KT – 262 – 121011 – Trọng dụng nhân tài cho phát triển đất nước Hậu Cộng Sản

Vũ Quốc Tuấn

Theo: tuanvn

(Lời bình) – Nhìn “thấy” được nhân tài là cả một nghệ thuật. Tiếng Anh có câu: “It’s takes one to know one” tức là bạn phải là nhân tài mới nhìn thấy được nhân tài hay bạn phải là tướng cướp mới thấy được tướng cướp.

Nếu bạn là y tá thì chỉ nhìn thấy ý tá chứ không nhìn thấy Thống đốc ngân hàng giỏi, và cũng vậy, một thằng hoạn lợn thì không thể nhìn thấy một Bộ Trưởng Kế Hoạch tài giỏi.

Ngược lại, một Thủ Tướng có khiếu về kinh tế, dự đoán kinh tế, tâm với dân tộc và tầm nhìn xa ắt tìm được người tài qua một hay hai câu hỏi, trả lời mặc dầu với dãng qua loa. Những gì xảy ra qua cuộc nói chuyện chớp nhoáng là bạn biết ngay người này có thật tâm phục vụ 90 triệu dân hay chỉ…vì tham nhũng và cũng qua vái ba câu hỏi thì người phỏng vấn giỏi có thể đánh giá được trình độ về hành chánh, tài chánh, kinh tế, ngoại giao, kế hoạch, môi trường v.v..của đối tượng được phỏng vấn.

Nhóm chúng tôi đang khẩn trương tìm người tài, bước đầu qua viết blog để bài tỏ kiến thức rồi từ đó sẽ research sâu hơn về porfolio chọn lựa tùy theo training và kinh nghiệm.

Tiêu chì là người có tài, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, giới tính, sắc tộc v.v..Tài năng và kinh nghiệm trong lãnh vực làm việc của mình là được ưu tiên cứu xét.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Trọng dụng nhân tài cho phát triển đất nước
Tác giả: Vũ Quốc Tuấn
Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước
Trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, nhân tài thời nào cũng có. Mỗi thời đại đều có nhân tài của thời ấy, đáp ứng đúng yêu cầu của thời đại đó; và nếu như thời đại sinh nhân tài, thì đến phần mình, nhân tài thúc đẩy đất nước sang một thời đại mới. Khi nhân tài được trọng dụng, thì đất nước giữ được bờ cõi, xã hội hưng thịnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay, việc trọng dụng nhân tài lại càng có ý nghĩa quyết định.

Phát hiện nhân tài

Hiện nay, nhiệm vụ phát triển đất nước bền vững đang đòi hỏi phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của toàn dân, trước hết là của đội ngũ nhân tài. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho nhân tài phát huy tài năng, cống hiến cho đất nước, dân tộc.

Như kinh nghiệm của các nền kinh tế thị trường, có ba lĩnh vực rất cần nhân tài, đó là những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định sự phát triển của một đất nước. Đó là: (i) Lĩnh vực hoạch định chính sách; (ii) Lĩnh vực văn hóa, khoa học, công nghệ; (iii) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong ba nhóm nhân tài trên đây, nhóm nhân tài trong lĩnh vực hoạch định chính sách giữ vị trí quan trọng nhất. Đó là vì những người trong nhóm này có nhiệm vụ quyết định đường lối, quan điểm, chiến lược phát triển đất nước; quyết định thể chế, chính sách, pháp luật, v.v… tức là họ có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự thịnh hưng hoặc tụt hậu của đất nước. Nhóm người này nhất thiết phải là những nhân tài.

Do đó, khi chúng ta nói “phát hiện và trọng dụng nhân tài” là nói đến trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước đối với nhân tài. Đó là trách nhiệm trước lịch sử, trách nhiệm đối với sự phát triển của dân tộc. Về phía các nhân tài, đất nước ta không thiếu, vì nhân tài nảy sinh trong lòng dân tộc, do sự phát triển tất yếu của xã hội trong mỗi thời đại.

