CXN_092512_1815_Càng ngày, càng nhiều chuyên gia Kinh Tế chính thống càng bi quan về tình hình kinh tế nước nhà

Châu Xuân Nguyễn
Càng ngày họ càng biểu lộ sự lo lắng về những biến chuyễn của nền kinh tế này. Ước gì ĐCS nghe những lời khuyên của tôi và làm những hành động phản ứng đúng thời gian thì tình hình đâu có tệ như ngày nay đâu.
Cái đáng buốn hơn là hoàn toàn không có lối ra. Họ làm nhiều điều như hạ lãi suất, bơm tiền nhưng nền kinh tế cứ ỳ ra đấy, không ai chịu làm gì cả vì DNNVV, người dân, ai ai, mọi người đều mất niềm tin vào nền kinh tế này, hay nói đúng hơn là mất niềm tin vào Đảng lãnh đạo cuộc sống của người dân.
DN thì nghe lời tôi, đóng cửa, phá sản, chết lâm sàng, họ không mặn mà gì vay vốn để kinh doanh khi biết rằng khi họ sản xuất ra sản phẩm lại phải kẹt tồn kho. Ngược lại, DN mạnh khỏe cũng không dám vay tiền phát triển sản xuất vì họ nhìn thấy qua đôi mắt, qua quan sát của họ là nền kinh tế này chỉ “lây lất” qua ngày thì họ đâu có nguy dại gì bỏ vốn ra khuếch trương DN.
Nhìn những gì Trần Du Lịch đề xuất..Trích:”Ông đề xuất, kế hoạch đó tập trung vào ba nội dung chính là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.”hết trích. Ngay cả bạn đọc thường xuyên của tôi cũng nhìn thấy trong 3 lãnh vực này là hoàn toàn bế tắc…Làm sao cơ cấu lại nền kinh tế khi sức mua bằng zero, nợ xấu quá to, làm sao cải cách DN nhà nước khi họ không có tiền để thanh toán nợ để được phá sản chứ đừng nói trả hết nợ rồi hoạt động có lãi. Còn nợ xấu thì siết nợ BĐS làm suy sụp BĐS, NH chết theo, vay IMF thì không dám, phá sản NH thì sợ suy sụp ĐCS…Vậy làm sao giải quyết. Muốn chửa trị bệnh thập tử nhất sinh là phải dùng liều mãnh, nếu không thì lê lết và lây lất hằng chục năm cho đến khi lìa đời.
Trích:”Đại biểu Trần Du Lịch đồng tình với ông Ân khi cho rằng, cần phải xử lý ngay nợ xấu.

Ông nói: “Tôi đồng tình là không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Nhưng nếu bằng cách chúng ta làm hiện nay thì không ổn. Nếu tiếp tục công bố là không để ai mất tiền gửi ngân hàng thì không khác gì ngân hàng thương mại được nhà nước bảo kê. Nói nôm na, ngân hàng thương mại bắt nền kinh tế này làm con tin”.

Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Ông cho biết sẽ chính thức đề xuất vấn đề này lên Ủy ban Tư vấn chính sách tài chính quốc gia vào ngày mai (25-9).” hết trích. Câu này cũng xung đột ý tưởng. Làm sao quốc hữu hóa NH nếu không có tiền để thanh toán cho người gửi tiền ??? để trả nợ xấu ??

Có lẽ ông Lịch này bắt chước chữ quốc hữu hóa từ bài này của tôi…

Vấn đề còn lại là bao giờ, bao giờ ĐCS thấy là mình thua cuộc rồi, họ không còn một hy vọng nhỏ nhoi nào để giữ nền kinh tế bằng như hiện nay cũng là cả một cố gắng chứ đừng nói gì tới phát triển. Nó không từ từ rơi vào vực thẩm vì hiệu ứng dây chuyền thì ĐCS đã làm một việc phi thường rồi. Không thể đòi hỏi một sự mầu nhiệm nào từ những kẻ bất tài và tham nhũng.
Melbourne
25.09.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————————————–http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/83919/Ong-Tràn-Du-lịch-“Lam-trong-benh-nen-kinh-te-khong-chiu-noi-dai-phau

Tư Giang
Thứ Ba,  25/9/2012, 00:09 (GMT+7)
Phóng toThu nhỏAdd to FavoritesIn bàiGửi cho bạn bè
Tồn kho thép tăng cao. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – “Tình trạng sức khỏe yếu kém như thế này mà dùng dao kéo đại phẫu thuật thì con bệnh làm sao chịu nổi”, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch khái quát nền kinh tế như vậy tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế” tổ chức sáng nay, 24-9 tại Hà Nội.

Nhận xét như trên của ông Lịch tại hội thảo do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức, được nhiều chuyên gia kinh tế chia sẻ. Vì lẽ đó, những gợi ý chính sách cũng tỏ ra “nhẹ nhàng” hơn nhiều người nghĩ.

Tiến sĩ Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia nói: “Năm 2012 được xem là năm tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế thì tôi khẳng định là không thể được”. Ông Ân cho rằng, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay.

