doanh nghiệp có rủi ro thấp, còn những doanh nghiệp chưa có uy tín, thương hiệu, chưa minh bạch, không có chiến lược cho vay mà ép ngân hàng phải cho vay theo trần lãi suất thì rủi ro sẽ rất lớn.

Đồng tình với ý kiến này, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho hay, hiện các ngân hàng rất muốn đẩy mạnh cho vay, bởi tín dụng là nguồn lãi chính của các ngân hàng hiện nay song lại vướng quy định quản trị rủi ro. Vì vậy, ngay trong từng ngân hàng cũng xảy ra “cuộc chiến” giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro.

Ông Trương Gia Tú, Phó Giám đốc khối Quản trị rủi ro, Ngân hàng Techcombank ví von, hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng giống như chân ga và chân phanh trên ô tô. Không ai dám đi xe có chân ga mà không có chân phanh. Yêu cầu của ngân hàng là đến đích an toàn nhưng không quá chậm, lúc nào đường đi thông thoáng, kinh tế suôn sẻ thì nhấn ga nhanh hơn, còn lúc nào đường gồ ghề, kinh tế khó khăn thì phải phanh chậm lại.

Không đồng tình với ý kiến ngân hàng cần giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Simon Morris, Tổng Giám đốc Techcombank cho rằng, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cần phải đạt các mục tiêu lợi nhuận mà cổ đông yêu cầu nên không thể chia sẻ lợi nhuận cho các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, lúc ngân hàng khó khăn thì cũng không có ai đứng ra “gánh lỗ” giúp ngân hàng.

Nguyên nhân lớn nhất khiến các ngân hàng e ngại tăng trưởng tín dụng là hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng trong nước còn yếu. Việc áp trần lãi suất huy động và cho vay ở Việt Nam càng khiến rủi ro này tăng cao, vì không phản ánh đúng bản chất giá vốn của ngân hàng. Đại diện ngân hàng HSBC, BIDV cho rằng, Việt Nam cần đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro tốt hơn bởi hệ thống quản lý rủi ro của Việt Nam còn yếu.

Ông Quỳnh lấy ví dụ, BIDV muốn mở văn phòng đại diện ở Hồng Kông, nhưng đành rút lui vì chính quyền sở tại yêu cầu chứng minh Việt Nam áp dụng 25 nguyên tắc của Basel II và chứng minh NHNN có điều kiện thực thi một cách thực chất các chính sách này trên thị trường.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã chi nhiều triệu USD cho công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, nợ xấu gia tăng cũng khiến trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng được dự báo sẽ tăng  đột biến trong năm nay.

Theo Thùy Liên

Báo Đầu tư

Bình luận về bài viết này