Nhân tài thường có ý thức tự trọng, không màng danh lợi, họ không đợi cơ quan có trách nhiệm “phát hiện” họ; họ cũng không cần hạ mình để được “sử dụng” hoặc để được “tôn vinh”. Người tài thường bộc trực, thẳng thắn, nói thẳng ý kiến của mình, có khi cứng rắn, không uốn éo phỉnh nịnh, lấy lòng cấp trên. Nhân tài rất tự hào khi được tin dùng, sẵn sàng cống hiến với người lãnh đạo có tâm, biết tôn trọng họ; lại rất khổ tâm khi phải đặt dưới quyền của người kém tài kém đức. Họ không thích những gì phù phiếm, hình thức, không thực chất. Khi không được sử dụng, họ sẵn sàng ra đi vì có nhiều cơ hội tìm những việc phù hợp, nơi môi trường thuận lợi, họ có thể cống hiến.

Trong thời đại ngày nay, “đất dụng võ” của nhân tài đang rất thênh thang, nhân tài có thể phát huy tài năng trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, không chỉ trong khu vực nhà nước, mà còn là khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng. Hiện tượng nhân tài rời cơ quan nhà nước là rất đáng quan ngại, vì có thể dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng của các thể chế, chính sách.

Anh rminh họa: ccp.vn
Trách nhiệm phát hiện nhân tài trước hết là ở các vị lãnh đạo. Thực tế cho thấy việc này không thể chỉ dựa vào một số cán bộ làm công tác tổ chức – cán bộ, mà người phụ trách cơ quan, đơn vị phải đích thân thực hiện. Muốn phát hiện đúng nhân tài, người đứng đầu cơ quan, đơn vị (i) phải có tầm nhìn, có “con mắt tinh đời”, biết ý kiến nào là đúng đắn, người nào đích thị là nhân tài; phải khuyến khích những ý kiến mới mẻ, có tính đột phá; (ii) cũng phải có cái Tâm vì dân, vì nước, vượt lên chính mình mới có thể khắc phục tư duy hẹp hòi, bè phái, địa phương, hoặc sợ mất ghế; (iii) người lãnh đạo phải là người tự nhận được rằng kiến thức của mình có hạn, cần luôn luôn lắng nghe, chịu học hỏi, vì sự nghiệp chung; đây chính là phẩm chất, đức độ của người lãnh đạo, bởi vì “người có tài mới phát hiện được nhân tài”; (iv) phải biết dựa vào dân, qua sự giám sát, đánh giá của dân mà phát hiện nhân tài.

Trọng dụng nhân tài

Để phát huy nhân tài vào công cuộc phát triển đất nước, nhất thiết phải trọng dụng nhân tài, coi lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất, nghiêm trọng hơn lãng phí tiền bạc, là có tội đối với đất nước. Từ thực tế, xin đề xuất một số giải pháp về việc trọng dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước như sau.

– Trước hết là về nhận thức. Cần có nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của tri thức trong công cuộc phát triển đất nước khi hội nhập ngày càng sâu, khi cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong thời đại mới này, phát triển nhất thiết phải dựa trên trí tuệ, dựa vào tri thức, và như vậy, phải dựa vào nhân tài. Điều quan trọng là cái Tâm của người lãnh đạo, lấy sự phát triển của đất nước làm trọng, giữ vững tinh thần đổi mới, khắc phục triệt để những tư duy giáo điều, cũ kỹ. Chỉ có chuyển biến thực sự về nhận thức, mới biết quý nhân tài, phát hiện được nhân tài, mới có thể có những đột phá về chính sách trọng dụng, tôn vinh nhân tài.

