CXN_100412_1846_Asian Development Bank (ADB) có những tuyên bố và đòi hỏi giống CXN quá….

Xuân Lộc, Long Khánh tháng 4.1975. Dân lành vội vã chạy theo máy bay trực thăng QLVNCH để trốn chạy loài quỷ đỏ vào Sài Gòn thay vì ở lại vùng “giải phóng” với loài quỷ đỏ.

—————————

Châu Xuân Nguyễn

Lo chính sách kinh tế lại ‘phóng nhanh, phanh gấp’

Bài này tôi đăng ngày 28.09.2012 và ADB đăng ngày 03.10.2012

Trích:”Còn 3D và ĐCS thì sao ??? Tất cả vì không có kiến thức và kinh nghiệm nên đều giật cục, một phần là khi thấy BĐS quá suy yếu, bơm lượng tiền lớn làm yếu đi kiềm chế, khi CPI tăng, lại siết thảm thiết (bạn thích ngồi xe hơi của một tài xế lái bình bình, sắp tới đèn đỏ từ từ chậm lại, đèn xanh từ từ khởi động hay bạn thích tài xế xử dụng phanh tối đa, tay gas tối đa, dừng rồi 150 km/giờ rồi thắng cái két, rồi 4 phút sau thành 150km/giờ lại, đó là 3D và ĐCS ngu dốt).

 
Điều kỳ quặc ngay giờ phút này là kinh tế thoi thóp, tăng trưởng rất thấp (4 tới 5%) mà lạm phát lại tiến tới vùng 18 và 24% ???
Bây giờ làm sao siết tín dụng được nữa, siết thì chỉ làm mộ chôn 600 ngàn DN mà thôi, và sức mua của người dân, 6 tháng trước đã tệ nên hàng tồn kho của kinh tế hàng núi, bây giờ CPI cao nữa thì lấy đâu sức mua để mua thức ăn chứ đùng nói duy trì kỹ nghệ da giày, quần áo, lắp ráp TV, xe gắn mày, xe hơi, tủ lạnh, trang trí nội thất (với gấp đôi hay gấp ba núi hàng tồn kho) v.v..những DN này sẽ chắc chắn đóng của vì họ không thể làm ra sản phẩm, chờ khách hàng 2 hay 4 năm nữa để đến mua bàn phấn, nệm giường, tra trải giường v.v….
Siết tín dụng không được, cắt đầu tư công không được thì làm sao kham nỗi con ngựa lạm phát và ngưng tuột dốc kinh tế, ngưng chết lâm sàn DN và ngưng thất nghiệp tăng cao.
Theo tôi chỉ có xóa hết làm lại, chịu đau 1 lần, phá sản NH để giải quyết nợ đông trước nhất…rồi kiếm người giỏi mà mời về hay giải thể đảng ngu dốt này.”hết trích.
Trích bài báo:”Tại buổi công bố Báo cáo cập nhật về Phát triển châu Á sáng 3/10, đã có không dưới 3 lần các chuyên gia của ADB đề cập đến cụm từ “tăng tốc” (accelarate) rồi “dừng đột ngột” (brake) của kinh tế Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn cuối của năm 2011, nền kinh tế đã phải chịu hệ quả không nhỏ sau một giai đoạn nới lỏng tiền tệ để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn.” hết trích.
Trích:”Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được từ các nhà điều hành tín hiệu thay đổi chính sách một cách thận trọng, dần dần chứ không theo kiểu giật cục như đã từng xảy ra”hết trích.
———–
Ngày 11.08.2011 tôi có viết…

KT – 042 – 081111 – Siêu thị điện máy xếp hàng chờ phá sản?

