CXN_100412_1850_Quốc hữu hóa ngân hàng làm gì khi đã có 4 NH Quốc Doanh_Đây là kế hoạch dùng thuế người dân mua nợ xấu với giá 100%

Chạy theo Trực Thăng của QLVNCH để khỏi bị giải phóng bởi loài quỷ đỏ.

——————————–

Châu Xuân Nguyễn

Móc túi người dân qua cty mua nợ xấu không được, 3D cò mồi TRần Du Lịch thăm dò Quốc Hữu Hóa để dùng tiền thuế mua lại NH nợ xấu cao, xóa nợ xấu 100% rồi dùng tiền thuế người dân trả những khoản nợ cho người gửi tiết kiệm. Đây là một hình thức đổ 740 ngàn tỉ mua nợ xấu với giá 100% (thay vì cty nợ xấu mua 35% mà người dân còn chứ chấp nhận).
Sau khi đổ 37 tỉ usd thuế của người dân vào hệ thống NH rồi sau này bán cổ phiếu trở ra cũng không được 10% giá này, ie 3.7 tỉ usd.
100 NH, tồ chức tín dụng là quá nhiều, phải phá sản bớt, nếu không, họ tranh dành huy động vốn đẩy lãi suất lên cao nữa mà lại không có thanh khoản cho DNNVV vay để phát triển kinh tế.
04.10.2012
Châu Xuân Nguyễn

—————————————–

http://www.vinacorp.vn/news/de-nghi-quoc-huu-hoa-ngan-hang-mat-sach-von-do-no-khung/ct-534259

Đề nghị quốc hữu hóa ngân hàng mất sạch vốn do ‘nợ khủng’

Thứ Năm, 04/10/2012, 11:58RSSGửi emailIn tin

“Đồng ý là không thể để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Nhưng nếu tiếp tục công bố là không để ai mất tiền gửi ngân hàng thì không khác gì NHTM được nhà nước bảo kê. Nói nôm na, ngân hàng thương mại bắt nền kinh tế này làm con tin” – TS Trần Du Lịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẳng thắn.
Phương án hợp lý để giải quyết, theo ông Trần Du Lịch, là phải quốc hữu hóa những ngân hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, mà nợ xấu lên tới trên 10%, tức là đã mất hết vốn.

Phản ứng trước chỉ số giá cả (CPI) tháng 9 vừa được Tổng cục Thống kê công bố tuần trước, TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) thốt lên: “Không phải là lạm phát cao có dấu hiệu quay trở lại, mà thực sự là đã quay trở lại rồi”. Chia sẻ quan điểm với ông Vũ Đình Ánh, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cũng bình luận: “CPI tháng 9 lên tới 2,2% cho thấy việc điều hành chính sách vẫn bị động theo diễn biến mà không chủ động điều hành bám theo lạm phát mục tiêu”.

Ngay trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng có một số ý kiến thẳng thắn cho rằng, trong các báo cáo của mình, Chính phủ vẫn nhận định nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao là do cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa hợp lý, do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm… Tuy nhiên, trong vài năm qua cũng với các nguyên nhân này mà lạm phát có năm rất cao, nhưng có năm lại thấp (?).

Bất chấp việc người phát ngôn của Chính phủ – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam – luôn luôn khẳng định “điều hành chính sách của Chính phủ sẽ không giật cục theo kiểu thấy lạm phát giảm thì lại kích cầu, rồi lại lạm phát cao…”, tại một hội nghị vừa được Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức gần đây, nhiều nhà kinh tế đã đưa ra những ví dụ rất cụ thể cho thấy nỗi lo về sự “phập phù”, thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế vĩ mô không phải là không có cơ sở.

Ghi nhận một số chủ trương điều hành năm 2012 là tốt, nhưng không được thực hiện rốt ráo, TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – Xã hội phát biểu: “Thật không thể hiểu nổi khi tranh luận mãi mà giá xăng dầu, giá điện vẫn không thống nhất được, không minh bạch được. Rồi việc phân loại ngân hàng thương mại theo nhóm kèm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có đề ra là thực hiện 6 tháng sẽ rút kinh nghiệm nhưng sau 6 tháng cũng chả thấy rút ra điều gì, mà ngân hàng nào xin bao nhiêu cho bấy nhiêu”. Về nợ xấu, ông Ân nhận xét: “Tư duy xử lý là không nhất quán. Lúc bảo nhà nước có trách nhiệm xử lý nợ xấu, lúc bảo ngân hàng tự phải trả”.

TS Trần Du Lịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội còn sử dụng hình tượng mạnh mẽ hơn nữa khi bàn về nợ xấu: “Đồng ý là không thể để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Nhưng nếu tiếp tục công bố là không để ai mất tiền gửi ngân hàng thì không khác gì ngân hàng thương mại được nhà nước bảo kê. Nói nôm na, ngân hàng thương mại bắt nền kinh tế này làm con tin”.

Phải quốc hữu hóa những ngân hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8% mà nợ xấu lên tới trên 10%, tức là đã mất hết vốn 

Phương án hợp lý hơn, theo ông Trần Du Lịch, là phải quốc hữu hóa những ngân hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, mà nợ xấu lên tới trên 10%, tức là đã mất hết vốn. Ông cũng đề nghị Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% hiện nay xuống còn 20% và bù đắp khoản hụt thu bằng cách cắt giảm 10% chi thường xuyên trong năm 2013 so với năm 2012 (ngoại trừ tiền lương và chi an sinh xã hội). TS Lịch ví von, việc này giống như khi nồi cơm vơi thì cả nhà cần bớt ăn đi một chút chứ không thể bắt những đứa con đang yếu mệt phải làm việc vất vả hơn, đóng góp nhiều hơn.