– Cần có niềm tin ở đội ngũ nhân tài nước ta. Họ là những người yêu nước, tâm huyết, tha thiết với sự nghiệp phát triển đất nước, những người có tài năng, trình độ đóng góp vào những vấn đề then chốt của quốc kế, dân sinh… Không nên có tư tưởng bè phái, phe nhóm, nghi kỵ họ, càng không nên quy chụp tràn lan. Với các nhân tài trong đồng bào định cư ở nước ngoài, cũng cần có thái độ cởi mở, tin tưởng, tinh thần hòa hợp dân tộc, biết khai thác thế mạnh của từng người, tránh thành kiến, hẹp hòi.

– Thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng và tôn vinh nhân tài. Không nên coi công tác tổ chức – cán bộ như một loại công tác bí mật, khép kín trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc khép kín trong một số người. Cách làm như vậy chắc chắn không thể thu hút được người tài. Phải đề ra những tiêu chí rõ ràng, thực hiện công khai các cuộc tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, kể cả có tranh cử, để đặt người vào đúng chỗ, nhất là để khắc phục tình trạng “mua quan, bán chức”. Điều quan trọng là thu hút người dân, các tổ chức xã hội vào việc tuyển chọn, đánh giá hiệu quả công việc của nhân tài, nhất là của những người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc tôn vinh nhân tài (qua các giải thưởng, danh hiệu) cũng cần được chấn chỉnh, sao cho đúng thực chất, tránh những hiện tượng tiêu cực, ban phát, xin-cho.

– Thể hiện trong thực tế tinh thần dân chủ, tự do tư tưởng. Quan trọng nhất là thái độ “lắng nghe” của người lãnh đạo, không “quy chụp”; đối với những vấn đề chưa nhất trí, thì cần thảo luận công khai, tranh luận thẳng thắn. Có như vậy, nhân tài mới “nói thật”, phát biểu những gì mình suy nghĩ, hiến những kế sách luôn luôn đổi mới cho lãnh đạo. Đối với những vấn đề “nhạy cảm”, càng cần phải phát huy tự do tư tưởng, khuyến khích thảo luận, tranh luận, không nên né tránh. Cơ quan nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin cho giới trí thức, cho các nhân tài, giúp cho họ có những thông tin chính thống, tin cậy.

– Sử dụng nhiều hình thức để phát huy trí tuệ của nhân tài. Cần thực hiện rộng rãi việc cơ quan, đơn vị đặt hàng cho tổ chức hoặc cá nhân nhân tài về những chương trình, đề tài, dự án cần nghiên cứu, hoặc đề án cần có ý kiến phản biện. Cần phát huy tính tích cực của trí thức – nhân tài, động viên họ chủ động đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Rất nên khuyến khích hình thành các tổ chức tư vấn độc lập – các “think tank”, qua đó tập hợp, khuyến khích và phát huy trí tuệ của đội ngũ nhân tài vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đức độ của người lãnh đạo tổ chức, đơn vị là một yếu tố quyết định việc thu hút, “thu phục” người tài; thái độ chân thành, cởi mở, đức “lắng nghe” của họ là sức cảm hóa rất tự nhiên đối với nhân tài.

– Phải có đột phá trong hệ thống cơ chế, chính sách sử dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước. Các chính sách phải bảo đảm thu hút nhân tài, giữ chân họ trong bộ máy nhà nước, để họ tập trung sức lực và thời gian cho công việc được giao; trong đó, chính sách tài chính cần được sửa đổi trước hết, không thể duy trì chế độ tiền lương quá lạc hậu như hiện nay. Nên sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho việc khuyến khích, phát huy nhân tài, như Quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học, Luật về quyền thông tin, Luật về tư vấn, phản biện và giám sát xã hội, Luật về Hội.