Trích:”Ở Úc chúng tôi thì nói thật càng sớm càng tốt thì tốt hơn, khôn hơn…Khi đó không ai trách là mình biết trước, có dự bị mà cơn lốc quá mạnh, không chống cự nỗi. Ở tây Âu, người dân rất tức giận khi CP có dự báo sai hay không biết dự bào vì đối với họ, họ đóng thuế để CP dự báo và tránh nguy hiểm cho đời sống của họ. Như suy thoái năm 1982 của Úc, người dân biết là phải tăng lãi suất để giảm lạm phát từ 2 chữ số(>10%) còn 1 chữ số (<10%) và sau 18 tháng kiên trì, họ giảm từ 12% còn 3%, họ thắt chặt kiên trì chứ không thắt, mở giật cục như 3 dũng. thống đốc mới lên đã nói tới chuyện nới lõng rồi, sau khi bơm 70 ngàn tỉ vnd tái cấp vốn.” hết trích 
——————
Trích:”Tôi đến Úc năm 1975, khi đó lạm phát cao nhất là 17.5%. Họ cũng bắt đầu làm như nghị quyết 11 của 3 Dũng là tăng lãi suất, siết chặt tín dụng nhưng họ làm khôn hơn rất nhiều, họ làm từ từ nên kinh tế không bị shock mạnh như VN bây giờ.
Họ đạt được 10% năm 81, họ cũng không vui, họ phải cố gắng cho bằng được với những “bạn hàng thế giới” (trading partners) của họ là Nhật, Mỹ, Châu Âu lúc đó xuống còn 2 tới 3%. Họ cố gắng nữa và cho đến 5% năm 91 và họ giữ một vùng nhỏ là từ 0% đến 5% cho ngay tới bây giờ. Vì lạm phát thấp nên lãi suất nhà băng mua nhà chỉ là 8% nên tất cả nền kinh tế cân bắng và họ luôn giữ khoảng cách nhỏ hẹp đó (không giật cục như CS là từ 22% còn 9% trong 1 năm rồi san thành bình địa tất cả DN của VN và thất nghiệp không hàn gắn được).
Mỗi tháng NH dự trữ (như NHNN VN) họp và định lãi suất, tăng hay giảm thường là 0.25% , cao nhất là 0.5% mà thôi và họ kiểm tra lạm phát, tăng trưởng rất chặt chẻ và những con số thống kê không bao giờ bóp méo vì lý do chính trị như ĐCS nên họ biết rất rõ nền kinh tế Úc đang đi hướng nào, suy thoái thì giảm lãi suất từ từ, khi bắt đầu hết suy thoái, chuyển qua lạm phát thì họ tăng lãi suất, họ luôn luôn giữ lạm phát trong vòng từ 0% đến 4%. Đó là lý do nước Úc thịnh vượng từ 1975 đến giờ, trước đó là cả thế giới tự do không dùng lãi suất để diều chỉnh kinh tế mà dùng tỉ giá, điều này làm rối loạn lên khi usd biến động. Lạm phát của Mỹ khoảng 2-3%, Nhật 0% tới 2%…Vì lạm phát thấp thì sức mua người dân mới mạnh, kinh tế mới khởi sắc được.” hết trích.
————–
Trích:” Lý do là người Úc là những người rất forward planning, họ dự báo trước nhờ những hệ thống thống kê khá chính xác (họ dựa vào nhiều con số thống kê nên có một số nào “lạc đề” là có chùm 4 hay 5 số còn lại xác định tình trạng của nền kinh tế lạm phát hay bảo hòa hay giảm phát tiến tới suy thoái, họ dùng chỉ số thất nghiệp, CPI, M3 money supply, current account deficits, PMI, stock index, inventory Indec, Production Index v.v…) Cơ quan thâu lượm dữ kiện là Australian Bureau of Statistic là hoàn toàn độc lập với CP (không chỉ đạo sửa chửa, phù phiếm được).
Úc không bao giờ vận hành kinh tế giật cục như 3D và ĐCS, hạ 2% trong 1 tháng rồi 2% nữa trong tháng kế.
Càng giật cục càng chứng tỏ là khả năng dự báo yếu kém, dễ bị hoảng hốt rồi thấy sai, hoảng hốt điều chỉnh ngược lại, đó là lý do dân Vn sống khổ cực gấp trăm lần dân Úc vì lãnh đạo bất tài về kinh tế.” hết trích.
————-
Hậu quả của chính sách giật cục của 3 Dũng là cả một nền kinh tế sụp đổ, BĐS trở về thấp nhất, NH với nợ xấu như núi, DNNN nợ hằng triệu tỉ, 400 ngàn/600 ngàn DN chết lâm sàn, hàng 2 triệu người mất việc. Hy vọng là 3D sẽ bị đuổi việc kỳ Hội Nghị 6 này.
Melbourne
04.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
——————————
http://www.vinacorp.vn/news/lo-chinh-sach-kinh-te-lai-phong-nhanh-phanh-gap/ct-534197

Lo chính sách kinh tế lại ‘phóng nhanh, phanh gấp’

Thứ Tư, 03/10/2012, 15:57RSSGửi emailIn tin

Hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam cả năm 2012 và 2013, nhưng Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo chỉ số này không đáng quan tâm bằng việc Chính phủ cần theo đuổi một chính sách tương đối ổn định, bền vững.
Không phải lần đầu đề cập đến vấn đề thiếu nhất quán trong chính sách của Việt Nam nhưng hiếm có báo cáo nào, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại thể hiện đậm nét sự lo lắng đối với các biện pháp nới, rồi lại thắt liên tục đối với kinh tế vĩ mô.

Tại buổi công bố Báo cáo cập nhật về Phát triển châu Á sáng 3/10, đã có không dưới 3 lần các chuyên gia của ADB đề cập đến cụm từ “tăng tốc” (accelarate) rồi “dừng đột ngột” (brake) của kinh tế Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn cuối của năm 2011, nền kinh tế đã phải chịu hệ quả không nhỏ sau một giai đoạn nới lỏng tiền tệ để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn.

