KT* – 779 – 052512 – Habubank lỗ, lộ nợ xấu ngân hàng

Đăng lần đầu: 25.05.2012

Hỏa Ca 

Theo:nhipcaudautu

( Lời bình): – Bài viết này tôi viết ngày 29.06.2011 để cảnh báo về nợ xấu…bây giờ thì mọi người mới vỡ lẽ là nợ xấu NH khũng khiếp (37 tỉ usd, 740.000 tỉ vnd)

CXN*_062911_1145_Ba Dũng bao giờ bể hụi

Trích:”Còn về nợ xấu, Nguyễn văn Giàu Thống đốc NHNN tuyên bố là tỉ lệ nợ xấu là 3% nhưng ông ấy không nói phương pháp kỳ quặt mà hệ thống ngân hàng VN tính nợ xấu.
Tất cả ngân hàng trên thế giới tính nợ xấu (bad debts) là khi người trả nợ không trả được 2 kỳ nợ liên tiếp (ví dụ bạn mượn 100 ngàn usd với 8% lãi, thời hạn 1 năm thì mỗi năm trả 108 ngàn, chia làm 12 tháng, mỗi tháng khoảng 9 ngàn, khi bạn không có khả năng trả 2 tháng thì nợ xấu của bạn là 108 ngàn usd, còn hệ thống ngân hàng VN tính là sau khi không trả nỗi 2 kỳ thì nợ xấu là 18 ngàn, lần 3 nữa thì nợ xấu là 27 ngàn etc….).
Chính vì lý do này nên Nguyễn van Giàu nói là nợ xấu chỉ là 3%, thật sự nếu những khoản dư nợ bình quân là 24 tháng thì tỉ lệ nợ xấu này có thể lên tới 3% X 12 = 36% tổng dư nợ. Vì tính nợ xấu kiểu “ăn gian” như thế này nên số tiền dự phòng cũng chỉ 3% thay vì 36% như ngân hàng ngoại quốc. Chính vì số nợ xấu quá cao nên nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng khi chứng khoán và BĐS không thu hồi được nợ là rất có thật.
Hãy giử bài viết này để xem dự báo tôi trong vòng vài tháng hay 1 năm nữa xem nó đúng như thế nào” hết trích
Và bào báo dưới đây ngày 24.05.2012 viết. Trích:”Hiện nay, HBB cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Các ngân hàng chỉ xem xét, phân loại nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Chẳng hạn, Công ty A có 2 khoản vay. Khoản vay thứ nhất trị giá 10 tỉ đồng, được xếp vào nợ nhóm 1 (không lập dự phòng). Khoản vay thứ hai chỉ 500 triệu đồng. Nhưng nếu khoản vay thứ 2 bị xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thì cả 2 món nợ trên với tổng giá trị 10,5 tỉ đồng đều sẽ bị xếp vào nhóm 4.

Một ví dụ khác là công ty X trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, nhưng vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của Công ty X phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành một hình thức để giảm tỉ lệ nợ xấu vì nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.

Chuyện không của riêng ai

HBB chỉ là bề nổi của tảng băng. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng quý I/2012 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) có đoạn viết: “Nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt ít nhất 10% (trên 10 tỉ USD), chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Nếu so sánh mức nợ xấu này với vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỉ lệ này sẽ vượt quá 50% – mức báo động đỏ. Ngoài ra, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị âm vốn, tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.”

Các ngân hàng, cụ thể là ban lãnh đạo, sẽ không phải là người bị thiệt hại trong cuộc chơi này. Họ nắm rất rõ luật chơi, điều chỉnh các khoản lợi nhuận theo mục tiêu đề ra. Chỉ có cổ đông, những người chủ thật sự của doanh nghiệp, những người biết được sự thật sau cùng, mới phải chịu thiệt.”hết trích.

Một cty không còn khả năng trả nợ như Vinashin thì toàn thể 4.000 tỉ phải liệt vào nợ xấu vì nếu không liệt vào nợ xấu thì đến cuối cùng, khi tính sổ để sát nhập cũng phải lòi ra.

Không phân loại 4.000 tỉ này thành nợ xấu cũng tương tự như liệt kê “khống” một cty B làm ăn rất phát đạt, nợ NH 4.000 tỉ đồng mà NH không bao giờ dám đòi, chỉ khi tính sổ bán Nh hay sát nhập thì NV kiểm toán điện thoại cty B có nợ NH 4.000 tỉ hay không thì cty B dĩ nhiên nói là không nợ một xu, vậy thì bẽ bàng và đột ngột tăng nợ thành thêm 4.000 tỉ, đó là lề lối Habubank và trên 100 NH ở VN đang làm, họ gian dối nợ xấu, bây giờ sát nhập không được vì lòi ra nợ xấu quá lớn thì NH nào đang làm ăn ngon mà đi ôm nợ xấu cho họ (trừ Saigon Hanoi bank CXN_052212_1527_Không có cái ngu nào giống cái ngu nào (cổ đông Saigon Hanoi Bank)).

Hậu quả hiện nay là hơn 100 tổ chức tín dụng không sát nhập được, nợ xấu tăng cao, thanh khoản có vấn đề nghiêm trọng nên mặc dù có trần lãi suất vay là 15% cũng không ai dám cho DN vay, vì thế DN phá sản la liệt đến 400.000/600.000 tháng 6 hay tháng 9 này và thất nghiệp tăng thêm 2 triệu người.