Trên đây là một số ý kiến rất tóm tắt về những giải pháp quan trọng nhất cho sự trọng dụng, phát huy nhân tài vào công cuộc phát triển đất nước. Cần nâng cao hơn nữa tầm tư duy, đồng thời có đột phá về thể chế, chính sách; song điều quan trọng là người lãnh đạo, quản lý phải là người có tâm trong sáng, dám “vượt lên chính mình” để phát hiện và trọng dụng nhân tài.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

32 comments on “KT – 262 – 121011 – Trọng dụng nhân tài cho phát triển đất nước Hậu Cộng Sản

  1. Ở VN nếu không thay đổi triệt để nền giáo dục hịên tại thì 100 năm nữa vẫn lải nhải “cần trọng dụng nhân tài”. Như thực tế vừa rồi giáo sư Ngô Bảo Châu được cấp cho căn nhà mà nào yên ồn,dèm pha,ghen ăn tức ở đủ điều,văn hoá giáo dục như thế thì có phải là “bản chất” của chế độ CS?
    Vây nên mọi sự đều trông chờ vào nền giáo dục tử tế.

  2. trương duy nhất hãy cúi xuống háng chị BÙI HẰNG xem giờ này chị đang ở đâu ? mày không có gan thì đừng có mở mõm chó ra để săm soi.

    • Chị Bùi Hằng bây giờ đang ở đâu ?

      Tin chính thức về việc chị Bùi Thị Minh Hằng bắt đi “cải tạo” 24 tháng

      Danlambao – Liên quan đến trường hợp chị Bùi Thị Minh Hằng bị CA bắt mất tích, theo tin mới nhất từ gia đình cho biết : Hiện nay, chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giam giữ & cưỡng ép cải tạo tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà (Vĩnh Phúc). Được biết, nơi đây là một trại tù cải tạo nằm dưới sự quản lý của Bộ Công an….

      http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/tin-chinh-thuc-ve-viec-chi-bui-thi-minh.html

      bác hảy tha thứ cho T. D. Nhất , chuyên gia hàng đầu về ” máu trên máu dưới ” đi .

  3. Nói mà không làm! Nói hay nhưng làm dở và luôn luôn tự nhận là tài ba là bản chất của lũ chó tham nhũng! ăn tục, nói phét, tham lam vô độ là bản chất của bọn chúng. Điều căn bản để phát triển thì không cần cao siêu, chỉ cần thực hiện hai chữ: MINH BẠCH. Là y tá thì nhận là y tá đừng mạo nhận là tốt nghiệp đại học luật, kỹ sư nhận là kỹ sư đừng nhận là tiến sỹ (giấy).v.v.. là mọi việc sẽ tốt đẹp ngay!

    • Chào bạn Năm Phi,
      ĐCS bưng bít thông tin nên ng dân chỉ nghĩ chúng nó là nhất, ko ai bằng. Chúng tôi nhóm NVVDV đã thay đổi suy nghĩ đó của ng dân,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  4. To solve the problem about the U.S pilotless aircraft in Iran
    Vietnamese people thank you very much for your help. It is very kind of you!
    I think the U.S may do somethings like:
    1/. The United State should be patient about Iran’s attitude of mind.
    The more angry Iran is, the more patient the U.S is in oder to keep Iran step by step be calm down. Because if a person is being with his indignation but no-one re-acts him.
    Then, he will react upon Iran himself.
    Keep a cool head as nothing happened and continue to work as everyday, as Napoleon met Mettonick.
    2/. Use the method:” red face, white face”.
    First, using white face like arrogant, haughty, hardening…
    Second, use red face to put a play on stage of politics like reverent…
    You know the Strategy: Carrot and stick?

    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  5. Tôi nhất trí cao với ý kiến “Trong ba nhóm nhân tài trên đây, nhóm nhân tài trong lĩnh vực hoạch định chính sách giữ vị trí quan trọng nhất” vì tui là dân hoạch định chính sách. hiiiii..