Các chuyên gia ADB cho rằng Việt Nam cần nhất quán trong chính sách. Ảnh: Nhật Minh

Các chuyên gia ADB cho rằng Việt Nam cần nhất quán trong chính sách. Ảnh: Nhật Minh

Đề đối phó, các chính sách thắt chặt đã được đưa ra và phần nào phát huy hiệu quả khi giảm được lạm phát, cân bằng dần cán cân thương mại, tăng được dự trữ ngoại hối (theo ADB, ước khoảng 10 tuần nhập khẩu). Tuy nhiên, đánh đổi điều này là tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp khó khăn, nợ xấu tăng trong hệ thống ngân hàng… Và để đối phó với tình trạng này, chính sách tiền tệ dường như lại có dấu hiệu đang được nới lỏng dần.

“Việt Nam cần tránh xu hướng thực hiện các chính sách trái ngược nhau như đã diễn ra trong lịch sử”, Giám đốc quốc gia của ADB – Tomoyuki Kimura đề xuất. Còn theo chuyên gia phụ trách Việt Nam – Dominic Mellor, điều mà nền kinh tế cần nhất trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài là một chính sách tài khóa – tiền tệ mang tính lâu dài, ổn đinh. “Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được từ các nhà điều hành tín hiệu thay đổi chính sách một cách thận trọng, dần dần chứ không theo kiểu giật cục như đã từng xảy ra”, chuyên gia này nói.

Một vấn đề khác cũng được ADB hết sức chú ý và đề cập như một phần của báo cáo lần này là sức khỏe của hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam. Đánh giá khu vực này đang trong giai đoạn “dễ bị tổn thương”, ADB đã đề cập đến hầu hết các vấn đề thời sự của ngành như nợ xấu, nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, tình trạng sở hữu chéo tại các ngân hàng…

Căn cứ theo số liệu của cơ quan chức năng, theo ADB, tính đến tháng 6/2012, nợ xấu của các ngân hàng vẫn trong xu hương tăng và tiến gần tới mốc 5% tổng dư nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển châu Á thì câu chuyện nợ xấu, dù sao cũng “ít quan ngại hơn” so với tình trạng nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bởi “nợ xấu thì còn được công bố, trong khi nợ của các tập đoàn, tổng công ty, phải khi xảy ra việc, người ta mới biết”.

Tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng cũng được đề cập. Theo ông Tomoyuki Kimura, hiện tượng này vốn không xa lạ với thế giới. Ở nhiều nước, các ngân hàng lớn vẫn có cổ phần tại các ngân hàng địa phương. Khi các nhà băng nhỏ này gặp khó khăn, các nhà băng lớn có thể giúp đỡ vốn hoặc cử nhân sự trực tiếp điều hành. “Tuy nhiên, điểm khác ở Việt Nam là vấn đề sở hữu chéo chưa được luật hóa. Việc sở hữu thiếu minh bạch, người ta không biết ai đang sở hữu cổ phần ở ngân hàng nào. Đó chính là căn nguyên của sự bất ổn”, ông Kimura phân tích.

Theo ADB, để giải quyết triệt để vấn đề nêu trên, nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính – ngân hàng. Ủng hộ quyết tâm cũng như kế hoạch của Chính phủ trong vấn đề này, nhưng theo ADB, cơ quan chức năng cần công bố lộ trình cụ thể cho việc tái cơ cấu, các kết quả đã làm được… “Trong trưởng hợp chưa làm được điều gì, cần có giải thích rõ để dư luận có thêm thông tin về quá trình cải cách”, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á đề xuất.

Tại báo cáo lần này, ADB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,1% và 2013 là 5,7%. Những con số này đều thấp hơn so với mức 5,7% và 6,2% được đưa ra hồi tháng 4 năm nay. Tuy nhiên, dự báo lạm phát cũng giảm so với báo cáo trước đó, ở mức 9,1% trong năm 2012 và 8,6% cho 2013 (tại báo cáo trước, các con số này lần lượt là 9,5% và 11,5%. ADB đồng thời cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, ngoại trừ dự báo tăng cho Nhật Bản trong cả 2 năm 2012 và 2013 (lần lượt là 2,3% và 1,6%).

Theo Vnexpress

1 comments on “CXN_100412_1846_Asian Development Bank (ADB) có những tuyên bố và đòi hỏi giống CXN quá….

  1. Giật cục là cà giựt ,cà chớn .Chỉ có loai mất dạy mới làm ăn kiểu đó.Thằng 3D xuống thang khác lên cũng thế .Cũng la bọn triệt sản ,phá của .Nhưng không biết xấu hổ là gì , như con đỉ cởi quần miệng cuời toe toét .

Bình luận về bài viết này