Ông nói: “Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này. Chứ làm bình thường theo thông lệ, rồi đến năm 2015 tổng kết thì không bao giờ chúng ta thoát ra khỏi khủng hoảng được”.

Ông đề xuất, kế hoạch đó tập trung vào ba nội dung chính là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, ông Ân nhận xét, phải tổ chức lại bộ máy nhà nước hiện nay gọn nhẹ và quyền lực hơn, và tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có sự vụ.

Ông nhận xét, nợ xấu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng vì nó đã bắt đầu làm tê liệt nền kinh tế. “Thế nhưng tư duy xử lý lại không nhất quán. Lúc bảo nhà nước phải có trách nhiệm xử lý nợ xấu, lúc bảo ngân hàng tự phải trả”, ông nói. Tư duy và quản lý “kiểu nửa vời” như vậy, theo ông Ân, làm thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế và cần phải xử lý ngay.

Đại biểu Trần Du Lịch đồng tình với ông Ân khi cho rằng, cần phải xử lý ngay nợ xấu.

Ông nói: “Tôi đồng tình là không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Nhưng nếu bằng cách chúng ta làm hiện nay thì không ổn. Nếu tiếp tục công bố là không để ai mất tiền gửi ngân hàng thì không khác gì ngân hàng thương mại được nhà nước bảo kê. Nói nôm na, ngân hàng thương mại bắt nền kinh tế này làm con tin”.

Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Ông cho biết sẽ chính thức đề xuất vấn đề này lên Ủy ban Tư vấn chính sách tài chính quốc gia vào ngày mai (25-9).

Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT có khả năng sản xuất tiếp.

Bên cạnh đó, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt 10% chi thường xuyên trong năm 2013 so với năm 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.

Trong khi đó, tổng hợp về tình hình kinh tế năm 2012 của tiến sĩ Trần Đình Thiên cho thấy bức tranh tối màu.

Theo ông Thiên, nợ xấu nhiều (202.000 tỉ đồng) và đang tăng lên hàng ngày. Hàng tồn kho lớn, trong đó, khủng khiếp nhất là tồn kho bất động sản với 70.000 căn hộ, tương đương 140.000 tỉ đồng bị chôn vùi. “Có lẽ chúng ta phải mất 7 năm tới mới may ra mới xử lý hết ‘cục máu đông’ này”, ông Thiên nói.

Bên cạnh đó, theo ông Thiên, có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến quý 4-2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý 4 đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012.

Ông đặt câu hỏi: “Họ có khả năng trả nợ không? Và tống mức nợ xấu có vượt xa số liệu của Ngân hàng Nhà nước không?”.

Ông Thiên trích dẫn số liệu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là 91.273 tỉ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn xây dựng cơ bản hoàn thành là 25.423 tỉ đồng; nợ vốn xây dựng cơ bản của 20.921 dự án đang triển khai, khối lượng đã thực hiện là 65.850 tỉ đồng, dãn tiến độ các dự án với tổng số vốn là 38.320 tỉ đồng. “Có bao nhiêu doanh nghiệp ‘chết’ hoặc ‘chờ chết’ vì không thu được món nợ này?”, ông nói.

Trích dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản năm 2011 và 35.000 trong 8 tháng đầu năm 2012, ông nhận xét cộng cả 2 năm chiếm đến hơn 40% tổng số doanh nghiệp đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng hơn là 470.000 doanh nghiệp còn hoạt động đã giảm 20-30% công suất, tương đương đóng cửa 90.000-150.000 doanh nghiệp. “Như vậy, số người mất việc làm từ số doanh nghiệp sẽ lên tới hàng triệu người,” ông nói.

Ông đặt câu hỏi: “Phải chăng nền kinh tế đã lâm vào “tình thế đặc biệt”, mà để xoay chuyển, cần thuốc “đặc trị”, không thể dựa mãi vào mấy bài thuốc đã dùng quen nhưng ít tác dụng?”

Ông dẫn một câu thoại trong loạt phim truyền hình 7 tập do VTV thực hiện về đầu tư công để kết luận: “Lãng phí đầu tư công là nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng hơn là không sự kiểm điểm nào chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về những khoản đầu tư lãng phí”.

28 comments on “CXN_092512_1815_Càng ngày, càng nhiều chuyên gia Kinh Tế chính thống càng bi quan về tình hình kinh tế nước nhà

  1. tại sao làm cán bộ việt nam lương thấp mà nhà lại cao vợ lại đẹp,tại vì chuyên gia kinh tế luôn tạo ra nhiều dự án,xây xong rồi phá ,phá xong rồi sửa,sữa xong rồi xây,cũng như cái thủy điện song tranh2, chuẩn bị phá,do đó cán bộ cứ thế giàu còn dân thì càng ngày càng nghèo.ai mỡ miệng chê cán bộ là bắt nhốt ngay