Để giải quyết căn cơ kiểu chính sách ăn đong, nhiều chuyên gia có chung đề nghị không chỉ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho riêng năm 2013 mà nên xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới. Song điều đáng nói là đâu phải các cơ quan hoạch định chính sách không nhận thức được điều này! Bảo vệ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm do Bộ mình chủ trì xây dựng trước các nhà lập pháp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng khẳng định, một trong những cải cách đột phá đáng kể nhất chính là việc sẽ phân giao vốn theo kế hoạch trung hạn (thay vì làm hàng năm như hiện nay), giúp cho chuyện phân bổ vốn minh bạch hơn, tránh được năm nào biết năm ấy cũng như cơ chế xin – cho. Cơ chế này sẽ khiến cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vẻ như “chẳng còn quyền hành gì”, nhưng ngành vẫn quyết tâm làm, nhằm khắc phục tình trạng đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả hiện nay.

Có lẽ vấn đề là ở chỗ, muốn lập được kế hoạch dài hơi như vậy một cách đúng đắn, để có thể thực hiện nhất quán mà không phải nay sửa, mai đổi thì phải dự báo được khá sát tình hình, đồng thời chuẩn bị được các phương án ứng phó với mọi tình huống.

Khổ thay, đây vẫn là gót chân Asin của Việt Nam!

Theo DDDN

9 comments on “CXN_100412_1850_Quốc hữu hóa ngân hàng làm gì khi đã có 4 NH Quốc Doanh_Đây là kế hoạch dùng thuế người dân mua nợ xấu với giá 100%

  1. Bat ky giai phap giai cuu toi uu nao danh cho he thong NH trong thoi diem hien nay cung deu bi chan het, do la deu chac chan 200%. Tam diem nam o cho the che chinh tri se di theo huong nao kia

  2. Để xem con thuyền kinh tế Vn này do bọn thất học, giáo sư, tiến sỹ dỏm điều hành cầm cự được bao lâu!

    • Nen KTVN da chinh thuc quay ve pacpo roi ban oi, hay cung ngoi rung dui nham nhap tach tra, ly cafe xem chung no hup lan quay ve hang

  3. Bức tranh kinh tế VN nhìn qua sự suy giảm tổng cầu
    http://vef.vn/2012-10-04-buc-tranh-kinh-te-vn-nhin-qua-su-suy-giam-tong-cau

    Thâu tóm DN, đại gia dẫn nhau đến… cửa tòa!
    http://vef.vn/2012-10-04-thau-tom-dn-dai-gia-dan-nhau-den-cua-toa-

    Khoáng sản kẹt cứng vì hàng tồn kho
    http://vef.vn/2012-10-01-dn-khoang-san-khon-kho-vi-ket-cung-hang-ton-kho

    Người Việt sang Tây làm ‘nô lệ xưởng đen’
    http://vef.vn/2012-10-03-nguoi-viet-sang-tay-lam-no-le-xuong-den-

    Dừng thí điểm hai “siêu” tập đoàn
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121003/dung-thi-diem-hai-sieu-tap-doan.aspx

  4. XHCN là xã hội hóa đau thương lên đầu dân và định hứơng bổng lộc/chôm chỉa vào Đảng và Tư Bản Đỏ cánh hẫu!

  5. ngân sách nhà nước hiện nay còn không đủ để sống nghĩa là để nuôi Đảng , để nuôi lực lượng khổng lồ để bảo vệ chế độ như CA/AN/QĐ.. . bởi do sự phá sản trong kế hoạch thu thuế từ các doanh nghiệp tư nhân và người dân và sự phá sản gần 1/2 số doanh nghiệp hiện nay cũng đã cho thấy thu ngân sách giảm 1/2 và số còn lại thì doanh nghiệp ngặc ngoải ” chết nhưng chưa chôn” là một đống vị chi nhà nước thất thu thuế là 2/3 khoản thu dự trù năm 2012 , còn về xuất khẩu thì tu USD về đạ giảm tương tự cũng vi DN phá sản quá nhiều và kèm theo sức mua hàng hóa nhập khẩu giảm kinh hoàng , còn nhập khẩu thì chỉ giảm chút chút về hàng xa xỉ còn đa phần là buộc phải nhập như xăng ,dầu , điện , phân bón , nguyên phụ liệu … do VN là nước nông nghiệp nên nhập khẩu lúc nào cũng lớn hơn xuất khẩu , còn lượng USD từ kiều bào chuyển về cũng đã giảm đáng kể do tình hình KTVN đang bị các tổ chức tín nhiệm quốc tế ” quan ngại ” có lẽ kiều bào sợ chiến dịch ” thu gom ngoại tệ , vàng ” như thời kỳ ” đánh chủ nghĩa tư bản trước đây nên hạn chế chuyển về …minh chứng là HNTW6 họp thất thường là vì sự suy thoái KT đang gây ảnh hưởng khủng khiếp đến hệ thống chính trị … Lấy tiền ngân sách để mua ngân hàng có nợ xấu ư hả ông thầy dùi Trần Du Lịch ? còn khuya ! đầu tiên tiền đâu hả ông ? mua xong là coi như phải mở chiến dịch ” ăn cướp tài sản người dân bằng lực lượng tư phát quần chúng là cái chắc ” chưa nói mua rồi thì lấy gì để nuôi nó một thời gian rồi mới xóa sạch dấu vết …cuối cùng vẫn là tiền đâu bây giờ … có dám in tiền nữa không ? lệnh in tiền của 3D vừa qua đã bị TW BCT bắt bài rồi đó ! ông 3D chuẩn bị ” về đuổi gà ” rồi ông nên an phận đi là vừa ! nói năng bịp bợm vô kiến thức như ông không chừng … thần khẩu hại xác phàm đó … ông già ạ .

Bình luận về bài viết này