    Tuy nhiên, xin nêu điều rất đặc biêt là quy trình hoạch định chính sách của VN cơ bản giống Mỹ, chỉ có một điểm khác rất dị biệt và bất thường (cứ vẽ sơ đồ quy trình của Việt Nam và của Mỹ ra thì sẽ thấy ngay) và chắc vì thế nên các chính sách của Mỹ rất hiệu quả còn của VN thì mọi người biết rồi; nhưng còn bất thường hơn là điểm dị biệt và bất thường đó vẫn tồn tại mà không hề mất đi.Với quy trình hoạch định chính sách này nên 3D mới nói đươc: “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”.

    Và cuối cùng với quy trình hoạch định chính sách của VN thì nhân tài không thể phát huy được mà thậm chí còn bị đào thải nếu không “biết điều”.Thế thì kêu gọi trọng dụng nhân tài mà làm chi?.

    • Chào bạn Tếu,
      Cám ơn bạn cho thấy những insight (thâm cung bí sử) của hoạch định VN.
      Và đúng như thế, một hệ thống muốn dc tất cả 99% ủng hộ thì phải quý trọng tài năng thật sự.
      Những quyết định nhỏ nhỏ hằng ngày thiên vị cocc, thế lực, quyền uy, cánh hẩu đều dc những ng thi hành chính sách (subordinates) thấy rất rõ và họ ko nói nhưng họ ko ủng hộ chính sách nữa.
      Khi những ng thi hành chính sách mà ko ủng hộ thì CS đó phải thất bại thôi,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  6. Khi một người phụ nữ vào trại…..(Bùi thị Minh Hằng)
    -http://bbctiengviet.blogspot.com/2011/12/bbc-ti-vi-tra-ca-ta-nh-bu-h.html.
    !!không quá khó để cho bọn Vẹm dùng mọi thủ đoạn với “người chính kiến,sách động,kêu gọi tự do …Điếu cày,Tạ Phong Tần..v.v”!!Như vậy tất cả mọi thủ đoạn của bọn Vẹm được xem là có Tổ Chức,có hệ thống…!Chứng tỏ Vẹm không sợ Cộng Đồng Quốc Tế lên án bấy lâu nay…!!Tiếng nói của chúng ta sẽ đánh thức Quốc Tế,từ đó sẽ có tác dụng hơn cho việc đòi lại quyền cơ bản con người….theo Công ước,Hiến chương LHQ.9/12/2011.

  7. Anh Châu ơi theo em thấy lúc nầy cần nhất tìm Nhân tài hoạch đính chiến lược tiêu diệt lật đổ được CS là cần nhất..Còn lại…

    • Chào bạn Kchauthanhgiong,
      Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng đại đa số ng dân rất ghét CS, nhưng họ ko muốn lật CS rồi tranh dành, chém giết v.v..để tìm nhóm làm CP lâm thời. Khi họ biết và tin tưởng 1 nhóm người như NVVDTV thì họ sẽ mạnh dạn đứng lên lật bọn này hơn,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  8. Bất kì chính sách nào của của chính quyền hiện nay cũng đều nhằm bảo vệ lợi ích của đảng và các nhóm lợi ích. Đừng mong gì đến lợi dân mà thất vọng. Đến tay những người thực thi chính sách thì chính sách này lại được cộng hưởng thêm những lợi ích của những nhóm nhỏ hơn hay bị bóp méo thành lợi ích cá nhân ở tất cả các ngành. “Chỉ có dân đen là khổ thôi” như anh Châu nhận định.

    • Khách Thăm :
      Bất kì chính sách nào của của chính quyền hiện nay cũng đều nhằm bảo vệ lợi ích của đảng và các nhóm lợi ích. Đừng mong gì đến lợi dân mà thất vọng. Đến tay những người thực thi chính sách thì chính sách này lại được cộng hưởng thêm những lợi ích của những nhóm nhỏ hơn hay bị bóp méo thành lợi ích cá nhân ở tất cả các ngành. “Chỉ có dân đen là khổ thôi” như anh Châu nhận định.

