KT* – 775 – 051912 – Ngân hàng lại lo ngại nợ xấu gia tăng

Đăng lần đầu: 19.05.2012

Đan Chi

Theo:thitruongtaichanh

( Lời bình): – Khi DN phá sản hay ngưng hoạt động thì họ làm gì có tiền mà trả nợ NH, từ đó NH nợ xấu gia tăng là điều hiển nhiên, không cần phải có bằng Tiến Sĩ để hiểu điều đó.
Hệ thống NH ngày càng chịu nhiều áp lực, những khoảng lợi nhuận của họ là những lợi nhuận ảo vì khi con nợ không trả thì họ phải trích dự phòng để trả từ những tiền lợi nhuận ảo mà họ đã chia chác.
NHững khoản đầu tư vào BDS thì chính NH cũng kẹt thanh khoản và nhà đầu tư BĐS cũng không thể trả được….

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
19.05.2012

———————————————————————————–

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=24154

Ngân hàng lại lo ngại nợ xấu gia tăng

Thứ Năm, 26/04/2012, 14:34 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam chứng kiến nhiều doanh nghiệp “ra đi”, kéo theo đó là những khoản nợ không thể trả ngân hàng. Điều này khiến cho nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ lo ngại tỷ lệ nợ xấu gia tăng ngày càng cao.

Nợ xấu tăng

Trong năm vừa qua, tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho ứ đọng quá nhiều. Không bán được hàng, lợi nhuận không thu về, nhiều doanh nghiệp không có tiền trả vốn vay ngân hàng. Nhiều nhà băng công bố tình trạng nợ xấu ngày càng tăng, đặc biệt là những nhà băng nhỏ.

Thực tế nợ xấu tại các ngân hàng trong năm qua tăng mạnh so với năm 2010 và hiện duy trì ở mức 3,40% tổng dư nợ.
Ví dụ như tại ngân hàng MeKong Bank, nợ xấu tính đến cuối năm 2011 là 2% so với mức cuối năm 2010 chỉ 1,2%. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của MeKong Bank dự kiến đến cuối năm nay đạt 6.075 tỷ đồng (cuối năm 2011 là 5.286 tỷ đồng), tăng đến 114,9%.

Tương tự, tại Southern Bank, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm qua là 2,32%, cao hơn 0,23% so với chỉ tiêu kế hoạch ĐHCĐ năm 2011 giao. Còn kế hoạch trong năm nay, Southern Bank đưa ra mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức 2% trên tổng dư nợ.

Cũng rơi vào tình trạng trên, tại ngân hàng Navibank, nợ có khả năng mất vốn đến cuối năm qua đã lên đến con số hơn 174 tỷ đồng so với cuối năm 2010 là trên 115 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu Navibank đến cuối năm 2011 là 2,92%.

Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tại KienLongBank chiếm 2,77%  tổng dư nợ của ngân hàng, so với cuối năm 2010 là 1,11%.

Ngân hàng làm gì ?

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2012 này được dự báo là sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ xấu của các ngân hàng cũng có thể tăng thêm chút nữa. Trước nguy cơ ấy, các ngân hàng đang từng bước cơ cấu lại dư nợ.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB cho rằng: “Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên là cảnh báo đối với các ngân hàng trong việc kiểm soát chặt chất lượng tín dụng. Vì thế, không phải mục tiêu tín dụng nhận được năm nay thấp hơn năm trước mà các ngân hàng đã nhanh chóng sử dụng hết room”, ông Tuấn nói.

Ngân hàng ACB cho biết đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, đồng thời thực thi quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ.

Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của ACB lần lượt là 0,85% và 1,28%.

Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết, nợ xấu của ACB chủ yếu là cho vay bất động sản, liên quan bất động sản: kinh doanh sắt thép, xi măng, văn phòng, đồ gỗ chiếm khoảng 60% nợ xấu.

Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhận được 17% năm nay, ACB cho biết, Ngân hàng ưu tiên đẩy mạnh huy động để củng cố khả năng thanh khoản và tạo nguồn cho hoạt động tín dụng. Đặc biệt, ACB sẽ quản lý rủi ro tín dụng chặt hơn, nhằm hạn chế tối đa nợ khó đòi tăng và kiểm soát nợ từ nhóm 2 trở lên ở mức 2%, nợ nhóm 3 trở lên không vượt quá 1%.

Nhưng ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank (VCB )cho biết, trong năm 2012, Ngân hàng sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn; bám sát chính sách điều hành của NHNN và tình hình thanh khoản của hệ thống để có chính sách tín dụng phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu. Trong năm nay, VCB sẽ khống chế nợ xấu dưới 2,8% và đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro.

Đan Chi

Bình luận về bài viết này