  2. bạn nào muốn cán bộ việt nam khen khong,chỉ cần nói đơn giản là có bằng khen ngay,ví dụ,bạn ra đường gặp mấy ông cán bộ bất kì cán bộ nhỏ hay lớn,bạn vòng tay lại em xin chào những thiên thần xhcn là bạn có bằng khen ngay

  3. BẢN ÁN CHO 3 NGƯỜI HAY CHO CHẾ ĐỘ ?
    http://www.hennhausaigon2015.com/2012/27362/

    Những ai biết Hoàng Sa là của Việt Nam?http://www.hennhausaigon2015.com/2012/27365/

    Nhỗ toẹt lên 2 chữ “TỰ DO”!
    http://www.hennhausaigon2015.com/2012/27367/

    VIỆT NAM ĐỔI CĂN CƯỚC, GHI THÊM TÊN CHA MẸ
    http://www.hennhausaigon2015.com/2012/27372/

    NHÀ NƯỚC CẠN VỐN, SẼ BỎ ĐỘC QUYỀN HÀNG KHÔNG
    http://www.hennhausaigon2015.com/2012/27376/

  4. Đây là 1 sự vi phạm pháp luật và Nhân Quyền trắng trợn, xét thấy có đủ bằng chứng và ghi âm nên tôi trưng bày cho mọi người biết ông Triều (có mối quan hệ với thủ tướng?) dùng tiểu xảo (giấu đồ), gian lận và lạm dụng quyền lực…với người dân như thế nào trong xã hội hiện nay.

    Do lời tôi nói là sự thật và có đầy đủ bằng chứng tuy tôi khiếu nại nhiều lần theo trình tự pháp luật mà họ vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật nên tôi trình mọi người xem xét và có cái nhìn đúng đắn và chân thực về đạo đức con người trong công việc và hành pháp hiện nay ở Việt Nam như thế nào.

    Trong pháp luật có 1 điều như thế này:

    Khi người quản lý, sử dụng lao động sai luật pháp. Khi ép cấp dưới làm việc và chịu trách nhiệm quá khả năng mà không hướng dẫn báo cáo rõ ràng, lập lờ đánh lận con đen, mờ ám trong phân công sổ sách kế toán…không có biện pháp an toàn cho người lao động thì phải chịu trách nhiệm dân sự.

    Tôi muốn những người bạn của chính nghĩa giúp tôi buộc ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank phải trả lại tất cả tiền lương và tiền thưởng của tôi để tôi có tiền trả nợ vay.

    Ngoài ra, do ông ta làm sai pháp luật nhiều lần gây thiệt hại cho tôi về vật chất lẫn tinh thần nên phải bồi thường những tổn thất này cho tôi.. Tôi viết đơn này dưới hình thức ngỏ vì đơn từ dưới mọi hình thức khác rất khó đến tay các vị lãnh đạo, ít khi được trả lời mặc dù có đầy đủ chứng cứ và ghi âm đối chứng?
    Tôi đề nghị nên làm rõ việc này vì họ vi phạm luật rửa tiền quốc tế và vi phạm nhân quyền nên đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế điều tra cho biết lãnh đạo và Eximbank thối nát và gian dối cỡ nào?
    Thượng bất minh thì chắc chắn hạ sẽ tất loạn. Làm lãnh đạo mà dóc láo, tham nhũng…làm bậy bạ bằng chứng rành rành thì nói ai nghe, trị ai, ai nể?
    Có những vấn đề xem ra không mấy nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines, tham nhũng ngân hàng…tưởng chừng như là chuyện nhỏ.
    Nhưng lại đem đến sự phá sản hàng loạt cho các doanh nghiệp thủy sản, tiểu thương, ngân hàng…quá đỗi lớn lao!

    Lỗ đinh mà đắm con tàu người ơi!
    Tương tự, người ta nói rằng: đừng cho rằng nước tuyết là vô hại, chỉ cần 1 lỗ nhỏ, nước băng chảy vào trong, thể tích của nó sẽ lớn dần lên khi đông lại.
    Cứ như vậy, nó ăn sâu vào trong, làm cho đá nứt nẻ rồi vỡ ra thành nhiều ổ gà…
    Mọi việc đều bắt đầu từ việc thẩm thấu, ăn mọt, đục khoét từ bên trong, từ 1 cái lỗ nhỏ…

    Giống như câu chuyện em sẽ kể hầu quí vị sau đây:
    BÀN TRÒN ĐÀM ĐẠO
    http://blog.yahoo.com/giaohaoganxa/articles/1046464/index

  5. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định tiêu hủy tiền
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Ngan-hang-Nha-nuoc-ban-hanh-quy-dinh-tieu-huy-tien/20129/160773.vnplus

    Thị trường căn hộ Hà Nội: Người mua tiếp tục “đánh xuống”
    http://www.baomoi.com/Thi-truong-can-ho-Ha-Noi-Nguoi-mua-tiep-tuc-danh-xuong/147/9411091.epi

    “Sếp lớn ngân hàng” từ nhiệm, do đâu?
    http://www.baomoi.com/Sep-lon-ngan-hang-tu-nhiem-do-dau/126/9412071.epi

Bình luận về bài viết này