      Nói vậy là bác cam chịu cho chúng nó dày vò ngày này qua tháng nọ thế kia sao?

  9. Dear Mr Châu

    – Có điều này muốn hỏi anh chút. Anh vui lòng trả lời nhe.

    1/ Tại sao CP lại đưa ra NQ11, ? NQ11 có ảnh hưởng gì đến KTVN hay ko?

    2/Nếu theo lí thuyết KT vĩ mô có nên ban hành NQ11 hay ko ? Nếu ko có NQ11 thì tình hình KTVN tốt hơn hay xấu hơn hiện tại ?

    Cảm ơn anh nhiều

    MBTN

    • Chào bạn MBTN,
      Bạn lục những bài tôi đọc thêm nhe, bạn ko thuộc bài rồi đấy….
      1. Vì lạm phát cao 20 ~25% nên phải siết tín dụng, nâng lãi suất, ko cho vay nhiều nữa. Có ảnh hưởng là nguồn tiền cạn nên ko ai mua nhà, TTCK nên họ chết, buôn bán khó vì ko còn tiền, ko có tiền trả NH nên NH phá sản. DNNN chỉ là tham nhũng và mượn nợ, bây giờ ko còn tiền NH để mượn nữa nên phá sản
      2. Nên chứ, nếu ko có thì lạm phát sẽ là 30 hay 50%, người nghèo sẽ lãnh 1 triệu/tháng và mua thịt heo 260 ngàn/kg,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  10. ý chính của NQ11 là thắt chặt tín dụng (giảm cung tiền VND) nhằm nâng giá trị tiền đồng VN từ đó làm tăng nguồn ngoại tệ trong ngân khố nhà nước qua đó ổn định cán cân thương mại giảm nhập khẩu tăng xuất khẩu ổn định k/ tế vĩ mô …. nhưng mặt trái của nó là làm tăng tỉ lệ lạm phát thanh lọc các DN làm ăn không hiệu quả lem nhem làm nhu cầu người dân giảm xuống (GDP giảm , tăng trưởng giảm ) . nghĩa là người dân chỉ có các nhu cầu thiết yếu mà thôi các nhu cầu khác như BĐS/CK là trì trệ mất nhu cầu …

    Nhưng nếu nới lỏng tín dụng quá sớm khi chưa hết chu kỳ của NQ11 nghĩa là nguồn ngoại tệ trong ngân khố chưa đủ phục vụ cho nền KT hiện tại và giá trị VNĐ chưa bâng đủ giá trị cần thiết nên giai đoạn SUY THOÁI sẽ sinh ra với thời gian là cấp số nhân với vòng quay của NQ11 .
    CP phải đưa ra NQ11 vì nền KT mất cân bằng do thiếu ngoai tệ dự trữ .

    • Dear @ Dais
      Cảm ơn bạn đã giải thích giúp. Nhưng có vài điều mình chưa rõ lắm.

      + Nếu cung tiền vnđ giảm (1) —–> giá trị vnd tăng(2)—–> Ngoại tệ tăng (3)

      – Với điều kiện (1) xảy ra —-> nền sx nội địa giảm ——> xuất khẩu giảm —-> ngoại tệ giảm

      – Cũng với (1) ——-> giá trị vnd ổn định hoặc tăng—–> lạm phát giữ mức ổn định ( tăng ở mức độ kiểm soát đc)

      – tăng xuất khẩu —–> Ngoại tệ tăng (3) ( Nếu như thắc chặt tín dụng thì ngoại tệ phải giảm )

      Mình suy nghĩ như vậy có đúng ko. Mong bạn giải thích thêm.