Còn một tệ nạn nữa để giữ tỉ lệ nợ xấu thấp giả tạo là khi DN chết ngắc, không trả nợ nổi thì NH “trả dùm” rồi nói là toàn bộ số nợ này không là nợ xấu vì vẫn trả đều đều, nhưng cho dầu NH nào lớn cách mấy, trả dùm được bao lâu và cho bao nhiêu DN, dần dần rồi chính NH đó kiệt quệ như Habubank thôi (và như 90 NH khác).

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
25.05.2012

———————————————————————————–

Châu Xuân Nguyễn

http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=12370-habubank-lo-lo-no-xau-ngan-hang

Habubank lỗ, lộ nợ xấu ngân hàng
Tác giả: Hỏa Ca NCĐT 14/05/2012

Nếu các ngân hàng đều trích lập dự phòng nợ xấu đúng chuẩn, chuyện từ lời thành lỗ có lẽ không còn là chuyện riêng ở Habubank.
Điều cần biết
HBB công bố ngày 12.4

SHB công bố ngày 29.4

HBB công bố ngày 28.4

Chỉ trong 2 tháng đầu năm, lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội – Habubank (HBB) đã bốc hơi gần 4.200 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu cũng giảm mạnh chỉ còn 195 tỉ đồng. Những con số này đã gây sửng sốt cho nhiều cổ đông. Sau khi chỉ trích ban lãnh đạo HBB “nát nước”, cổ đông quay sang chĩa mũi dùi vào đơn vị kiểm toán là Ernest & Young (E&Y) vì sai sót tày đình này. Liệu E&Y có phải chịu trách nhiệm cho sự chêch lệch trên?

Lỗi tại cái chuẩn

Nguyên nhân chính của việc HBB từ lời thành lỗ là do tỉ lệ nợ xấu phình to một cách nhanh chóng. Theo báo cáo kiểm toán năm 2011, HBB cho Vinashin vay 2.751 tỉ đồng. Báo cáo này cũng ghi rõ khoản vay trên “được phân loại nợ và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước… Theo đó, Ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của Ngân hàng”(?!).

Và thể theo yêu cầu trích lập dự phòng “theo khả năng tài chính của mình”, HBB đã trích lập chỉ 18,6 tỉ đồng cho khoản nợ nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 29.2, HBB buộc phải lập dự phòng tới 2.236 tỉ đồng cho khoản vay của Vinashin. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoản lỗ lũy kế 4.066 tỉ đồng.

Tại sao chỉ trong vòng 2 tháng, ước tính kế toán về khoản nợ Vinashin lại thay đổi nhiều đến vậy (tăng lên đến 2.000 tỉ đồng)?

Ngoài khoản chêch lệch do trích lập dự phòng các khoản vay và trái phiếu Vinashin, HBB vẫn còn lỗ lũy kế khoảng 1.830 tỉ đồng, so với khoản lợi nhuận chưa phân phối 131 tỉ đồng vào đầu năm. Sự chênh lệch quá lớn này có nguyên nhân từ chính sách kế toán được áp dụng. Báo cáo tài chính năm 2011 được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Nếu ngay từ đầu HBB áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) thì nhà đầu tư đã không sửng sốt đến vậy.

Điều khác biệt cơ bản nhất của IAS so với VAS trong việc phân loại nợ vay, các khoản đầu tư đó là việc xác định giá trị. Với IAS, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý, trong khi đối với VAS doanh nghiệp ghi nhận giá trị tài sản căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra.

Từ khác biệt về mặt nguyên tắc, những khác biệt về mặt kỹ thuật cũng nảy sinh. Hiện nay, HBB cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Các ngân hàng chỉ xem xét, phân loại nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Chẳng hạn, Công ty A có 2 khoản vay. Khoản vay thứ nhất trị giá 10 tỉ đồng, được xếp vào nợ nhóm 1 (không lập dự phòng). Khoản vay thứ hai chỉ 500 triệu đồng. Nhưng nếu khoản vay thứ 2 bị xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thì cả 2 món nợ trên với tổng giá trị 10,5 tỉ đồng đều sẽ bị xếp vào nhóm 4.

Một ví dụ khác là công ty X trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, nhưng vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của Công ty X phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành một hình thức để giảm tỉ lệ nợ xấu vì nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.

Chuyện không của riêng ai

HBB chỉ là bề nổi của tảng băng. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng quý I/2012 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) có đoạn viết: “Nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt ít nhất 10% (trên 10 tỉ USD), chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Nếu so sánh mức nợ xấu này với vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỉ lệ này sẽ vượt quá 50% – mức báo động đỏ. Ngoài ra, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị âm vốn, tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.”

Các ngân hàng, cụ thể là ban lãnh đạo, sẽ không phải là người bị thiệt hại trong cuộc chơi này. Họ nắm rất rõ luật chơi, điều chỉnh các khoản lợi nhuận theo mục tiêu đề ra. Chỉ có cổ đông, những người chủ thật sự của doanh nghiệp, những người biết được sự thật sau cùng, mới phải chịu thiệt.

Trở lại với câu hỏi đầu bài viết, có lẽ E&Y đã không sai, nhưng kiểm toán viên đã không lường hết tác động của thông tin trên đối với người sử dụng báo cáo tài chính.

Bình luận về bài viết này