      Thanks

      • Mua Bán Tàu Ngầm :
        Dear @ Dais
        Cảm ơn bạn đã giải thích giúp. Nhưng có vài điều mình chưa rõ lắm.
        + Nếu cung tiền vnđ giảm (1) —–> giá trị vnd tăng(2)—–> Ngoại tệ tăng (3)
        – Với điều kiện (1) xảy ra —-> nền sx nội địa giảm ——> xuất khẩu giảm —-> ngoại tệ giảm
        – Cũng với (1) ——-> giá trị vnd ổn định hoặc tăng—–> lạm phát giữ mức ổn định ( tăng ở mức độ kiểm soát đc)
        – tăng xuất khẩu —–> Ngoại tệ tăng (3) ( Nếu như thắc chặt tín dụng thì ngoại tệ phải giảm )
        Mình suy nghĩ như vậy có đúng ko. Mong bạn giải thích thêm.
        Thanks

        Bởi vậy mới nói:” Thước đo khả năng người lãnh đạo là hiệu quả, kết quả tốt đẹp…nếu có năng lực điều hành quản lý (1)–>thì mới có khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra (2)–>Nếu 1 + 2=> giảm=>thất thoát lãng phí tiền của trong dân =>người lãnh đạo thấp kém!

    • Chào bạn DAIS,
      Bạn nói phần nhiều đúng nhưng có những cái sai sau đây:
      1. Nguồn ngoại tệ ko tăng dc vì nghị quyết 11, chỉ tăng khi bớt nhập siêu, bớt nợ công, bớt tham nhũng bởi TCTY, TĐ
      2. Thát chặt tín dụng làm giảm lạm phát chứ ko tăng lạm phát vì cung tiền ít, ko mua bán nhiều nên thị trường giảm giá, CPI sẽ giảm và từ đó lạm phát giảm.
      3. NQ11 là để chống lạm phát chứ ko phải vì mất cân bằng ngoại tệ (để mất cân bằng ngoại tệ quá lâu sinh phá giá, tăng lạm phát nên mới phải có NQ11 kiềm chế lạm phát),
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  11. chauxuannguyen :
    Chào bạn misslotus12,
    Để anh Châu làm thì rất dễ,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen

    Dạ, em tin anh, anh hãy cố lên!
    Anh đã thắng 1 ván cờ “chiến tranh kinh tế” với ông Dũng rồi đấy, sút “phát” 1-0: thiệt là “hoành tráng”!

  12. tìm người tham gia “THANH NIÊN TIẾN BỘ ĐỒNG CHÍ HỘI” để được học tập
    các tư tưởng tiến bộ làm cho VN giàu và mạnh hơn Mỹ. Chúng tôi sẽ dạy
    các đồng chí những tư tưởng tích cực như : Để diệt nạn hối lộ, không
    nên xử fạt người đưa hối lộ, chỉ nên xử fạt kẻ nhận hối lộ, fải dùng
    chính những người đưa hối lộ tố cáo kẻ nhận hối lộ vì chính họ là bằng
    chứng sống vô cùng quan trọng để xử fạt bọn nhận hối lộ (không như
    hiện nay, xử fạt cả người đưa hối lộ thì người đưa hối lộ chẳng khác
    nào bị “trên đe dưới búa”, làm thế họ sẽ không dám tố cáo bọn nhận hối
    lộ vì đi tố cáo bọn chúng cũng chính là đi tố cáo chính họ phạm pháp);
    xét đến cùng chỉ vì bọn có quyền muốn nhận hối lộ ép buộc người khác
    fải đưa hối lộ, cho nên fải khuyến khích đưa hối lộ và tố cáo kẻ nhận
    hối lộ thì thách kẻ nào dám lạm quyền để nhận hối lộ. V.V… (chúng
    tôi sẽ dạy các đồng chí nhiều tư tưởng tích cực khác như làm thế nào
    để chống lạm pháp, để giữ giá trị đồng vnd, để nâng cao đời sống nhân
    dân, v.v….). t ở tp thanh hoa, số dđ 01667955951.

Gửi phản hồi cho DAIS Hủy trả lời